Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Tổng quan về xếp hạng tín dụng

1.2.7. Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Trước đây, để đánh giá mức độ tín nhiệm, các tổ chức tài chính thường sử dụng phương pháp “chuyên gia” trong hệ thống đánh giá RRTD của các doanh nghiệp. Các chuyên gia đánh giá sử dụng thông tin về đặc điểm của doanh nghiệp, danh tiếng, vốn, độ bất ổn của lợi suất và các tiêu chí liên quan khác. Đồng thời, các tác giả đó phối hợp những biến định danh và các biến định tính để đi đến việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng. Phần lớn sự đánh giá này đều mang tính chủ quan của các chuyên gia. Từ kết quả đánh giá này, người ta sẽ quyết định việc cấp hay không cấp các khoản tín dụng. Đã có rất nhiều những phân tích chuyên sâu về phương pháp luận đã được công bố trên tạp chí JBF. Trong bài viết của Altman trên

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tạp chí JBF tháng 6 năm 1997 đã phát triển mô hình phân biệt và được coi như cơ sở cho các mô hình tiếp cận theo phương pháp này. Phân tích phân biệt tìm một hàm tuyến tính của các biến tài chính và thị trường để có thể phân biệt một cách tốt nhất giữa hai lớp doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ. Tương tự, phân tích logistic sử dụng các biến tài chính dự báo xác suất vỡ nợ của người vay. Với giả thuyết khả năng vỡ nợ có phân phối Logistic, hàm mật độ xác suất vỡ nợ được gọi là hàm logistic. Bởi vậy, giá trị của nó nằm trong khoảng (0, 1). Martin (1977) sử dụng mô hình Logistic và phân tích phân biệt trong dự báo phá sản của các Ngân hàng trong giai đoạn 1975-1976. Khi đó, đã có 25 ngân hàng vỡ nợ, cả hai mô hình đã cho kết quả phân lớp phù hợp với thực tế. Đặc biệt, những nhân tố được sử dụng trong mô hình Logistic tương tự như mô hình Camel dùng để xếp hạng các ngân hàng. Platt (1991) đã sử dụng mô hình Logistic trong kiểm định và lựa chọn các biến tài chính và cho rằng, việc sử dụng các biến tài chính trong ngành tốt hơn sử dụng những biến tài chính của một doanh nghiệp đơn lẻ, trong dự báo phá sản của doanh nghiệp.

Trong một số năm trở lại đây, đã có rất nhiều phương pháp khác nhau sử dụng mô hình không có tham biến trong quá trình phát triển. Bao gồm mô hình cây phân lớp, mạng nơ ron, logic mờ. Mặc dù một số kết quả nghiên cứu đã công bố và cho kết quả rất tốt như: Galindo&Tamayo (2000) và Caiazza (2004), những họ lại cho rằng vẫn chỉ sử dụng mô hình Logistic và Probit vì ước lượng các tham số dễ dàng, có thể giải thích được, cũng như ước lượng rủi ro khi thay đổi kích thước mẫu là thấp. Altman, Marco & Varetto (1994) và Yang (1999) sử dụng mô hình mạng nơ ron và cho kết quả phân tích tốt hơn so với mô hình phân lớp cổ điển.

Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu đã gặt hái được nhiều thành công mang tính ứng dụng thực tiễn rất sâu sắc như sau:

+ Nguyễn Văn Hiếu, (2005), Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ kinh tế.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

+ Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier đã tiến hành nghiên cứu nguồn số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt nam theo 20 biến số gồm độ tuổi, thu nhập trình độ học vấn,….để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tín dụng và qua đó xây dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam.

+ Nghiên cứu của Lê Tất Thành, (2009), Ứng dụng hàm Logistic xây dựng mô hình dự báo hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế Tp.HCM, luận văn thạc sỹ kinh tế.

+ Vương Quân Hoàng, Đào Gia Hưng, Nguyễn Văn Hữu, Trần Minh Ngọc và Lê Hồng Phương (2006), Phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể nhân.

Qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu trước đây ta thấy đã có rất nhiều các phương pháp hay mô hình đã được đề xuất, áp dụng và thu được những kết quả khá tốt trong thực tiễn. Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin được tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên đề đưa vào quy trình nghiên cứu.

1.2.7.2.Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam a. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam nhằm tiến tới tiêu chuẩn hóa đánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng cho các NHTM trong nước. CIC hiện đang sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ- NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN bao gồm: tính thanh khoản, cân nợ, thu nhập, tình hình hoạt động qua ba năm tài chính liên tục. Các doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng cũng được phân theo quy mô, nguồn vốn kinh tế, số lao động, doanh thu thuần, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kết quả khảo sát tổng hợp các yếu tố: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng, các thông tin phi tài chính… cũng được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở phục vụ việc cấp vốn của các tổ chức này. Căn cứ vào độ tin cậy tín dụng của các doanh nghiệp được khảo sát, cũng có thể xem đây là một gợi ý, kênh tham khảo nhỏ về chất lượng nghiệp để nhà đầu tư tự đưa ra quyết định rót vốn đúng đắn. Tuy nhiên, mô hình này rõ ràng có nhiều hạn chế do không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính dẫn tới độ chính xác không cao.

b. Hệ thống xếp hạng tín dụng của E&Y

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ernst & Young (E&Y) là tổ chức kiểm toán có xây dựng hệ thống XHTD riêng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng khách hàng được kiểm toán, đồng thời E&Y cũng được một số NHTM tin cậy sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính của họ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)