PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh, và không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể hoàn thành thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ tác nghiệp, vì vậy Sacombank vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD khách hàng cá nhân nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
Vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác chấm điểm tín dụng và hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống XHTD của Sacombank, một số đề xuất được đưa ra như sau:
Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Ngân hàng cần xây dựng một biểu điểm đánh giá quy mô cụ thể cho từng ngành thuộc từng lĩnh vực khác nhau.
Xây dựng hệ thống thông tin quản trị RRTD đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá chấm điểm khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm mục tiêu chung là ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố quan trọng, then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.
Điều chỉnh tỷ trọng điểm giữa chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính một cách hợp lý hơn. Việc chỉ tiêu phi tài chính luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu điểm xếp hạng là chưa thực sự hợp lý bởi lẽ nó mang nặng tính chủ quan của cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm. Trong khi đó, các chỉ tiêu tài chính được thu thập và phân tích một cách khoa học nên đảm bảo được độ tin cậy, phản ánh khách quan hơn tình hình tài chính và kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp, do đó cần nâng tỷ trọng điểm tài chính.
Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá chuyên môn của các nhân viên tín dụng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không có phương án và công cụ phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.
Nâng cao nhận thức của các cấp nhà quản trị về vai trò của công cụ XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an toàn và trích lập dự phòng rủi ro.
Ngân hàng nhà nước cần đưa ra một quy chuẩn thống nhất trong việc xây dựng hệ thống XHTD.
Như vậy với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nhóm các giải pháp phòng ngừa RRTD như là xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ cũng là nhu cầu đòi hỏi bức thiết.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế