PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.7. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.7.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Bước 1: Thu thập thông tin và phân loại khách hàng.
Cán bộ chấm điểm tiến hành điều tra thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:
+ Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Hồ sơ pháp lý và các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng (tham khảo bảng câu hỏi trong Quy trình tín dụng);
+ Đi thăm thực địa, cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng;
+ Từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
+ Từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam;
+ Các nguồn thông tin khác... Báo cáo tài chính để sử dụng là các Báo cáo đầu kỳ và cuối kỳ chấm điểm do STB quy định trong từng thời kỳ cụ thể. Trong trường hợp khách hàng mới thành lập hoặc không có Báo cáo tài chính để chấm điểm theo quy định, Cán bộ chấm điểm sẽ không chấm điểm tài chính (bằng cách đánh dấu vào ô
“không có báo cáo tài chính”) và chỉ chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
Lưu ý: Đối với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán nếu ý kiến kiểm toán là (1) ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) hoặc (2) ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) thì các báo cáo này coi như chưa được kiểm toán.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bước 2: Chấm điểm khách hàng (1): Xác định ngành kinh tế
- Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.
- Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì Chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
- Trong trường hợp CBTD không xác định được ngành nghề kinh doanh của DN theo 2 phương pháp trên thì có thể xin ý kiến tư vấn của Bộ phận quản lý Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
(2): Xác định quy mô
- Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu xác định:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu xác định quy mô doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Cách xác định
1 Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu - trên Bảng cân đối kế toán.
2 Số lượng lao động
Cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu thông tin này và lưu lại trong hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Cách xác định:
Số lượng
lao động
=
Số lượng
lao động thường
xuyên
+
Bình quân gia quyền số lượng lao
động thời vụ theo tháng (dựa trên sổ
lương)
Ví dụ:
Số lượng lao động thường xuyên ở DN là 50 người.
Trong 5 tháng đầu năm, số lượng lao động thời vụ ở DN là 20 người.
Trong 7 tháng còn lại của năm, số lượng lao động thời vụ ở DN là 40 người.
Vậy số lượng lao động của DN là:
Số lượng lao động = 50 + (20 x 5 + 40 x 7) / 12 = 82 người
3 Doanh thu
thuần
Chỉ tiêu - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
4 Tổng tài sản Chỉ tiêu - Tổng tài sản - trên Bảng cân đối kế toán.
(Nguồn: Tài liệu Edoc Sacombank)
Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của khách hàng được tính trên thang điểm từ 1 đến 8. Quy mô của khách hàng sẽ được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của 4 chỉ tiêu trên.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Quy mô lớn: >=21 điểm
Quy mô vừa: >=11 điểm và <21 điểm
Quy mô nhỏ: >=6 điểm và <11 điểm
Quy mô siêu nhỏ: dưới 6 điểm
*Chú ý:
- Lao động của doanh nghiệp: là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công. Lao động của doanh nghiệp không bao gồm những người nhận vật liệu của doanh nghiệp về làm tại gia đình họ; những người lao động đang trong thời gian học nghề của các trường; trung tâm gửi đến thực tập mà doanh nghiệp không quản lý và trả lương; những người lao động của các liên doanh gửi đến mà doanh nghiệp không quản lý và trả lương. Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì những người là thành viên trong gia đình có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất nhưng không nhận tiền lương, tiền công vì thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp bao gồm cả lãi kinh doanh cũng được tính là lao động của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì thầu phụ sẽ không được tính đến khi xác định số lượng lao động của doanh nghiệp.
- Trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập bằng đồng ngoại tệ (VD:USD, EUR...), khi điền thông tin để xác định quy mô của doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng phải sử dụng tỷ giá cuối năm do NHNN công bố để quy đổi vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và doanh thu thuần ra VNĐ.
(3): Xác định loại hình sở hữu của Doanh nghiệp - Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Doanh nghiệp khác
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Trong đó:
Doanh nghiệp Nhà nước: bao gồm Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty TNHH Nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý và Công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp Liên doanh.
Doanh nghiệp khác: bao gồm các doanh nghiệp mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Doanh nghiệp khác bao gồm các loại doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước và công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
(4): Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp.Việc điền thông tin tài chính hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp được phần mềm tự động xác định thông qua hai báo cáo nêu trên. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp được nhập trực tiếp trong trường hợp Doanh nghiệp có báo cáo này.
Thông tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 13 chỉ tiêu tài chính (như được liệt kê dưới đây). Các chỉ tiêu này được phần mềm tự động xác định thông qua các báo cáo tài chính.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.5: Hệ thống chỉ tiêu tài chính trong công tác chấm điểm khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank
Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa chỉ tiêu I Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán hiện hành
= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp từ tài sản ngắn hạn.
2 Khả năng thanh toán nhanh
= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Đánh giá khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho.
3 Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
Đánh giá khả năng thanh toán tức thời của Doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
II Chỉ tiêu hoạt động 4 Vòng quay vốn lưu
động
= Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân
Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của Doanh nghiệp, cụ thể là cứ 1 đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong kỳ DN tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
5 Vòng quay hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán/
Hàng tồn kho bình quân
Đánh giá hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu.
6 Vòng quay các khoản phải thu
= Doanh thu thuần/
Các khoản phải thu bình quân
Đánh giá hiệu quả trong việc quản lý các khoản phải thu của DN.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa chỉ tiêu 7 Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định
= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN, cụ thể là cứ 1 đơn vị TSCĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu III Chỉ tiêu cân nợ
8 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
= Tổng nợ phải trả/
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng tổng tài sản được tài trợ bằng nợ vay của DN 9 Nợ dài hạn/ Vốn chủ
sở hữu
= Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu
Tỷ trọng này đánh giá việc cân đối giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
IV Chỉ tiêu thu nhập 10 Lợi nhuận gộp/ Doanh
thu thuần
= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cứ 1 đơn vị doanh thu thuần trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận gộp.
11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (không bao gồm hoạt động tài chính)/ Doanh thu thuần
= (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính + Chi phí cho hoạt động tài chính)/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu thuần thu được trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
12 Lợi nhuận sau thuế/
Vốn chủ sở hữu bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào sản xuất
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa chỉ tiêu kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao.
13 Lợi nhuận sau thuế/
Tổng tài sản bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản của DN càng cao.
(Nguồn: Tài liệu Edoc Sacombank) (5): Chấm điểm các thông tin phi tài chính:
Thông tin phi tài chính sẽ được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau:
- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng - Trình độ quản lý và môi trường nội bộ - Quan hệ với Ngân hàng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp
* Bảng chấm điểm hệ thống chỉ tiêu phi tài chính của Sacombank (Đính kèm phụ lục 3).
(6): Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp điểm số theo tỷ trọng
Chỉ tiêu
Báo cáo tài chính được kiểm toán, ý kiến chấp
nhận toàn phần
Báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc được kiếm toán nhưng không có ý
kiến chấp nhận toàn phần
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%
(Nguồn: Tài lieu Edoc Sacombank)
Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:
Bảng 2.7: Phân loại khoản vay của khách hàng doanh nghiệp Tổng số điểm Xếp
hạng Phân loại nợ Đánh giá doanh nghiệp Từ Đến
>90 ≤100 AAA Đủ tiêu chuẩn Xuất sắc
>80 ≤90 AA Đủ tiêu chuẩn Rất tốt
>75 ≤80 A Đủ tiêu chuẩn Tốt
>70 ≤75 BBB Cần chú ý Tương đối tốt
>65 ≤70 BB Cần chú ý Trung bình
>60 ≤65 B Cần chú ý Trung bình
>56 ≤60 CCC Dưới tiêu chuẩn Dưới chuẩn
>53 ≤56 CC Dưới tiêu chuẩn Khả năng không thu hồi cao
>45 ≤53 C Nghi ngờ Khả năng không thu hồi rất cao 20 ≤45 D Có khả năng mất vốn Khả năng mất vốn
(Nguồn: Tài liệu Edoc Sacombank)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
(7): Xếp hạng và đánh giá khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.8: Đánh giá doanh nghiệp theo mức xếp hạng
Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng
90-100 AAA
Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng
80-90 AA
Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro thấp.
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng
75-80 A
Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí. Rủi ro thấp. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay
70-75 BBB
Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Có một số hạn chế về tài chính và quản lý. Rủi ro trung bình. Có thể mở rộng tín dụng. Hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn
65-70 BB
Hoạt động hiệu quả thấp. Tiềm lực tài chính và năng lực quản lý trung bình. Rủi ro trung bình. Có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài. Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung tín dụng ngắn hạn và yêu cầu TSĐB đầy đủ.
60-65 B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động. Rủi ro. Tập trung thu hồi nợ vay.
56-60 CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro. Có nguy cơ mất vốn. Hạn chế
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cấp tín dụng. Giãn nợ và gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
53-56 CC Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro cao
45-53 C
Bị thua lỗ và ít có khả năng hồi phục, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo. Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng không thu hồi được nợ vay. Tập trung thu hồi nợ, kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đưa ra tòa kinh tế.
20-45 D
Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, quản lý yếu kém. Đặc biệt rất rủi ro. Có nhiều khả năng không thu hồi được nợ vay. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đưa ra tòa kinh tế.
(Nguồn: Tài liệu Edoc Sacombank)