CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH
1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng
1.1.5. Các phương pháp xếp hạng tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Căn cứ vào mục đích và đối tượng của XHTD có thể chia thành các phương pháp sau: phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp định giá quyền chọn và phương pháp kết hợp.
1.1.5.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học, nhằm đưa ra những dự báo khách quan về tình hình hiện tại và tương lai phát triển của một lĩnh vực khoa học, cụ thể ở đây là lĩnh vực XHTD. Qua đó có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa nguy cơ phá sản và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
* Ưu điểm
• Tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ.
• Do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên nó được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy mức độ tin cậy khá cao và có thể tránh được sự phiến diện, một chiều.
* Nhược điểm
• Chi phí đánh giá có thể rất cao khi số lượng người tham gia đông và số vòng thu thập ý kiến gồm nhiều lần.
• Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.
Người đánh giá có thể rơi vào những cái bẫy do con số tạo ra.
• Do tiến hành đánh giá trong một khoảng thời gian dài nên nhân sự của nhóm chuyên gia có thể biến động, dễ gây sự thiếu thống nhất trong quan điểm và quá trình.
*Phạm vi áp dụng
Phương pháp chuyên gia thường được áp dụng nhằm thu thập ý kiến dự báo và đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực như:
Trường Đại học Kinh tế Huế
• Đánh giá tiềm năng thị trường và chiến lược cạnh tranh của DN.
• Đánh giá và xếp hạng DN về tổ chức quản lý, tình hình quản trị nguồn nhân lực.
• Đánh giá và xếp hạng DN trên phương diện tài chính .
• Dự báo về những biến động của môi trường kinh doanh.
• Dự báo và đánh giá triển vọng và xu hướng của nền kinh tế, của các ngành như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái, triển vọng của một ngành kinh tế.
• Dự báo và đánh giá về triển vọng và chu kỳ phát triển công nghệ của các ngành.
• Đánh giá về địa điểm và địa bàn hoạt động của DN .
• Đánh giá và dự báo tiềm năng thị trường sản phẩm của DN.
1.1.5.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là một quá trình, bao gồm điều tra thống kê, khái quát hoá thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Đây chính là quá trình mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu.
Bao gồm các mô hình thống kê sau:Mô hình phân tích phân biệt; mô hình hồi quy; mô hình Logistic, Probit; mô hình mạng thần kinh…
Trong khi các mô hình chẩn đoán XHTD phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các chuyên gia tín dụng, những mô hình thống kê lại kiểm định các giả thuyết sử dụng trong mô hình dựa trên bộ dữ liệu thực nghiệm. Trong quá trình XHTD, sử dụng các phương pháp thống kê đòi hỏi việc đưa ra các giả thuyết liên quan tới tiêu chuẩn nguy cơ phá sản tiềm năng.
Sự phù hợp của mô hình thống kê, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của bộ dữ liệu thực nghiệm. Thứ nhất, phải đảm bảo rằng bộ số liệu là đủ lớn và thoả mãn các giả thuyết về mặt thống kê. Thứ hai, đảm bảo rằng dữ liệu sử dụng phản ánh chính xác lĩnh vực mà tổ chức tín dụng có kế hoạch sử dụng mô hình.
* Ưu điểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
• Dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá, xếp hạng hoàn toàn dựa trên cơ sở định lượng. Phương pháp này có chi phí thấp và có thể tiến hành khá nhanh chóng.
• Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.
* Nhược điểm
• Trong trường hợp thu thập số liệu gặp khó khăn hoặc số liệu kém tin cậy thì việc triển khai phương pháp thống kê khó có thể thực hiện được.
• Ngoài ra khi áp dụng phương pháp này trong một số mô hình phải thoả mãn các giả thiết đưa ra nên đó lại chính là những hạn chế. Bởi nếu các giả thiết của mô hình không được thoả mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy.
* Phạm vi áp dụng
Thường được áp dụng trong lĩnhvực đánh giá và xếp hạng DN trên các phương diện tài chính, phi tài chính,…
1.1.5.3. Phương pháp định giá quyền chọn
Phương pháp định giá quyền chọn trong XHTD còn được gọi là các mô hình lý thuyết. Với các mô hình lý thuyết thủ tục XHTD được rút ra từ mối liên hệ phân tích trực tiếp nguy cơ phá sản trên cơ sở lý thuyết kinh tế.
* Ưu điểm
Do áp dụng phương pháp mô hình nên phương pháp định giá quyền chọn dễ hiểu và kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Kết quả đánh giá mang tính khách quan cao.
* Nhược điểm
Kết quả của quá trình xếp hạng không được giải thích cặn kẽ nên việc áp dụng vào các môi trường mới khó có khả năng chỉnh sửa theo phương pháp này.
* Phạm vi áp dụng
• Phương pháp định giá quyền chọn chỉ thích hợp với những DN đại chúng đang niêm yết trên TTCK chính thức hoặc không chính thức (OTC).
Trường Đại học Kinh tế Huế
• Đánh giá và xếp hạng trên phương diện tài chính.
1.1.5.4. Phương pháp kết hợp
Nội dung của phương pháp kết hợp là việc áp dụng nhiều phương pháp trong quá trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phương pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Bằng cách này, sẽ tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp riêng lẻ.Vì vậy, tùy theo mục đích của xếp hạng, số liệu,…người ta có thể đưa ra những dạng kết hợp khác nhau phù hợp với những điều kiện trong thực tế.
*Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của phương pháp kết hợp là có thể tận dụng được những mặt mạnh của từng phương pháp đánh giá trong những phạm vi phù hợp. Đồng thời, có thể hạn chế được những mặt yếu của mỗi phương pháp. Để nâng cao tính chính xác của kết quả, người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp và so sánh các kết quả để đưa ra kết quả chính thức.
* Phạm vi áp dụng: Đánh giá trên tất cả các phương diện.