Xếp hạng tín dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh bđs – xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH

1.4. Xếp hạng tín dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, trên thế giới đã hình thành rất nhiều tổ chức XHTD lớn nhỏ khác nhau. Trong đó phải kể đến hai công ty là Moody’sStandard &

Poor’s– hai công ty lâu đời và uy tín nhất trong lĩnh vực XHTD của Mỹ hiện nay.

1Robert Cox Merton, sinh 31/07/1944, là một giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế.

2Mô hình định giá quyền chọn phổ biến nhất trong giới tài chính, do hai giáo sưMyron S. ScholesFischer Blacknghiên cứu tìm ra.

3KMV là viết tắt tên của 3 người: StephenKealhofer, JohnMcQuownvà OldrichVasicek. Ba ông này thành lập ra công ty KMV vào năm 1989 về quản lý rủi ro, và phát triển mô hình KMV trong những năm 1990.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công ty Moody’s ra đời năm 1909, được thành lập bởi John Moody, người có công đầu trong sự ra đời của hệ thống XHTD trên thế giới. Công ty này chủ yếu hoạt động ở Mỹ nhưng các chi nhánh của nó vươn rất rộng ra quốc tế. Trong khoản thời gian đầu mới thành lập, công ty chỉ XHTD các DN phát hành trái phiếu. Nhưng với sự phát triển không ngừng, hiện nay công ty đã tiến hành XHTD cho những DN khác và những công cụ tài chính khác. Tuy vậy, điểm mạnh nhất vẫn là XHTD các DN phát hành trái phiếu.

Công ty Standard & Poor’s, ra đời sau Moody’s 7 năm (1916), cũng chứng tỏ được vị thế khi cùng với đàn anh trở thành 2 tổ chức XHTD uy tín nhất thế giới. Phát triển mạng lưới rộng khắp, S&P sử dụng các phương pháp hiệu quả và công nghệ hiện đại, được nhiều công ty, tổ chức, nhà đầu tư tin cậy. So với Moody’s, phạm vi XHTD của S&P rộng lớn hơn, nhất là các loại chứng khoán.

Cả 2 công ty này trong quá trình XHTD của mình, không chỉ dựa vào các mô hình thống kê để tính toán các khả năng vỡ nợ, mà họ còn có một hệ thống cho điểm người vay nợ. Trong đó họ sử dụng những thông tin về những lần vi phạm tín dụng trong quá khứ của người vay vào trong quá trình tính toán xác suất vỡ nợ.

Ngoài ra, có thể kể thêm các tổ chức XHTD tiêu biểu ra đời sau này như : Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada(Canada Bond Rating-1972); tổ chức JCIC của Đài Loan (1975); tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản (Japanese Bond Rating Institue- 1975);công ty XHTD Duff & Phelps

1.4.2. Tại Việt Nam

VN vẫn còn là một thị trường tài chính non trẻ khi so sánh với nhiều thị trường tài chính của các nước trên thế giới, do đó các tổ chức XHTD của VN cũng sinh sau đẻ muộn. Hiện cả nước mới có một vài tổ chức hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tới XHTD như :Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN C&R; Trung tâm Đánh giá tín nhiệm DN (CRVC) thuộc Công ty Phần mềm và truyền thông Vietnamnet ; công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

CP xếp hạng tín nhiệm DN VN (CRV) ;và lớn nhất cũng như uy tín nhất làTrung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC).

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của NHNN, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc NHNN. Phương pháp XHTD của CIC có thể khái quát như sau:

a. Đối tượng phân tích, xếp hạng tín dụng

Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm DN nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và DN tư nhân.

b. Phương pháp phân tích

Do đặc điểm hoạt động, CIC đã thu thập một số lượng lớn thông tin về DN chủ yếu là thông tin tài chính, số liệu được lưu trữ qua nhiều năm. Nên việc phân tích chủ yếu dựa vào thông tin tài chính DN, chuyển hóa các yếu tố định lượng đơn thuần thành các yếu tố định lượng có tính khái quát cao hơn, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính DN hoặc xem xét mối tương quan về ngành, qui mô DN trong các điều kiện cụ thể. Với đặc điểm và mục đích như trên để đảm bảo phân tích, nên phương pháp được CIC sử dụng là kết hợp hai phương pháp :xếp loại và so sánh.

c. Quy trình xếp hạng tín dụng tại CIC bao gồm 8 bước sau :

Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu có liên quan cho việc XHTD.

Bước 2:Xác định ngành kinh tế của DN.

Bước 3 :Xác định quy mô của DN

Bước 4:Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản.

Bước 5:Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế, theo qui mô.

Bước 6:Tổng hợp kết quả tính điểm.

Bước 7: Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng DN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 8: Nhận xét kết quả, đưa ra kiến nghị,đề xuất.

Bảng 1.1: Bảng xếp loại tín dụng tại CIC Ký hiệu

xếp loại Nội dung

AAA Loại tối ưu: DN hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

AA Loại ưu: DN hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.

A Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.

BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tình hình tài chính. Rủi ro trung bình.

BB Loại trung bình khá: DN hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình

B Loại trung bình: DN hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp.

Rủi ro tương đối cao

CCC Loại trung bình yếu: DN hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.

CC Loại yếu: DN hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.

C Loại yếu kém: DN hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh bđs – xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)