Thực trạng của nhóm DN kinh doanh bất động sản -xây dựng niêm yết trên

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh bđs – xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NHÓM NGÀNH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN- XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GDCK TP HỒ CHÍ MINH

2.2. Thực trạng của nhóm DN kinh doanh bất động sản -xây dựng niêm yết trên

Không nằm ngoài diễn biến của tình hình thị trường BĐS nêu trên, theo thống kê của VCCI (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam), năm 2012 chứng kiến nhiều DN phá sản nhất trong vòng 10 năm qua. Thực trạng của ngành kinh doanh BĐS hiện nay có thể nói gọn trong cụm từ “3 dở dang, 3 sụt giảm”. 3 dở dang đó là dự án dở dang, công trình dở dang và đền bù dở dang, còn 3 sụt giảm đó là giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm. Sự ảm đạm của ngành BĐS nói riêng và nhóm ngành BĐS-xây dựng nói chung thể hiện qua các mặt sau đây:

Tồn kho quá lớn:

Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể nào từ cơ quan quản lý nhà nước về lượng HTK của ngành. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan, lượng HTK trong ngành là rất lớn, do nguồn cầu sụt giảm mạnh trong năm 2012, trong khi nguồn cung mới thì lại tăng cao. Những con số về HTK mới nhất chỉ có thể dựa vào thống kê tương đối từ các công ty tư vấn BĐS nước ngoài, dựa trên số liệu từ BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK. Đây có thể không phải là số liệu tuyệt đối chính xác nhưng cũng phần nào cho ta thấy được mức độ tồn kho nghiêm trọng của sản phẩm BĐS như thế nào.

Theo CBRE, tính đến cuối năm 2012, số căn hộ còn tồn tại Hà Nội khoảng 21.000 căn, và TP HCM khoảng 18.000 căn. Trung bình mỗi căn hộ có giá trị 2,2 tỷ đồng. Như vậy, theo con số này thì số vốn bị kẹt trong BĐS ở mức khoảng 86.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thống kê đến hết quý 2/2012 từ 70 DN BĐS đang niêm yết trên TTCK, giá trị HTK lên đến 72.405 tỷ đồng, trong đó có 18/72 DN có giá trị HTK trên 1.000 tỷ đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hầu hết các DN BĐS hiện nay đều bị thua lỗ, có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ xấu tăng, nợ vay lớn, không thể cơ cấu lại nợ đến hạn, HTK lớn không bán được. Tất cả là hệ quả của tình trạng đóng băng trên thị trường BĐS suốt trong một thời gian dài từ năm 2008 – 2012.

Theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, thống kê về các DN niêm yết cho thấy, đến tháng 8/2012 trên sàn GDCK TP HCM, nhóm DN BĐS đứng thứ 4 về sụt giảm điểm khoảng -9,2% so với tháng 7. Còn trên sàn GDCK Hà Nội, nhóm DN này đứng thứ 3 với mức giảm -13,1%.

Xét trong nhóm 12 DN BĐS niêm yết có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4/2011 thì đến quý 2/2012, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các đơn vị này sụt giảm từ 25,2% về còn 7,93%. Báo cáo KQKD quý 3/2012 cho thấy một số DN lớn có kết quả không mấy khả quan, thua lỗ hoặc lãi rất thấp.

Có thể lấy ví dụ một vài DN niêm yết trên sàn GDCK TP HCM như SJS1 tiếp tục lỗ do không có nguồn thu, đến hết quý 2 đơn vị này lỗ lũy kế 179 tỉ,NTL2 chỉ đạt 7,4 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3…

Như vậy ta có thể nhận thấy, tình hình kết quả kinh doanh không tốt và thua lỗ không chỉ là cá biệt ở một vài DN mà là tình cảnh chung của cả ngành kinh doanh BĐS. Kể cả những DN tốt, có thế mạnh cũng không thể tránh khỏi thực tế chung đó.

Vấn đề tham nhũng trong các dự án đầu tư bất động sản:

Lĩnh vực kinh doanh BĐS được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và mong muốn đầu tư. Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, năm 2012 ngành có 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. Tuy vậy, BĐS vẫn còn nhiều vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại. Trong buổi tọa đàm về triển vọng thị trường BĐS 2013 tổ chức tại Hà Nội, ôngLeon Cheneval, CEO của Cushman & Wakefield cho rằng còn nhiều vấn đề khiến các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước phải cân nhắc và thận

1SJS : CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà

2NTL: CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng khi đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam thời gian này, cụ thể là các vấn đề về giá đất thiếu hợp lý, tham nhũng,... làm cản trở các giao dịch trên thị trường.

Không nằm ngoài thực trạng ảm đạm của ngành kinh doanh BĐS, hay nói đúng hơn là như một hệ quả tất yếu, ngành xây dựng cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ tình hình suy thoái trên.

Nhiều công trình xây dựng mới không làm lễ khởi công, chỉ có những dự án đang thi công dở dang hoặc công trình nhỏ mới được thực hiện. Các công trình xây dựng chờ vốn khiến các DN kinh doanh vật liệu xây dựng phải điêu đứng theo vì không có tiền thanh toán. Rất nhiều DN xây dựng sau khi quyết toán thu chi các công trình đã hoàn thành, lại bị lỗ. Nguyên nhân là do thời điểm đấu thầu công trình, giá VLXD chưa tăng, nhưng tới khi khởi công xây dựng thì cả giá vật liệu lẫn giá nhân công đồng loạt tăng, kéo theo mọi chi phí khác tăng thêm. Ngoài ra việc nhận thi công những công trình thuộc diện phân bổ theo NSNN, mặc dù hoàn thành công trình đã lâu nhưng chưa được giải ngân vốn, làm cho DN bị thiếu vốn trầm trọng.

Chiếu theo đó, nhiều DN sản xuất VLXD cũng phải đóng cửa và ngừng sản xuất hàng loạt một số sản phẩm vì sức tiêu thụ chậm, tồn đọng quá nhiều từ năm 2011 tới nay vẫn chưa bán hết. Các đầu mối tiêu thụ VLXD đang tạm ngưng do không có công trình mới, chỉ có các công trình đang làm dở hoặc nhỏ thì mới mua hàng. Ngành thép là một minh chứng cho tình trạng trên. Các DN thép phải giảm công suất duy trì hoạt động, trong đóCông ty Thép Việtđã phải cắt giảm 50% công suất; Công ty Thép Vạn Lợiđã tuyên bố ngừng sản xuất;Công ty CP Thép Đình Vũthì đã liên tục lỗ trong những năm qua, còn Công ty CP Thép Cửu Long Vinashin cũng đang “đắp chiếu” và tìm người mua lại DN của mình. Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất mà vẫn có HTK. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong tình trạng đóng băng.

Các con số thống kê đều cho thấy mức độ ảm đạm và kém thanh khoản của nhóm ngành kinh tế này trong năm 2012. Trong tình trạng khó khăn chung và kéo dài

Trường Đại học Kinh tế Huế

thị trường BĐS lúc bấy giờ đã không cho họ hy vọng nào. Với độ rủi ro cao như vậy, cần thiết phải tiến hành XHTD các DN thuộc ngành để đo lường tình trạng rủi ro tín dụng, nắm rõ thông tin và giúp các chủ thể ra những quyết định phù hợp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh bđs – xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)