I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức học kỳ I - HS nắm chắc kiến thức đã học 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ:
- Có ý thức học tập bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: - Chuẩn bị tranh vẽ các hệ cơ quan, bảng phụ - HS: kẻ phiếu học tập vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
- Chuyển hóa cơ bản là gì? nêu cách tính ? B. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng kiến thức của mình theo số thứ tự từ bảng 35.1 đến bảng 35.6
HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài bằng cách cho HS dán kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của
I. Hệ thống hóa kiển thức
- Nội dung ghi theo bảng kiến thức
từng nhóm và hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung từng bảng
* Hoạt động 2: Thảo luận câu hỏi - GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?
+ Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học?
+ Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng như thế nào?
HS thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
II. Thảo luận câu hỏi
Câu 1: Nêu cấu tạo và CN của TB/ Tại sao nói TB là Đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng
Câu 2: Nêu cấu tạo và CN của cơ và xương? tại sao trẻ em xương mềm hơn người lớn?
Câu 3: Nêu cấu tạo và CN của hệ tuần hoàn và hô hấp
Câu 4: Nêu cấu tạo và CN của hệ tiêu hóa các chất biến đổi trong hệ tiêu hóa là những chất nào và nó đi đến TB theo những con đường nào ? So sánh đồng hóa và dị hóa
C TỔNG KẾT- ĐÁNH GIÁ:
1. Củng cố: Yêu cầu một HS đọc phần tóm tắt cuối bài 2. Kiểm tra- đánh giá
- GV nhận xét chung về buổi ôn tập và cho điểm các nhóm làm tốt
- Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ma em cho la đúng nhất trong các câu sau đây:
Bài tập 1:
3.Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài
- Soạn bài mới
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ I
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào làm bài kiẻm tra.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong thi cử không quay cóp, gian lận trong thi cử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đề thi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV ổn định lớp, nhắc nhở HS trước khi làm bài - GV phát đề thi và theo dõi HS làm bài
- Đề kiểm tra
Câu 1: Hãy ghép các mệnh đề ở cột A và B để được câu đúng A - Thành phần của máu B – Chức năng
1. Huyết tương 2. Hồng cầu 3. Bạch cầu 4. Tiểu cầu
a. Tạo hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể b. Chứa men tham gia quá trình đông máu c. Vận chuyển O2 và CO2
d. Duy trì máu ở dạng lỏng
e. Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất tiết 1 - ... 2 - ... 3 - ... 4 -...
Câu 2: Hãy điền (Đ) và (S) vào các câu sau đây:
1. Mọi hoạt động của cơ thể đều diễn ra theo cơ chế phản xạ
2. Các tế bào cấu tạo gồm ba phần chính: Màng, tế bào chất và nhân 3. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
4. ở người có sự phát triển đặc biệt là cơ nhai
5. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuyếch tán 6. Hô hấp bình thường là hoạt động có ý thức
Câu 3: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng 1. Đặc điểm của cơ vân là:
A. Có một nhận B Có nhiều nhân
C. Có nhiều vân ngang D. Cả B và C
2. Vai trò của hồng cầu:
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể B. Vận chuyển O2 và CO2
C. Vận chuyển các chất thải
Câu 4: Phân tích đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
Câu 2: Vì sao nói quá trình trao đổi chất thực chất là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ- DẶN DÒ: :
- GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS - Học bài
- Soạn bài mới
Ngày soạn:1 0 /01 / 2011