CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

Một phần của tài liệu giao an sinh hoc 8 nam hoc 2012 2013 (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG IX THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Tiết 53 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức:

- HS xác định rõ các thành của cơ quan phân tích thính giác

- HS trình bày được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan coocti - HS trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ:

- Có ý thức học tập bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H51.1, H51.2, bảng phụ, mô hình tai III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày nguyên nhân và cách khắc phục các tật của mắt?

- Trình bày các bệnh về mắt?

2. Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tai - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H51.1, H51.2, thảo luận:

+ Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?

+ Hoàn thành bài tập điền từ

+ Tai có cấu tạo như thế nào? Chức năng c

- HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS và hỏi bộ phận nào của tai là quan trạng nhất? Vì sao

- HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét và chốt lạinooij dung của mục

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:

+ Trình bày quá trình thu nhận sóng âm?

HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung - GV hoàn thiện kiến thức cho HS

* Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp vệ sinh tai

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: +Tại sao tai hay bẩn ?

+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?

I. Cấu tạo của tai

- Cơ quan phân tích thính giác gồm các tế bào thụ cảm thính giác, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thùy thái dương

- Cấu tạo tai:

* Tai ngoài:

+ Vành tai: hứng âm thanh + Ống tai: hướng âm thanh

+ Màng nhĩ: khuếch đại âm thanh * Tai giữa:

+ Chuỗi xương tai: truyền sóng âm + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ

* Tai trong:

+ Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ Ốc tai: thu nhận sóng âm

II. Chức năng thu nhận sóng âm - Sóng âm được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương

III. Vệ sinh tai

- Giữ gìn vệ sinh tai - Bảo vệ tai:

+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai

+ Có biện pháp phòng chống tiếng ồn

IV- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.

1.Củng cố:-1HS đọc phần kết luận cuối bài.

2.Kiểm tra đánh giá:

Bài tập : chọn các cụm từ ốc tai xương, cơ quan coócti, màng tiền đình, màng cơ sở. để điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3,4.để hoàn thành câu sau.

ốc tai gồm…(1)…trong có ốc tai màng. ốc tai mang là một ống màng chạy dọc suốt ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc thành hai vòng rưỡi gồm…(2)… ở phía trên và

(3)…ở phía dưới.và màng bên áp sát vào xương của ốc tai xương. màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau. dài ở đỉnh ốc và ngắn ở miệng ốc.

Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc. trên màng cơ sở có …(4)…trên đó có các tế bào thụ quan thính giác.

3. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc mục: Em có biết - Soạn bài mới

V- Điều chỉnh, bổ sung:

...

...

...

Ngày soạn14 /03 / 2010 Ngày dạy: 1 6/ 03/ 2010

Tiết 54 PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt

1. Kiến thức:

- HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

- HS trình bày được quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ, điều kiện cần khi thành lập phản xạ có điều kiện

- HS trình bày được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ:

- Có ý thức học tập bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H52.1, H52.2, H52.3, bảng phụ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày cấu tạo của tai?

- Trình bày chức năng thu nhận sóng âm của tai?

2. Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu phản xạ có điều I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và

kiện và phản xạ không có điều kiện - GV yêu cầu HS làm bài tập mục sau đó chữa bài trên bảng

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Phản xạ không điều kiện là gì?

+ Phản xạ có điều kiện là gì?

HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện

+ VĐ 1: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplốp và yêu cầu HS trình bày thí nghiệm

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Để thành lập phản xạ có điều kiện cần những điều kiện nào?

+ Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện?

HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS + VĐ 2: Tìm hiểu sự ức chế phản xạ có điều kiện

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:

+ Nếu chỉ bật đèn và không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

+ Ý nghĩa của việc ức chế phản xạ có điều kiện kiện?

* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khác nhau và giống nhau giữa phản xạ có điều kiện và không có điều kiện

- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập ở bảng 52.2 trang 168

HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

phản xạ không có điều kiện

- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập rèn luyện

- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, phải học tập và rèn luyện mới có

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện - Điều kiện để thành lập phản xạ cos diều kiện:

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không có điều kiện

+ Quá trình đó được lặp lại nhiều lần - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần

- Ý nghĩa: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi, hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người

III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

IV. CỦNG CỐ BÀI VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIA.

1. Củng cố: HS đọc phần tóm tắt cuối bài 2.Kiểm tra đánh giá:

- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

- Trình bày điều kiện cần để hình thành một phản xạ có điều kiện? Sự ức chế phản xạ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?

- Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây Bài tập1:Phản xạ có điều kiện có đặc điểm là

A. Không bị thay đổi B. Di truyền được

C. Có tính chất cá thể,không di truyền D. Trung ương thần kinh ở tiểu não 3. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc mục: Em có biết - Soạn bài mới

V- Điều chỉnh, bổ sung:

...

...

Một phần của tài liệu giao an sinh hoc 8 nam hoc 2012 2013 (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w