Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
2.2. Thành tựu và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ở các làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội
2.2.1. Về thành tựu
Thứ nhất, số lượng nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông không ngừng tăng lên
Ngày nay, nói đến làng nghề truyền thống là nói đến một không gian kinh tế và văn hóa xã hội đặc thù, trong đó có những nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề, những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp với những trình độ khác nhau tạo nên nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống phong phú đa dạng.
Trong các làng nghề truyền thống thì vấn đề nguồn nhân lực lại càng hết sức cấp bách, vì hiện nay đang có tình trạng báo động lao động làng nghề không thiết tha gắn bó với nghề, thanh niên trong làng không muốn theo nghề cha ông, các nghệ nhân thì nhiều cụ tuổi đã cao, thiếu điều kiện để sáng tác và truyền nghề v.v..Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống đó là việc tăng số lượng các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề, tăng các thợ thủ công và thu hút những người học nghề, yêu nghề, tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống đã được các làng nghề truyền thống đặc biệt quan tâm.
Năm 2001, làng nghề rèn Đa Sỹ được UBND tỉnh Hà Tây cũ cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.Thực hiện chủ trương của Quận về giữ gìn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, UBND phường Kiến Hưng đã thành lập Hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ với cơ cấu một Chủ tịch Hiệp hội và 02 Phó Chủ tịch Hiệp hội. Lúc đầu, Hiệp hội đã thu hút hơn 1000 hội viên lúc mới thành lập. Hiện nay, số hội viên đã lên tới 2000 hội viên. Làng còn có đội ngũ thợ cả tay nghề cao khoảng 120 thợ cả với hơn 900 thợ thủ công có đủ tay nghề để sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trong làng có trên 800 hộ đang trực tiếp sản xuất nghề rèn, trong đó có 57 hộ sản xuất búa máy, 740 hộ rèn thủ công, 39 hộ kinh doanh và thu gom sản phẩm cho làng nghề. Ngoài ra còn 83 hộ làm dịch vụ phục vụ nghề rèn như cung cấp nguyên liệu sắt, thép, than, cán và bán lẻ sản phẩm dao kéo trên thị trường thành phố [43].
Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu thu hút lao động tăng rất nhanh. Số lao động đáp ứng tại chỗ không đủ, nhiều cơ sở phải thuê lao động ở các địa phương khác sang làm nghề. Phải kể đến cơ sở của ông Đinh Công Đoán, cơ sở của ông Nguyễn Văn Tý đã thu hút trên 30 lao động và thu nhập của mỗi lao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng mỗi tháng.Việc thu hút lao động trên địa bàn và các địa phương khác đã tạo việc làm cho 4000 lao động. Số người tham gia làm nghề truyền thống tăng rõ
rệt, hiện nay chiếm gần 70% số dân trong làng (so với những năm đầu đổi mới số người làm nghề chỉ chiếm khoảng 10 đến 15% số dân trong làng) [43].
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc càng có điều kiện phát triển thu hút khoảng 2.200 động làm nghề tại địa phương, có 70 người là thợ giỏi, tay nghề cao và có 04 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu và 12 nghệ nhân của làng nghề công nhận. Trên địa bàn phường Vạn Phúc có trên 30 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm làng nghề. Chính nhờ có đội ngũ thợ lành nghề như vậy cũng các chủ doanh nghiệp năng động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay, có trên 1000 máy dệt (so với trước khi sát nhập, mở rộng đại giới hành chính năm 2009 là 450 máy dệt) tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và tạo ra sản phẩm với sản lượng từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa các loại: vân, sa, quế, lụa, sa tanh… trên 200 quầy hàng dịch vụ thuộc 3 dãy phố lụa tại địa phương [45].
Nhiều làng nghề truyền thống hình thành những tổ nghề có phó cả là thợ tay nghề giỏi đảm nhiệm những công việc chính và phân công nhiệm vụ cho các thợ khác như ở làng nghề truyền thống mộc Thượng Mạo có Tổ nghề mộc gần 400 hộ sản xuất kinh doanh nghề mộc thu hút 1036 lao động trong làng và địa phương khác, làng lụa Vạn Phúc ngày càng phát triển thu hút trên 2000 lao động làm việc tại làng, trong đó lao động có tay nghề là 400 người, lao động có tay nghề giỏi là 70 người. Hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ được thành lập với hơn 1000 hội viên, và tới nay đã thu hút khoảng 2000 hội viên.
Ngoài ra, nghề truyền thống rèn còn thu hút hơn 4000 lao động tham gia sản xuất [46].
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực cho làng nghề ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thể hiện ở các mặt:
* Thể chất của nguồn nhân lực trong các làng nghề có sự cải thiệt rõ rệt Từ nhiều năm trở lại đây, thể chất của người lao động trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông có sự cải thiện rõ rệt về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ tuổi thọ. Điều đó là nhờ sự cải thiện về đời sống vật chất của người lao động do mức thu nhập của họ trong các làng nghề truyền thống không ngừng gia tăng. Với mức thu nhập ngày càng được tăng cùng với trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe được nâng cao, nên tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng sống cho người lao động trong các làng nghề truyền thống.
Nhờ có thu nhập từ nghề mộc, người lao động ở làng nghề truyền thống Thượng Mạo hầu hết đều có việc làm, có thu nhập ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều xưởng sản xuất có số lượng đông, khối lượng sản phẩm nhiều, đáp ứng nhu cầu xã hội. Giá trị thu nhập từ nghề mộc năm 2009 đạt 19 tỷ 148 triệu đồng chiếm 77% tổng thu nhập cả làng. Đến năm 2010 đạt 24 tỷ 735 triều đồng chiếm 79% tổng thu nhập. Năm 2011 đạt 26 tỷ 376 triệu chiếm 81% thu nhập [44].
Đối với mức sống của người lao động làng nghề rèn Đa Sỹ cũng có sự thay đổi rõ nét. Cuộc sống ngày càng ổn định, mức thu nhập của người lao động ngày càng cao. Bình quân mỗi hộ sản xuất có thu nhập hàng tháng từ 8 triệu đến 10 triệu đồng, đối với hộ sản xất búa máy có thể thu nhập từ 15 triệu đếm 20 triệu đồng mỗi tháng góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và tiến tới làm giàu. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao khiến người lao động trong các làng nghề truyền thống có càng có điều kiện nâng cao thể lực, trí lực, từ đó ngày càng hăng say lao động. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống, mức sống của nhân dân ngày càng tăng. Số hộ nghèo trong các làng nghề ngày càng giảm và tiến tới xóa nghèo [43].
Cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, các
làng nghề truyền thống quận Hà Đông ngày càng không ngừng tự nỗ lực phát triển nhanh mạnh về các mặt để góp phần cùng quận Hà Đông thực hiện tốt Chương trình 03 của thành ủy Hà Nội và kế hoạch 34 ngày 01/02/2012 của quận ủy Hà Đông về “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015”.
* Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển
Chất lượng nguồn lực con người được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở tay nghề cao, năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động, đó chính là mức độ lành nghề, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ văn hóa, dân trí, số lao động đã qua đào tạo.
Ở các làng nghề truyền thống quận Hà Đông đều có đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề truyền thống chi phối mọi hoạt động sản xuất ra các sản phẩm làng nghề. Nói đến Nghệ nhân phải kể đến những nghệ nhân tài ba, là những cây gạo cội trong làng như “Nghệ nhân dân gian” Triệu Văn Mão, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thị Tâm, nghệ nhân Lê Văn Bằng, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dễ (làng lụa truyền thống Vạn Phúc) là những người không những tâm huyết trong việc truyền nghề giữ nghề mà còn đã thiết kế và thử nghiệm dệt thành công nhiều loại lụa cổ. Quận Hà Đông đã vinh dự khi góp 1.000 mét vải lụa Vân đặc biệt dành riêng cho Ðại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội [45].
Đối với làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ, Hiệp hội làng nghề tôn vinh các nghệ nhân như các cụ: Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Văn Đối, Đinh Công Đoán, Hoàng Văn Quynh…là những nghệ nhân tài năng đã chế tạo ra các sản phẩm khá đa dạng đáp ứng như cầu của người tiêu dùng trong cả nước. Với sự khéo léo của đôi tay, các nghệ nhân được ví như những
“Dã Tượng” của thời nay. Nhiều sản phẩm của họ được công nhận là “bàn tay vàng” với những bộ dao cắt lốp xe ô tô (2003), dao cắt cây trúc làm mành xuất khẩu (năm 2004); kéo cắt ở tầm cao có thể tới độ cao 3m (năm 2005)…
Bên cạnh những nghệ nhân tài ba là những đội ngũ thợ cả, thợ có tay nghề cao cũng ngày càng phát triển. Đó là những thợ giỏi, lành nghề được các nghệ nhân truyền nghề và kinh nghiệm để tiếp tục làm nên những sản phẩm có giá trị. Để góp phần phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển, mở rộng của làng nghề truyền thống, các dòng họ, anh em trong dòng họ của làng nghề truyền thống đã thành lập các tổ nghề.
Nhiều năm nay làng nghề truyền thống mộc Thượng Mạo đã duy trì nghề bằng việc thành lập nhiều tổ nghề. Mỗi tổ có một phó cả có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chính và phân công nhiệm vụ cho từng thợ trong tổ như: người thực hiện công đoạn kéo xẻ, đục, trạm, bào…để hoàn thành khối lượng công việc tạo ra sản phẩm. Hiện nay, Thượng Mạo đã có hơn 15 tổ nghề thuộc các tổ dân phố 13 và 14 của Thượng Mạo. Làng Lụa Vạn Phúc có 70 thợ giỏi lành nghề đã góp phần phát triển các sản phẩm nghề ngày càng tinh xảo [43].
Chúng ta thấy trong nhiều năm qua, chất lượng nguồn nhân lực các làng nghề truyền thống quận Hà Đông ngày một tăng lên thể hiện tay nghề ngày càng nâng cao ở chỗ các sản phẩm của của họ vô cùng sáng tạo và phong phú. Các sản phẩm của nghề rèn Đa Sỹ đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu như: tham gia trưng bày sản phẩm nhiều lần ở Hội chợ Giảng Võ, thành phố Hồ Chí Minh…Nhiều sản phẩm của làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ đã xuất khẩu sang Lào, Campuchia…gần đây đã thâm nhập thị trường Pháp với chất lượng chiếm được sự tin dùng của của các nước bạn. Năm 2013, Hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ đã tham gia hơn 10 hội chợ giới thiệu sản phẩm trong chương trình “Đưa hàng về nông thôn”, chương trình “Tháng khuyến mại” do Sở Công Thương thành phố Hà Nội tổ chức, đặc biệt là “Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013”. Đặc biệt, Hiệp hội đã tham gia nhiều gian hàng,
trong đó có 01 gian hàng của Tổ nghệ nhân giỏi được Sở Thể thao và Du lịch Hà Nội tặng giấy khen. Tại hội chợ này, Hiệp hội Đa Sỹ đã bán được khoảng 3 tấn sản phẩm [43].
Đặc biệt vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, những mẫu lụa của những nghệ nhân Vạn Phúc đã giành được nhiều giải thưởng từ cấp Thành phố đến cấp Bộ. Sản phẩm lụa truyền thống Vạn Phúc được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phong tặng “Thương hiệu vàng Thăng Long”. Đó cũng chính là những minh chứng khẳng định những nghệ nhân, thợ thủ công tại làng nghề truyền thống này ngày càng nâng cao tay nghề và độ tinh nhuệ, sự sáng tạo, tài hoa [45].
Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi những nghệ nhân, những thợ cả cần nhanh chóng nắm bắt thị hiếu, nhanh nhậy với thị trường để tạo thêm nhiều những sản phẩm có giá trị cao hơn nữa. Do vậy nhu cầu đòi hỏi mở rộng sản xuất là tất yếu. Hiện nay, làng lụa Vạn Phúc có hơn 30 cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lụa, tơ, sa tanh...các loại [45].
Nghề mộc đã thu hút 420/489 hộ mở các cơ sở sản xuất các sản phẩm mộc của làng nghề Thượng Mạo. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề rèn cũng ngày càng tăng để bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế của đất nước thời kỳ mở cửa. Làng nghề truyền thống Đa sỹ có tới 39 cơ sở, doanh nghiệp nhỏ kinh doanh các sản phẩm dao, kéo các loại [46].
Các chủ cơ sở sản xuất và doanh nghiệp này đã không ngừng tìm tòi, học tập các kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý để mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Họ là những nguồn nhân lực đã góp phần tạo thêm việc làm cho nhân dân và giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông. Các cơ sở, các doanh nghiệp này đã thu hút nhiều lao động trẻ trên địa bàn và ngoài địa bàn. Việc thu hút thêm nhiều nguồn nhân lực cho làng nghề một mặt đã giải quyết tốt nạn dư thừa lao động trong nông thôn,
mặt khác sử dụng tốt các nguồn nhân lực trong từng hộ gia đình của địa phương và giải quyết việc làm cho nhiều lao động từ nơi khác đến.
Các nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc cùng với các sản phẩm lụa đã nổi tiếng khắp trong nước và thế giới. Với sự sáng tạo của các nghệ nhân, lụa Vạn Phúc đã từng là vật phẩm cống vua ở các triều đại phong kiến và được lựa chọn tham gia hội chợ quốc tế tại Mác xây năm 1931. Năm 1932 được người Pháp đánh giá là sản phẩm Đệ nhất tinh xảo của vùng Đông Dương. Đó cũng chính là công nhận Đệ nhất nghệ nhân là con người làng nghề truyền thống Vạn Phúc. Các mặt hàng lụa như: Vân, Sa, Quế, lụa Sa tanh các loại đã được những người thợ nơi đây sản xuất ra bằng sự công phu và tâm huyết. Sản phẩm đã được xuất khẩu đi nhiều nước Châu á và Châu Âu [45].
* Những phẩm chất đạo đức - tinh thần của nhân lực trong các làng nghề truyền thống ngày càng được quan tâm và duy trì
Như đã trình bày ở trên, con người Việt Nam nói chung và con người trong các làng nghề truyền thống ở Hà Đông nói riêng đều có truyền thống đoàn kết dân tộc, có tinh thần hợp tác, cố kết cộng đồng chặt chẽ tạo nên những sức mạnh to lớn trong việc khôi phục, giữ gìn và phát triền nghề truyền thống hiện nay.
Những đức tính đó luôn được những người lao động trong các làng nghề truyền thống lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay. Nó thể hiện trong việc hầu hết những người dân trong làng đều biết nghề, làm nghề và phát triển nghề truyền thống. Phải nói rằng tinh thần hợp tác giữa các nhân lực trong làng nghề truyền thống rất cao. Nó thể hiện rất rõ trong mức độ phân công và chuyên môn hóa rất cao trong quá trình sản xuất sản phẩm nghề truyền thống.
Trong làng nghề Vạn Phúc, để sản xuất ra sản phẩm tơ, lụa thì các công đoạn thiết kế mẫu, lên bản mẫu rồi đến công đoạn sản xuất như guồng tơ, suốt, mắc tơ, đến các công đoạn nhuộm màu, ra thành phẩm, đều được phân công rõ ràng cho từng người, từng hộ gia đình đảm nhiệm. Tất cả các công đoạn đều
cần một tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và hình thành hết sức tự nhiên trong người lao động nơi đây.
Trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông, nổi bật là văn hóa lễ hội, văn hóa thờ tổ nghề đó là những hoạt động tinh thần của người lao động cần lưu truyền và gìn giữ. Hàng năm, người lao động tại các làng nghề truyền thống đều tổ chức lễ giỗ Tổ nghề - lễ hội to nhất trong năm và là lễ hội linh thiêng của làng nghề. Chính nhờ những đức tính vốn có, những hoạt động tinh thần phong phú đó đã giúp cho người lao động tại các làng nghề truyền thống thêm yêu nghề, gắn bó với nghề và phát triển nghề, đồng thời chính đời sống tinh thần phong phú đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đây, họ thêm yêu đời hơn, hăng say lao động hơn và thỏa sức sáng tạo, tâm huyết truyền nghề cho các thế hệ mai sau.
Thứ ba, cơ cấu nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ngày đang dần hoàn thiện
Cơ cấu nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống bị quy định bởi đặc điểm, tính chất đặc thù của chính các làng nghề truyền thống. Do vậy, cơ cấu nguồn nhân lực cũng chính là cơ cấu lao động trong các làng nghề. Đó là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng lực lao động trong từng làng nghề truyền thống.
Trước hết, đội ngũ nghệ nhân là đội ngũ nòng cốt chiếm vị trí quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống. Hiện nay, mỗi một làng nghề truyền thống đều có đội ngũ nghệ nhân và chỉ chiểm tỷ lệ 10%
trong tổng số lao động tham gia sản xuất nghề truyền thống. Đội ngũ thợ giỏi chiếm 30%, còn lại là thợ lao động thành thạo nghề, và lao động biết nghề.
Tuy số lượng nghệ nhân còn ít so với cơ cấu nhân lực trong các làng nghề truyền thống, nhưng họ cũng đã đáp ứng đảm bảo quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề. Bởi vì, như đã trình bày, quá trình sản xuất trong các làng nghề truyền thống mang đặc tính phân công chuyên môn hóa cao. Những nghệ