Giải pháp đẩy mạnh phát triển phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận hà đông, thành phố hà nội hiện nay (Trang 77 - 95)

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới

3.2.1. Tạo thị trường mở cho nghề thủ công truyền thống nhằm thu

hút, phát triển nhiều nhân lực tham gia trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông

Sức mạnh của nguồn nhân lực đối với làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông, nhất là trong quá trình CNH, HĐH như hiện nay phụ thuộc không chỉ số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động mà còn ở chỗ nguồn lao động đó được khai thác, sử dụng như thế nào. Vậy để thu hút, phát triển được nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội thì giải pháp đầu tiên là tạo mở thị trường cho ngành nghề truyền thống.

Có thể nói thị trường là vấn đề then chốt trong việc khôi phục và phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống hiện nay. Thực tiễn những cơ sở sản xuất kinh doanh, những làng nghề truyền thống đẩy mạnh phát triển sản xuất đều là những nơi giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Nhà nước cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về pháp lý, kinh tế, xã hội trong các làng nghề truyền thống để người lao động bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm, bảo vệ quyền tự do lao động của chính họ.

Mặt khác, cần quan niệm “việc làm” ở các ngành nghề thủ công truyền thống cũng như các ngành nghề khác, được quan tâm và khuyến khích phát triển. Với tinh thần đó, tích cực tạo ra nhiều việc làm cho người lao động bằng cách phát triển sản xuất duy trì và phát triển các nghề truyền thống kết hợp với việc phát triển các ngành nghề.

Những năm gần đây, những làng nghề truyền thống quận Hà Đông dần dần tăng được bạn hàng, tăng dần được khối lượng mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu song nhìn chung vẫn chưa có được thị trường ổn định lâu dài. Thực tiễn, việc tạo dựng các quan hệ đối tác hiện nay các cơ sở kinh doanh, các hộ sản xuất nghề đều thực hiện theo cách tự phát, chưa có tổ chức một cách quy mô, quy củ. Do vậy, để có được những thị trường lớn

và ổn định thì vai trò của các cơ quan quản lý ngành rất quan trọng. Phải có chiến lược cụ thể, có kế hoạch và biện pháp tích cực, chủ động tìm và mở rộng thị trường cho sản phẩm nghề thủ công truyền thống ở quận Hà Đông, để từ đó nhu cầu về nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống sẽ tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng của thị trường.

Nhà nước cần coi trọng việc đầu tư và đầu tư thích đáng cho việc tìm và mở rộng thị trường, coi đó là công tác đầu tư tạo việc làm. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho các làng nghề truyền thống, thì điều đầu tiên là phải có nhân lực. Muốn vậy, phải tạo nhiều cơ hội việc làm để mọi người lao động đang làm nghề và chưa làm nghề có thể phát triển trong các làng nghề truyền thống. Từ việc thu hút thêm nguồn nhân lực mới thì phát triển nguồn nhân lực hiện tại trong các làng nghề truyền thống. Phải liên tục có những lớp thợ mới, qua quá trình đào tạo, học nghề, hành nghề thì mới có những lớp thợ giỏi, lớp nghệ nhân mới. Do vậy, đầu tư cho việc tìm và mở rộng thị trường đòi hỏi một mặt, phải có tổ chức, nghiên cứu cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước để nắm vững thị hiếu tiêu dùng trong nước, từng nước và từng khu vực, trên cơ sở đó người lao động sản xuất những sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Mặt khác, phải coi trong công tác tổ chức triển lãm nghề Hội làng nghề, phố nghề để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm nghề truyền thống của các làng nghề truyền thống quận Hà Đông và các làng nghề truyền thống khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước. Từ đó, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường đồng thời nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những tinh hoa của nghề truyền thống đó là dịp tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc.

Đối với thị trường trong nước, cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hàng ngoại nhập lậu vào thị trường nội địa và bảo vệ sản xuất của

trong nước, nhất là đối với các mặt hàng truyền thống của Hà Đông như: tơ lụa Vạn Phúc, hay dao kéo Kiến Hưng ....thì đang bị các sản phẩm nước ngoài cạnh tranh khốc liệt. Việc cạnh tranh đó có thể gây nên những tổn thất rất lớn về nguồn nhân lực của các làng nghề truyền thống như: nhân lực bỏ nghề, thay đổi nghề truyền thống, giảm lao động làm nghề… Như vậy hệ quả tất yếu là nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống sẽ suy giảm nhanh chóng về cả chất lượng và số lượng. Do vậy, các làng nghề truyền thống cùng các cấp, các ngành cần có những biện pháp như: tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, kêu gọi và khuyến khích dùng hàng nội. Tích cực thực hiện việc phục hồi các lễ hội truyền thống đi đôi với hướng dẫn tiêu dùng một cách rộng rãi trong nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân quan tâm và chú trọng đến công tác tiếp thị (tạo mẫu hàng hóa, chào hàng, ký kết các hợp đồng xuất khẩu).

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho sự phát triển bền vững nguồn nhân lực của làng nghề truyền thống Quận Hà Đông

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết và luật như: luật doanh nghiệp, luật công ty, luật đầu tư trong nước...nhưng chưa có hệ thống luật hoặc chính sách nào được ban hành có quan hệ trực tiếp đến phát triển làng nghề truyền thống, hay là chế độ chính sách liên quan đến những ưu đãi dành cho nghệ nhân hay thợ thủ công, người lao động làm nghề trong các làng nghề truyền thống.

Với thực trạng nguồn nhân lực làng nghề truyền thống như hiện nay, hơn bao giờ hết cần có những cơ chế, chính sách mang tính đồng bộ, đủ bao quát từ quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, tuyển dụng lao động đầu vào, các chính sách ưu đãi, khuyến khích và phát triển nghề thủ công.

Thứ nhất, trước hết, quận Hà Đông cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan

chức năng (Ngân hàng chính sách, Chi cục thuế, Trung tâm giới thiệu việc làm...) có những cơ chế, chính sách bảo đảm vốn đầu tư, cho vay, chính sách thuế ưu đãi với hàng thủ công truyền thống. Chúng ta cần có nhiều hơn nữa chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, thợ thủ công. Ai có tài, có năng lực thì có thu nhập cao, phải có cơ chế tạo điều kiện tăng thu nhập cho nghệ nhân, người lao động tại các làng nghề truyền thống, để người lao động yên tâm làm việc. Tránh việc nghệ nhân, thợ giỏi nghĩ nhiều đến kinh tế, lo toan cuộc sống và như thế họ không có thời gian quan tâm chất lượng các sản phẩm. Họ bỏ vùng văn hóa truyền thống của tổ tiên, tìm đến nơi kinh tế thịnh vượng, dễ làm ăn, hoặc chạy theo làm hàng chợ, chạy theo lợi nhuận, sản phẩm không đảm bảo chất lượng gây mất uy tín và lòng tự hào nghề nghiệp. Từ đó, các nghệ nhân, thợ giỏi không còn tâm huyết để truyền nghề, đào tạo thế hệ trẻ, không còn mong muốn phát triển nghề. Do vậy, nguồn nhân lực các làng nghề sẽ ngày một suy giảm là điều không thể tránh khỏi.

Nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống hiện nay ngày càng ít đi, họ rất muốn truyền nghề cho con cháu. Những lớp thanh niên ngày nay họ thích làm những việc tiếp xúc với khoa học hiện đại. Nhiều thanh niên không thích làm nghề truyền thống vì công việc nghề thủ công hết sức vất và cần sự tận tụy, kiên trì và nhiều người đã bỏ nghề, không theo nghề, chuyển sinh sống nơi khác...Vì thế, cần phải có chính sách khuyến khích việc dạy và học nghề trong các làng nghề truyền thống như tổ chức các lớp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để truyền nghề cho lớp trẻ, làm hồi sinh và nâng cao vị thế của nhân tố “con người” trong các làng nghề thủ công truyền thống.

Thứ hai, xuất phát từ thực tế và đặc điểm nguồn lao động của làng nghề truyền thống, có hai vấn đề được đặt ra, đó là: Chính sách về sử dụng lao động; đào tạo tay nghề và nâng cao chất lượng lao động đối với nguồn lao động của làng nghề truyền thống.

Xét một cách chung nhất, nếu biết sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý thì đó sẽ là một trong những công cụ đòn bẩy hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xét riêng trong làng nghề truyền thống, sử dụng lao động hợp lý và có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân thì điều đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân có vai trò quan trọng đối với việc duy trì và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, trong thực tế lâu nay, sự đánh giá vai trò và chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân chưa đúng mức nên ở một chừng mực nhất định đã làm giảm tâm huyết của họ trong việc truyền nghề, đồng thời không hấp dẫn đối với người học nối nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng lao động trong các làng nghề truyền thống còn nhiều bất cập và hoàn toàn mang tính tự phát. Vì vậy, thường có tình trạng khi thừa, khi thiếu lao động, sức ép về lao động việc làm tăng lên theo mùa vụ. Để có thể khai thác và phát huy cao nhất lao động và năng lực sáng tạo của người lao động trong các làng nghề truyền thống cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Quận Hà Đông cần quan tâm, kiến nghị, đề xuất những chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng đối với các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống, khuyến khích họ truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ. Hàng năm hoặc vài năm một lần cần tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những thợ giỏi, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, xuất khẩu nhiều và những người có những phát minh sáng chế máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất phục vu cho các làng nghề truyền thống.

- Lập ra kế hoạch, dự án cho việc sử dụng nguồn lao động chuyên ngành, lao động phụ và lao động thời vụ hợp lý để khắc phục tình trạng thừa

thiếu lao động và sự căng thẳng về lao động dư thừa trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông.

- Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, phân công lao động hợp lý theo quan điểm toàn dụng lao động, hạn chế di dân tự do, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân tại chính các làng nghề truyền thống.

- Quản lý tốt và phát triển thị trường lao động: hiện nay thị trường lao động trong các làng nghề truyền thống tuy đã hình thành nhưng hoạt động của nó còn mang tính tự phát thiếu sự tổ chức và quản lý chặt chẽ. Các hợp đồng lao động chủ yếu được thỏa thuận bằng miệng, Các chế độ bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội hầu như không được thực hiện trong các làng nghề truyền thống. Sự thiếu hụt một thị trường lao động có tổ chức và không thực hiện đúng luật lao động trong các làng nghề truyền thống là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém về tổ chức quản lý lao động. Vì vậy, cần có những biện pháp xây dựng và điều tiết thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của làng nghề truyền thống cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời tăng cường kiểm soát việc thi hành luật lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

3.2.3. Mở rộng quan hệ liên kết và hợp tác giữa các làng nghề truyền thống nhằm phát triển nguồn nhân lực

Trong điều kiện cơ chế thị trường, các quan hệ cạnh tranh tồn tại song song với các quan hệ liên kết. Trong sự phát triển của các làng nghề truyền thống quận Hà Đông trong nhiều năm qua, quan hệ giữa các hộ cùng làng nghề truyền thống, giữa các làng nghề và các làng nghề thủ công truyền thống hình thành một cách tự phát hoặc rất mờ nhạt hoặc bị các quan hệ cạnh tranh lấn lướt. Chính điều này hạn chế việc phát triển của các hộ làm nghề thủ công, các cơ cở, các doanh nghiệp, công ty... và của làng nghề truyền thống.

Việc tổ chức các quan hệ liên kết dưới những hình thức khác nhau là

cần thiết. Bởi lẽ, việc liên kết kinh doanh đó có thể giúp khắc phục được những yếu kém trong kinh doanh, quá trình tổ chức được hợp lý hơn, khả năng cải tiến và phát triển kỹ thuật được mở rộng, vị thế của làng nghề truyền thống được cải thiện từ đó nâng cao vị thế của những người làm nghề (nghệ nhân, thợ thủ công, người lao đô ̣ng).

Trong điều kiện hiện nay, các làng nghề truyền thống cũng có khả năng thuận lợi để tổ chức quan hệ liên kết. Khả năng này nằm ngay trong nhu cầu liên kết. Hơn nữa, sự tập trung sản xuất xuất của làng nghề truyền thống, các quan hệ huyết thống, gia tộc của những người làm nghề thủ công truyền thống là những yếu tố kinh tế - xã hội thuận lợi mà thủ công nghiệp ở các vùng đô thị tập trung và công nghiệp lớn không có được. Trong các tổ chức liên kết kinh tế ở các làng nghề truyền thống cần đẩy mạnh những hình thức liên kết cơ bản sau:

Thứ nhất, liên kết giữa làng nghề truyền thống với vùng khai thác, sản xuất nguyên liệu.

So với sản xuất thủ công nghiệp phân tán, sản xuất thủ công nghiệp tập trung ở làng nghề truyền thống tạo điều kiện bảo đảm nguyên liệu tập trung với khối lượng tương đối lớn. Trừ một số ít làng nghề có khả năng đảm bảo nguyên liệu tại chỗ (đay cói, với làng nghề dệt cói), đại bộ phận các làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu do các vùng khác khai thác và sản xuất.

Việc liên kết giữa các làng nghề truyền thống với các vùng khai thác và sản xuất nguyên liệu tạo cơ hội phát triển nghề thủ công truyền thống, từ đó yêu cầu bản thân các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp....tự nâng cao nhu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ quá trình liên kết. Ví dụ, muốn quá trình liên kết tốt phải có nhân lực am hiểu về nguyên liệu, biết phân biệt nguyên liệu tốt, xấu phục vụ công tác kinh doanh, phải có nhân lực có khả năng tư duy, nhạy bén với thị trường để nắm bắt giá cả giữa các vùng nguyên liệu, phát hiện sớm những vùng nguyên liệu mới và

khả năng dự báo những vùng sắp hạn chế về nguyên liệu..v.v..Do vậy nhu cầu nhân lực cho nghề truyền thống sẽ ngày càng đòi hỏi cao khi việc liên kết giữa các vùng phát triển mạnh mẽ.

Hình thức liên kế có thể áp dụng: ký kết các hợp đồng đặt hàng, ứng trước lần đầu cho các hộ ở vùng nguyên liệu hoặc cho các đầu mối thu gom nguyên liệu. Để thực hiện hình thức này, bản thân các chủ cơ sở, các hộ sản xuất nghề truyền thống phải tự liên kết lại mới đủ khả năng tài chính cho việc đầu tư vào vùng nguyên liệu.

Thứ hai, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Với khối lượng sản phẩm lớn và cơ cấu mặt hàng sản xuất ở các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống tương tư nhau. Tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người tham gia kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống. Việc sản phẩm có bán chạy phụ thuộc vào chất lượng và tay nghề của người thợ thủ công, nhà quản lý. Các sản phẩm càng bán chạy thị việc kinh doanh càng tiến triển, con người thu được nhiều lợi nhuận, từ đó người ta tiếp tục tái đầu tư trong sản xuất, mở rộng kinh doanh và đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực.

Từ nhu cầu kinh doanh, con người mới có nhu cầu thuê thêm lao động, thuê thêm quản lý, thu hút nhiều lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Trong quá trình kinh doanh, giữa các hộ sản xuất ở làng nghề truyền thống với các bạn hàng, đã thành mối quan hệ tự nhiên. Song quan hệ này, người sản xuất luôn ở vị trí yếu thế, bị chèn ép. Để kích thích sản xuất cho các làng nghề truyền thống, bên cạnh việc tạo lập thị trường ổn định của làng nghề truyền thống, cần phải đa dạng hóa các quan hệ liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Các hình thức liên kết có thể áp dụng là: các hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống liên kết với nhau cùng tổ chức cửa hàng giới thiệu và tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận hà đông, thành phố hà nội hiện nay (Trang 77 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)