Quan điểm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận hà đông, thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 77)

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

3.1. Quan điểm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội

3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống quận Hà Đông cần có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn

Từ những ngày đầu thành lập Đảng, Đảng ta đã nhận thức và phát huy cao độ nhân tố con người đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, nhận thức của Đảng về vấn đề này cũng có những khác biệt và được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới, Đảng ta nêu ra quan điểm: "Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [7, tr100].

Trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của làng nghề truyền thống nói riêng, nhân lực luôn là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá nhất, bảo đảm cho năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các địa phương nói chung và quận Hà Đông nói riêng. Trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông hiện nay, vấn đề nhân lực lại càng cấp bách, vì hiện nay đang có tình trạng lao động làng nghề không thiết tha gắn bó với nghề, thanh

niên làng nghề không muốn theo nghề cha ông, còn các nghệ nhân thì nhiều cụ tuổi cao không còn đủ sức khỏe để làm nghề, vẫn còn thiếu các điều kiện để sáng tác và truyền nghề.v.v..

Lịch sử đã ghi nhận giá trị của tiểu thủ công nghiệp đã góp phần đảm bảo nhu cầu đời sống của nhân dân từ buổi bình minh dựng nước đến nay.

Những sản phẩm của ngành nghề truyền thống – tiểu thủ công nghiệp là những bằng chứng về sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền trong cả nước trong đó có quận Hà Đông. Việc xây dựng một nền công nghiệp không thể thiếu vị trí của tiểu công nghiêp. Ngay ở những nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… vẫn hết sức coi trọng tiểu công nghiệp và tiểu công nghiệp vẫn tồn tại với tỉ lệ khá cao. Đối với nước ta,, chúng ta bắt đầu CNH, HĐH nên càng phải đặc biệt quan tâm đến tiểu công nghiệp, đến ngành nghề truyền thống.

Quận Hà Đông là một trong các quận nội thành thành phố Hà Nội có số làng nghề truyền thống phát triển khá đa dạng và đang có những phục hồi, hưng thịnh. Tuy nhiên, nghành nghề truyền thống không thể tách rời những người thợ thủ công. Đó là nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống. Trước những yêu cầu của đất nước trong quá trình CNH, HĐH, trước những đòi hỏi cập bách trong phát triển nghề truyền thống hiện nay, thì vấn đề đặt ra là các cấp, các ngành quận Hà Đông cần có cái nhìn dài hạn và sâu sắc đến việc phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống, từ đó xây dựng các lộ trình triển khai cụ thể, tuần tự và phù hợp với các giai đoạn phát triển.

Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng vị trí và đặc điểm nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay, thấy được nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để CNH, HĐH đất nước, trên cơ cở xây dựng thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiê ̣n nay tầm nhìn đến năm 2020. Xác

định nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống trong các làng nghề truyền thống hiện nay. Từ đó, cần đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế làng nghề truyền thống với chiến lược lâu dài. Vì phát triển lực lượng lao đô ̣ng – đầu vào cho sản xuất làng nghề truyền thống, vì lợi ích của chính bản thân người lao đô ̣ng và lợi ích cô ̣ng đồng là điều kiện căn bản để bảo tồn, phát triển tốt các làng nghề truyền thống. Vì vậy, phải tìm mọi cách để giải phóng và phát huy tốt tiềm năng của nhân tố con người và của cộng đồng vì mục tiêu phát triển.

Thứ hai, tầm nhìn dài hạn và bước đi phù hợp thể hiện ở việc công tác quản lý Nhà nước ở quận Hà Đông đối với Hiệp hội làng nghề truyền thống, các tổ nghề…Bản thân các nhân lực làng nghề truyền thống tự nỗ lực không ngừng để duy trì nghề, truyền nghề, sáng tạo nghề và phát triền nghề thì bên cạnh đó để phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống còn cần đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, các cơ quan chính quyền các cấp. Đòi hỏi các công tác quản lý nhà nước cần tăng cường, hoàn chỉnh hệ thống các quy hoạch, kế hoạch và các chính sách cụ thể, thiết thực cùng với việc chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc những chủ trương, chính sách đề ra. Để có cái nhìn dài hạn, các cơ quan chức năng của Quâ ̣n cần nâng cao hơn nữa nhận thức và khẳng định những giá trị kinh tế của các làng nghề truyền thống, mà những giá trị đó do nhân tố con người tạo dựng nên. Từ đó, phát huy vai trò Nhà nước để định hướng chiến lược phát triển toàn diê ̣n trên các mă ̣t cho sự phát triển lâu dài của làng nghề truyền thống, đồng thời phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Điều đó thể hiện ở các mặt: định hướng, khuyến khích ủng hộ, trợ giúp và tôn vinh những làng nghề cổ truyền, tôn vinh những nghệ nhân, những thợ giỏi – những “đôi bàn tay vàng”, những chủ cơ sở sản xuất, doanh nhân đã và đang góp phần làm rạng rỡ hình ảnh quâ ̣n Hà Đông.

3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống bằng nhiều con đường, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ, có những khâu đột phá

Để thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, cùng với cả nước quận Hà Đông đã áp dụng nhiều chính sách, thể chế hóa mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...bằng các luật và các văn bản dưới luật, các thành phần kinh tế đã được thừa nhận quyền hoạt động bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các làng nghề truyền thống, các hộ nghề, các doanh nghiệp kinh doanhh hàng thủ công truyền thống ở Quận có điều kiện thuận lợi và phát triển sản xuất kinh doanh. Hộ nghề, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và công ty trong các làng nghề truyền thống...đã được phép hoạt động, tự chủ sản xuất, kinh doanh, kể cả việc xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật. Các làng nghề truyền thống không chỉ có lợi thế mà còn có vận hội để phát triển.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều hộ nghề, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công truyền thống vẫn còn lúng túng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh? Câu trả lời là bên cạnh khó khăn về vốn là hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, coi nhân tố con người là quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này cần phải được cụ thể hóa trong hoạt đô ̣ng đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, truyền nghề. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực ở các làng nghề truyền thống đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ, vững chắc và có tính đột phá, thể hiện:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để tạo nên những người lao động có năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc phát triển bền vững các làng nghề thủ công truyền thống, đòi hỏi quận Hà Đông phải thực sự quan tâm đến công tác đào tạo và dạy nghề theo quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi nhân tài”. Để lao động làng nghề truyền thống có năng

lực sáng tạo, khả năng thích ứng và có kỹ năng lao động nghề nghiệp trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển, trọng tâm là đổi mới toàn diện và triệt để về nội dung và phương pháp đào tạo nghề nghiê ̣p, dạy nghề cho phù hợp với những định hướng gia tăng giá trị sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống tương ứng với từng thời kỳ phát triển của quận Hà Đông. Đây chính là nhiê ̣m vụ đô ̣t phá của các Sở ngành và Phòng giáo dục Quâ ̣n cùng với các Trường đào tạo quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến làng nghề truyền thống trên địa bàn Thủ đô.

Mô ̣t đô ̣t phá nữa là đảm bảo môi trường làng nghề truyền thống trên địa bàn Quâ ̣n. Môi trường làng nghề truyền thống ảnh hưởng trực tiếp đến việc đời sống sức khỏe, nâng cao chất lượng dân cư, nâng cao thể lực cho người lao động, cải thiện điều kiê ̣n làm viê ̣c tại các làng nghề truyền thống. Đây là vấn đề vừa cấp bách, vừa có tính chất cơ bản lâu dài để tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất môi trường sống nhằm tạo ra đô ̣i ngũ lao đô ̣ng mới có sức khỏe cường tráng, cống hiến sức lực, sự sáng tạo cho phát triển nghề thủ công truyền thống.

Thứ hai, việc phát triển nguồn nhân lực đối với các làng nghề truyền thống còn đòi hỏi đồng bộ các chính sách và việc thực thi các chính sách.

Thực tế cho thấy, các chính sách của Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều nhưng chưa đủ, nhất là đối với các ngành nghề truyền thống, chế độ ưu đãi đối với nghệ nhân, thợ thủ công. Từ đó, dễ nhìn thấy các chính sách chưa thâ ̣t sự đi sâu vào cuộc sống các làng nghề truyền thống. Việc hoạch định chính sách và phổ biến chính sách trong nhân dân đặc biệt là dân làng nghề truyền thống còn hạn chế, do đó chưa tạo ra môi trường kinh tế và hành lang pháp lý cần thiết cho người sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giàu chất trí tuệ và nghệ thuật này.

Hơn lúc nào hết, bên cạnh viê ̣c xây dựng nô ̣i dung chính sách thiết

thực, cần tổ chức thực hiê ̣n đồng bộ các chính sách từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt cách chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực trong các làng nghề truyền thống. Trong quá trình thực thi các chính sách cần thể hiê ̣n quan điểm nhất quán và có sự phù hợp giữa cơ chế với chính sách phát triển nhân lực các làng nghề truyền thống.

Thứ ba, trong phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống cần có những thay đổi mang tính đô ̣t phá về chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, vay vốn... Quận Hà Đông cần kiến nghị loại bỏ một số quy định bất hợp lý trong các chính sách thuế như: đánh đồng thuế xuất 5%

đối với hàng thủ công truyền thống ngang với các mặt hàng công nghiệp khác. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền nhà nước cần có chế độ trợ giá, chế đô ̣ ưu đãi vay vốn cho các làng nghề truyền thống. Với chính sách mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, chúng ta cần có những thay đổi nổi bật về chính sách ưu đãi trong nước để sản phẩm của các làng nghề truyền thống có thể phát triển và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.

Thứ tư, cần phải xác định rõ, việc xây dựng các biện pháp để phát triển nguồn nhân lực cũng phải đảm bảo nguyên tắc sự kết hợp hài hòa giữa khai thác giá trị truyền thống với tâ ̣n dụng thành tựu văn minh nhân loại để phát huy tốt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, tạo ra năng lực nội sinh của sự phát triển, bởi vì không dựa trên nền tảng của giá trị truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời, thực hiê ̣n xã hội hóa về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cùng với phát huy vai trò của từng cá nhân chủ động rèn luyện, phát triển về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức tinh thần.

3.1.3. Phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội phải dựa trên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng nhưng phải lấy vai trò của các nghệ nhân làm nòng cốt

Cần khẳng định rằng, viê ̣c phát hiện và trọng dụng, tôn vinh nhân tài là trách nhiệm của Đảng lãnh đạo, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về nhân lực và nhân tài. Đối với các làng nghề truyền thống cũng vậy, nhân lực là yếu tố quan trọng, trong đó cốt lỗi là vai trò của các nghệ nhân. Để phát huy tối đa vai trò của các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống thì việc quan tâm bồi dưỡng và phát hiện, tôn vinh các nghệ nhân là yêu cầu quan trọng trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống.

Chúng ta đều biết, những nghệ nhân - những nhân tài, không phải tự nhiên mà có, mà những nhân tài ấy chỉ có thể nảy nở trong một môi trường thuận lợi, được chăm sóc căn cơ, tận tậm, chu đáo về mọi mặt trong thời gian dài, từ khi họ còn là những em nhỏ cho đến khi trưởng thành, tham gia hoạt động sản xuất nghề. Do vậy, việc đầu tiên là bản thân các làng nghề truyền thống phải quan tâm, phát hiện ra những thợ thủ công có tài năng, có khả năng trở thành nghệ nhân. Đó là trách nhiệm của Hiệp hội làng nghề, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân đang sản xuất, kinh doanh với nghề truyền thống. Do đó, muốn phát hiện đúng nhân tài thì yêu cầu chúng ta phải có tư duy đổi mới, phải biết gợi mở, khuyến khích những ý kiến mới mẻ, có tính đột phá. Bên cạnh đó, phải biết nhìn người, khắc phục tư duy hẹp hòi, bè phái, cục bộ vốn có của những người lao động

“tiểu nông” trong các làng nghề truyền thống mặc dù đã có những thay đổi những vẫn chưa hết được những định kiến vốn có của bản thân.

Điều quan trọng là phải công khai hóa việc phát hiện những nhân lực tiêu biểu đó để trọng dụng, để phát triển, từ đó tổ chức bình chọn đúng những nhân tài đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu phát triển làng nghề truyền thống về năng lực, trình độ, phẩm chất. Phải biết dựa vào dân, dựa vào các tổ chức xã hội, đội ngũ chuyên gia, bằng nhiều hình thức để nghe, để thử tay nghề, chọn lọc những ý kiến đúng đắn, qua đó phát hiện nhiều “nhân tài” thực sự, tiếp tục bồi

dưỡng tăng cường số, chất lượng trong các làng nghề truyền thống.

3.1.4. Lấy hiệu quả khai thác và sử dụng lao đô ̣ng làm thước đo phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống

Việc phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống quận Hà Đông mạnh về cả số lượng và chất lượng thì vấn đề đặt ra là luôn chú trọng gắn phát triển với khai thác, sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả. Có được như vậy thì nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống mới thực sự phát triển và đáp ứng nhu cầu phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cụ thể:

Thứ nhất, gắn việc phát triển nguồn nhân lực làng nghề truyền thống với mở rộng thị trường lao động tạo ra sự liên kết giữa đào tạo và sử dụng.

Nếu chỉ chú trọng phát triển nguồn lực con người mà không quan tâm đến thị trường lao động sẽ dẫn đến tình trạng lao động đã qua đào tạo hoặc thừa hoặc không phù hợp với yêu cầu lao động, gây lãng phí, không phát huy được hiệu quả nguồn nhân lực.

Các làng nghề truyền thống quận Hà Đông ngày càng phát triển, tạo ra thị trường lao động ngày một đa dạng và phát triển, từ đó đòi hỏi phải có lực lượng lao động đa dạng và có chất lượng cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng có nghĩa là phải tính toán đến quan hệ cung – cầu lao động ở từng thời điểm cũng như kết quả của việc đào tạo nghề thủ công truyền thống đã thực sự phù hợp với thực tế, đã đáp ứng được quá trình ứng dụng những mẫu mã mới, máy móc mới của quá trình sản xuất, hay trình độ quản lý, tiếp cận thị trường...Muốn vậy, quận Hà Đông phải nắm được tình hình cơ cấu lao động và sự biến động của nó. Nói cách khác, các làng nghề truyền thống phải có kế hoạch phát triển nguồn lực con người, tính toán nhu cầu lao động trong từng làng nghề, từng khâu, từng bộ phận cụ thể và trên toàn quận Hà Đông và dựa vào sự chuyển đổi kinh tế, năng suất lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ để xác định quy mô và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp. Cơ cấu đào

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận hà đông, thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)