TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HND CỦA NH
3.1 Đánh giá thực trạng cho vay HND tại NH
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, thu hồi nợ của các HND 1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho HND
- Để có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn, trước hết chúng ta hãy xem xét đến những tồn tại, khó khăn đã làm hạn chế việc sử dụng vốn vay của các đối tượng này như sau:
-Điều kiện vay vốn đối với các hộ còn nhiều vướng mắc ở khâu thế chấp vì vậy số lượng vốn nhu cầu so với lượng vốn vay thực tế còn thấp.
- Do trình độ dân trí còn thấp, hơn nữa do nhiều điều kiện khác nên có nhiều trường hợp đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết với ngân hàng trong khế ước vay vốn và do chưa có phương án hoạt động hợp lý nên hiệu quả sử dụng vốn vay không cao, dẫn đến nợ quá hạn với ngân hàng.
- Sự thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là một hạn chế lớn nhất để phát triển kinh tế hộ ở các xã trên địa bàn này, do vậy đòi hỏi cần phải có sự quan tâm đúng mức của ngân hàng thể hiện ở những điểm sau:
+ Tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ sản xuất, có chính sách ưu đãi hơn về lãi suất.
+Khắc phục những vướng mắc, tránh thủ tục rườm rà về điều kiện vay vốn cho các hộ có nhu cầu vay
+ Giúp đỡ hộ sản xuất sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
+ Cần thay đổi phương thức cho vay từng lần sang hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
*Các biện pháp nhằm tạo điều kiện choHND :
- Để tạo điều kiện cho người nông dân có thể yên tâm tiếp tục sản xuất khi gặp rủi ro ngân hàng cần quy định: khi rủi ro do bão lụt, hạn hán, dịch bệnh gây ra thiệt hại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
hơn 40% giá trị tài sản trở lên trên diện rộng được xét gia hạn nợ, được xét gia hạn nợ một lần nhưng không quá 1 chu kỳ sản suất, nếu hộ bị thiệt hại có yêu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất sẽ được xem xét và cho vay bình thường. Căn cứ vào hồ sơ kiểm
kê nợ cán bộ tín dụng ra quyết định gia hạn nợ và báo cáo cho giám đốc xem xét giải quyết.
- Trong trường hợp rủi ro kẻ gian phá hoại, lừa đảo, cướp giật hoặc chủ vay vốn bỏ trốn, ngân hàng lập văn bản báo cáo cơ quan pháp luật xử lý đồng thời ra quyết định ngừng ngay ối quan hệ tín dụng cho đến khi hồ sơ đựơc xử lý và hu hồi nợ. Dư nợ được hạch toán vào tài khoản “nợ chờ xử lý”, lãi suất chờ xử lý được tính theo lãi suất nợ quá hạn kể từ ngày phát hiện vụ việc
- Phải cho vay đúng đối tượng: việc xác định đối tượng, xem xét những hộ thực sự có nhu cầu vay vốn có đúng họ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hay không là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo đồng vốn của ngân hàng cho vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Áp dụng những hình thức thế chấp phù hợp dễ chấp nhận, dễ thực hiện đối với các hộ nông dân trung bình khá, nhưng có phương án kinh doanh tương đối lớn, giúp đỡ các hộ cần vay vốn và biết sử dụng vốn vay để tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng không có đủ tài sản đảm bảo để thế chấp.
- Do mức lãi suất cho vay của các hộ sản xuất lên xuống thất thường cho nên ngân hàng phải có chính sách xây dựng bình ổn giá cả cho hộ nông dân, mở rộng các dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi cho hộ sản xuất phòng khi xảy ra dịch bệnh.
* Các giải pháp nhằm giúp đỡ hộ nông dân sử dụngvốn vay có hiệu quả
- Cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân thuận lợi trong việc vay vốn, hướng dẫn họ cách sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Ngân hàng cần có những tính toán cụ thể để giải ngân sao cho đúng thời vụ của hộ sản xuất kinh doanh.
- Nên áp dụng lãi suất ưu đãi với các hộ nông dân có uy tín và có thểsử dụng khen thưởng cho cán bộ đã giới thiệu khách hàng giao dịch với ngân hàng mình.
- Mở thêm tín dụng cho mua nhà trả góp cho các khách hàng có hoạt động sản xuất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảthu hồi nợ
- Bám sát, đôn đốc theo đúng kế hoạch trả nợ mà khách hàng có thiện chí trả nợ cam kết, xử lý những sai hẹn bất ngờ trong kế hoạch trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả hết các khoản nợ bằng các nguồn thu nhập của gia đình.
- Tổ chức thu hồi những khoản nợ khó đòi, cho giãn nợ để khôi phục khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
- Cần có ít nhất 2 CBTD tham gia gặp gỡ với người vay và thẩm tra lại những gì người vay nói.
- Xem xét kỹ lưỡng điều kiện vay vốn của khách hàng.
- CBTD phải thường xuyên đi thực tế, theo dõi, đốc thúc người dân trả nợ đúng hạn.
- Có biện pháp xử lý xác đáng đối với những hộ nợ quá hạn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ