Tình hình chung về hoạt động của NHCSXH huyện Triệu Phong

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 46)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

2.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

2.1.4. Tình hình chung về hoạt động của NHCSXH huyện Triệu Phong

Bảng2.2: Doanh sốcho vayởNHCSXH huyệnTriệu Phong qua 3năm2010–2012

Đvt: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

SL % SL % SL % SL % SL %

1.Tổng doanh sốcho vay Trđ 42.820 100 48.189 100 47.625 100 5.369 12.54 -564 -1.17

1.1. Theo hình thức cho vay

- Ủy thác Trđ 42.820 100 48.189 100 47.625 100 5.369 12.54 -564 -1.17

- Cho vay trực tiếp Trđ - - - -

1.2. Theo thời gian vay

- Ngắn hạn Trđ - - - -

- Trung và dài hạn Trđ 42.820 48.189 47.625 5.369 12.54 -564 -1.17

2. Số lượt hộvay vốn Hộ 2.305 - 2.781 - 3.028 - 476 20.65 247 8.88

3. Vốn vay bình quân/hộ

(=(1)/(2)) Trđ/hộ 18.58 - 17.33 - 15.73 - -1.25 -6.72 -1.60 -9.23

(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHCSXH huyện Triệu Phong)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trong những năm qua công tác tín dụng của NHCSXH đã có rất nhiều thay đổi để bám sát với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư.

Qua số liệu ở bảng 2.2 ta thấy, doanh số cho vay ở NHCSXH tăng qua các năm nhưng không ổn định. Năm 2010 là 42.820 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số cho vay của NHCSXH đạt 48.189 triệu đồng tăng 5.369 triệu đồng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 giảm còn 47.625 triệu đồng, giảm 564 triệu đồng tương ứng giảm 1.17% so với năm 2011. Nhìn chung qua 3 năm, doanh số cho vay đã có sự gia tăng đáng kể. Việc tăng doanh số cho vay là do ngân hàng đã thực sự chủ động trong huy động nguồn vốn và linh hoạt trong việc đưa vốn đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, ngoài ra việc tăng doanh số cho vay cho chúng ta thấy rằng ngân hàng đã tiếp cận và tạo được niềm tin đối với các đối tượng vay vốn, làm cho các đối tượng vay vốn yên tâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của mình. Mặt khác đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi trênđịa bàn.

Bên cạnh sự tăng lên về doanh số thì số lượt hộ vay vốn cũng có sự biến động đáng kể. Cụ thể: năm 2010 là 2.305 hộ vay vốn, đến năm 2011 là 2.781, tăng 476 hộ so với năm 2010 tương ứng với tăng 20.65%. Đến năm 2012, số hộ vay vốn đạt 3.028 tăng 247 hộ so với năm 2011 tương ứng với tăng 8,88%. Số hộ vay vốn tăng là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thông tin, giúp nhiều hộ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, đồng thời có các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các hộ vay vốn, từng bước tinh giản thủ tục vay vốn tạo điều điện cho hộ nghèo và cácđối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn một cách thuận tiện nhất. Ta thấy số hộ vay vốn năm 2012 tăng chậm hơn so với năm 20011, nguyên nhân của việc này là do việc bình xét để công nhận hộ nghèoở các xã vẫn còn nhiều bất cập và chưa khách quan gây ra nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục vay vốn của các hộ, làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, mặt khác phần lớn nguồn vốn cho vay tại NHCSXH phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên không thể đáp ứng được nhu cầu củatất cả các hộ có nhu cầu vay vốn dẫn đến doanh số cho vay chưa cao.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Về lượng vốn vay bình quân/hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy lượng vốn bình quân hộ giảm dần qua các năm, năm 2010 lượng vốn vay bình quân/hộ là 18,58 triệu đồng/hộ, sang năm 2011 là 17,33 triệu đồng/hộ giảm 1,25 triệu đồng/hộ. Đến năm 2012, lượng vốn vay bình quân/hộ là 15,73 triệu đồng/hộ giảm 1.60 triệu đồng/hộ so với năm 2011.

Tóm lại, qua bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng đã có sự tăng lên trong 3 năm qua trong đó chủ yếulà cho vayủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và cho vay trung và dài hạn. Đây là thành tích đáng khen ngợi của tập thể cán bộ NHCSXH huyện Triệu Phong trong việc đưa nguốn vốn ưu đãi đến với các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Bên cạnh những thành công nói trên, trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng cần phải quan tâm xem xét phải làm sao để tạo điều kiện cho người dân có sự thuận lợi trong việc tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về vốncủa các đối tượng chính sách.

2.1.4.2. Doanh sốthu nợ ởNHCSXH huyện Triệu Phong

Bảng2.3: Doanh sốthu nợ ởNHCSXH huyệnTriệu Phong qua 3năm2010–2012

(Đvt: Triệu đồng) Năm

Chỉ tiêu

ĐVT

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

1.Tổng thu nợ Trđ 9.103 100 12.935 100 19.606 100 3.832 42.10 6.671 51.57 1.1.Theo hình thức thu

- Ủy thác Trđ 1.870 20.54 2.709 20.94 3.838 19.58 839 44.87 1.129 41.68 - Thu trực tiếp Trđ 7.233 79.46 10.226 79.06 15.768 80.42 2.993 41.38 5.542 54.20 1.2.Thu nợphân theo thời gian cho vay

- Ngắn hạn Trđ - - - -

- Trung và

dài hạn Trđ 9.103 100 12.935 100 19.606 100 3.832 13,08 6.671 51.57 (Nguồn: Báo cáo hoạt động NHCSXH huyện Triệu Phong) Là một ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện Triệu Phong được đánh giá thông qua công tác cho vay, đưa vốn đến với các hộ nghèo cần vốn và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên để

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

thấy được tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn cho vay, để hiểu rõ hơn về hoạt động thu nợ của của NHCSXH huyện Triệu Phong ta đi xem xét Bảng 2.3: Doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Triệu Phong.

Qua bảng số liệu ta thấy: doanh số thu nợ của ngân hàng tăng nhanh qua 3 năm, cụ thể: năm 2010 doanh số thu nợ của ngân hàng là 9.103 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ là 13.935 triệu đồng, tăng 3.832 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tăng 42,10%. Đến năm 2012 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng 6.671 triệu đồng so với năm 2011, đạt 19.606 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 51,57%. Doanh số thu nợ tăng lên sẽ làm cho tốc độ quay vòng vốn tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, doanh số thu nợ tăng chứng tỏ trong những năm vừa qua các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc thu hồi vốn, bên cạnh đó trong những năm vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai và dịch bệnh nhưng bà con nông dân vẫn sản xuất có hiệu quả nên đã kịp thời trả nợ cho ngân hàng.

Mặc dù tổng doanh số thu nợ của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm nhưng doanh số thu nợ của ngân hàng là không cao. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của ngân hàng không cao nên mức độ thu nợ không nhiều. Hiện nay ở ngân hàng chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên nhiều món vay vẫn đang ở trong chu kỳ sản xuất nên chưa thu hồi được nợ. Mặt khác bên cạnh những hộ sản xuất có hiệu quả vẫn còn những hộ sản xuất không có hiệu quả dẫn đến tình trạng chưa thu hồi được vốn đầu tư và bị lỗ trong quá trình sản xuất nên chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Qua Bảng 2.3 ta thấy ở ngân hàng có 2 hình thức thu nợ chính đó là: thu nợ thông qua ủythác và thu nợ trực tiếp. Trong đó doanh số thu nợ trực tiếp chiếm phần lớn với khoảng 80% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, thu nợ thông qua ủy thác chiếm khoảng 20%. Doanh số thu nợ trực tiếp lớn hơn doanh số thu nợ ủy thác thông qua các Tổ TK&VV của các hội đoàn thể bởi vì hiện nay tại NHCSXH huyện Triệu Phong các hội đoàn thể chỉ thu tiền lãi của người vay vốn còn tiền nợ gốc người vay sẽ trả trực tiếp cho các nhân viên của ngân hàng tại các điểm giao dịch lưu động. Trong 3 năm qua các tổ trưởng tổ TK&VV của các hội đoàn thể đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc thu hồi lãi từ các tổ viên góp phần vào việc thu hồi nợ của ngân hàng, cụ thể là: doanh số thu nợthông qua các tổ TK&VV không ngừng tăng lên, năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

doanh số thu nợ là 1.870 triệu đồng sang năm 2011 doanh số thu nợ thông qua các tổ TK&VV là 2.709 triệu đồng, tăng 3.832 triệu đồng tương ứng với tăng 42,10%. Đến năm 2012 doanh số thu nợ thông qua các TTK&VV đạt 3.838 triệu đồng tương ứng 41,68% so với năm 2011. Đây là một thành tích đáng khen ngợi bởi vì các tổTK&VV là các tổ chức không chính thống trong lĩnh vực ngân hàng nhưng với sự cố gắng, nhiệt tình của mình các tổ TK&VV đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thông qua bảng số liệu ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng 100% doanh số thu nợ là từ các món vay trung và dài hạn, điều này là do trong những năm vừa qua ở NHCSXH huyện Triệu Phong chỉ cho vay trung và dài hạn chứ không cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ cũng chủ yếu là từ các khoản vay trung và dài hạn.

Từ những kết quả đạt được ở trên đã cho thấy được sự linh hoạt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng, từ đó cũng khẳng định được rằng tập thể các cán bộ của ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc thuhồi vốn vay. Bên cạnh đó từ sự tăng lên của doanh số thu nợ chúng ta cũng thấy được ý thức của các hộ vay vốn trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng đang được cải thiện trong những năm vừa qua.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.1.4.3. Dư nợ và nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Triệu Phong

Bảng2.4:Dưnợvà nợquá hạntạiNHCSXH huyện TriệuPhong qua 3năm2010–2012 Năm

Chỉ tiêu

ĐVT

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

Tổng dư nợ Tr.đ 163.761 100 199.009 100 227.414 100 35.248 21.52 28.405 14.27

Theo hình thức cho vay

Ủy thác Tr.đ 163.761 100 199.009 100 227.414 100 35.248 21.52 28.405 14.27

Cho vay trực tiếp Tr.đ - - - -

Dư nợphân theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn Tr.đ - - - -

Trung và dài hạn Tr.đ 163.761 100 199.009 100 227.414 100 35.248 21.52 28.405 14.27

Sốhộcòn dư nợ Hộ 16.758 - 18.256 - 20.015 - 1.498 8.94 1.759 9.64

Dư nợbình quân/hộ Tr.đ 9.77 - 10.90 - 11.36 - 1.13 11.55 0.46 4.23

Dư nợquá hạn Tr.đ 1.255 - 2.372 1.710 - 1.117 89.00 -662 -27.91

Tỷlệnợquá hạn

(Tổng dư nợ/nợ quá hạn) % 0.77 - 1.19 - 0.75 - 0.43 55.53 -0.44 -36.91

(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHCSXH huyện Triệu Phong)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Dư nợ là một chỉ tiêu tổng hợp của hoạt động cho vay, dư nợ có mối quan hệ với doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng. Để thấy được tình hình biến động dư nợ tại NHCSXH trong 3 năm qua, chúng ta tiến hành xem xét bảng 2.4: Dư nợ và nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Triệu Phong. Từ số liệu ở bảng 2.4 ta thấy tổng dư nợ trong 3 năm qua liên tụctăng lên. Năm 2010 tổng dư nợ là 163.761 triệu đồng, năm2011dư nợ tại ngân hàng là 199.009 triệu đồng tăng 35.248 triệu đồng tương ứng tăng 21,52% so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt 227.414 triệu đồng, tăng 28.405 triệu đồng tương ứng với tăng 14,27% so với năm 2011. Dư nợ tăng lên cùng với doanh số cho vay tăng là một dấu hiệu tốt trong hoạt động của ngân hàng, điều này phản ánh quy mô tín dụng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng được mở rộng, dư nợ tăng lên trong 3 năm qua chứng tỏ ngày càng có nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách đượctiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất.

Dư nợ tăng lên cũng chứng minh rằng ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và đưa vốn đến với các hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy rằng 100% dư nợ hiện nay của ngân hàng là dư nợ trung và dài hạn, điều này cũng là tất yếu bởi vì trong thời gian vừa qua ngân hàng chủ yếu là cho vay trung và dài hạn không có các khoản vay ngắn hạn. Do hiện nay ngân hàng cho vay thông các các đơn vị ủy thác là các Tổ TK&VV của các hội đoàn thể trên địa bàn chứ không cho vay trực tiếpnên 100% tổng dư nợ của ngân hàng là thông qua hình thức ủy thác.

Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ thì số hộ còn dư nợ cũng tăng lên. Cụ thể là: năm 2010số hộ còn dư nợlà 16.758 hộ đến năm 2011 tăng lên 1.498hộ so với năm 2010đạt 18.256 hộ. Sang năm 2012số hộ còn dư nợ là 20.015 hộ tăng 1.759 hộ tương ứng với tăng9,64% so với năm 2011. Số hộ còn dư nợ tăng lên trong 3 năm qua là do những chính sách ưu đãi về hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng, mặt khác hiện nay thủ tục vay vốn cũng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dễ dàng tiếp cận vớinguồn vốn ưu đãi của ngân hàng, bên cạnh đó trong những năm qua hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã ý thức được vai trò quan trọng của vốn trong phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của mình nên họ mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất để nâng cao thu nhập. Song song với sự tăng lên của số hộ còn dư nợ là dư nợ bình quân trên hộ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

cũng tăng lên. Năm 2010 dư nợ bình quân trên hộ là 9,77 triệu đồng, đến năm 2011 là 10,90 triệu đồng, tăng 1,13 triệu đồng hay tăng 11,55% so với năm 2010. Sang năm 2012 là 11,36 triệu đồng tăng 0,46 triệu đồng tương ứng với tăng 4,23% so với năm 2009. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng lớn và có xu hướng đầu tư lâu dài, an toàn. Mặt khác nó cũng thể hiện khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng ngày càng tăng lên.

Một chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng là tình trạng dư nợ quá hạn. Qua số liệu ở Bảng 2.4 ta thấy, qua 3 năm tình hình nợ quá hạn có sự biến động, năm 2010 nợ quá hạn là 1.255 triệu đồng, đến năm 2011nợ quá hạn là 2.372 triệu đồng, tăng 1.117triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ quá hạngiảm xuống còn 1.710 triệu đồng, giảm 662triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ quá hạn biến động dẫn đến những biến động tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong 3 năm qua, năm 2010tỷ lệ nợ quá hạn là 0,77% so với tổng dư nợ, nhưng năm 2011 tăng lên đến 1,19%. Nguyên nhân của tình trạng này là: trong những năm vừa qua mặc dù làm ăn có hiệu quả nhưng một số hộ vẫn không chịu trả nợ cho ngân hàng, bởi vì một số hộ đã thoát nghèo vẫn muốn tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất nhưng không thể vay vốn tại NHCSXH với lãi suất ưu đãi trong khiđó nếu vay vốn ở các ngân hàng khác họ sẽ phải chịu lãi suất cao hơn nên họ chưa trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh những hộ làm ăn có hiệu quả vẫn có những hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến bị lỗ không thu hồi được vốn nên không có khả năng trả nợ. Mặt khác trong năm vừa qua tình trạng làm phát cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân, chi phí mua con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y, chi phí phân bón… ngày càng tăng lên nhiều lần so với năm trước nhưng giá bán sản phẩm lại không tăng dẫn đến tình trạng thu nhập từ hoạt động sản xuất của hộ chỉ trả được một phần nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống còn 0,75%. Đây là môt thành tựu của ngân hàng trong việc đôn đốc việc thu nợ, nhờ đó giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1%.Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn 1%) nhưng như vậy cũng còn khá cao nên đòi hỏi các cán bộ tín dụng của ngân hàng phải tìm hiểu thực tế để tìm ra các giải pháp nhằm giảm tỉ lệ này. Ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định phương án sử dụng vốn của các hộ trước khi cho vay vốn, đồng thời thông qua các Tổ TK&VV tại địa phương hướng dẫn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

cách thức sử dụng vốn để mang lại hiệu quả, ngân hàng cần phải có các chính sách tuyên truyền và vận động để người dân trả nợ đúng hạn cho ngân hàng từ đó làm giảm tỷ lệ quá hạn như vậy ngân hàng mới phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)