PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG
3.1. Đánh giá kiểm soát quy trình cho vay HSSV của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong
3.1.1. Kết quả đãđạt được
3.1.1.1. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách tín dụng của Chính phủ.
Chương trình tín dụng cho HSSV theo quyết định 157/2007 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã giúp các hộ gia đình giảm đáng kể gánh nặng tài chính. Chương trình này, một mặt giúp đào tạo số lượng lớn nhân lực phục vụcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mặt khác, giúp cho một bộphận nhân dân có thu nhập thấp được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, có công ăn việc làm, từng bước thoát nghèo. Đặc biệt, chương trình tín dụng học HSSV đãđóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phong trào học tập ở các địa phương nghèo. Và NHCSXH huyện Triệu Phong với việc thực hiện tốt nhiệm vụcủa mìnhđã góp phần trong những thành tựu đó.
Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn có nhiều sự điều chỉnh về thủ tục, lãi suất, mức vốn…qua mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, cán bộ NHCSXH huyện Triệu Phong đã thường xuyên cập nhật, thực hiện các văn bản chỉ đạo đổi mới của cấp trên. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong cũng rất chú trọng đến việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới đến các đối tượng vay vốn thông qua các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là qua các tổ TK&VV.
Cùng với việc kiểm tra kiểm soát các chương trình tín dụng cũng như cách thức thực hiện theo đúng quy trình cũng đã và đang được nâng cao chất lượng để thực hiện tốt quy trình cho vay, khắc phục và giảm thiểu những sai sót. Thông qua đó, tạo cầu nối cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, tiếp sức cho HSSV được tới trường, và đặc biệt là tạo niềm tin cho thế hệ trẻ vào đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, đào tạo nhân tài cho đất nước.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.1.1.2. Nguồn vốn đến được tận tay người vay vốn và sử dụng đúng mục đích
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong cùng với các đoàn thể chính trị- xã hội , đặc biệt là các tổ TK&VV người dân đã biết tới nguồn vốn vay của NHCSXH hơn, bên cạnh đó chính sách tín dụng về HSSV rất thiết thực tới gia đình và con em các hộ gia đình, nguồn vốn được truyền tải đến người vay 100% số xã trong cả huyện. Ngày càng nhiều HSSV được tiếp cận với nguồn vốn và quy mô tín dụng ngày càng tăng, thông qua phương thức giải ngân đến tận các hộ gia đình càng củng cố thêm lòng tin vào Đảng, chính phủ và tạo sự bìnhđẳng được học hành cho tất cả HSSV.
Bảng3.1: Tổng hợpsố liệu dư nợ học sinh sinh viên.
Chỉ tiêu Năm
Tổng số dư nợ (Trđ)
Số SV còn dư nợ (Sinh viên)
Dư nợ bình quân/1sinh viên
(trđ/sinh viên)
2010 75.843 5.262 14.41
2011 105.737 6.169 17.14
2012 124.259 5.505 22.57
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động củaPhòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong) Thông qua bảng trên ta thấy, tổng số dư nợ và dư nợ bình quân trên một sinh viên ngày càng tăng qua các năm. Đây là một thành tựu của NHCSXH huyện Triệu Phong trong việc đưa vốn vay đến với các hộ chính sách, mở rộng quy mô tín dụng.
Hiệu quảsửdụng vốn vay ngày càng tăng cao. Tỉlệ người vay sửdụng vốn sai mục đích giảm. Để đạt được kết quả này Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong đã tiến hành kiểm tra kiểm soát thông qua các tổ TK&VV, các đợt kiểm tra định kỳ được làm thường xuyên, đúng hạn. Đối với những trường hợp đã được vay vốn HSSV thì chưa có một trường hợp nào phải nghỉhọc do không đóng học phí.
3.1.1.3. Làm tốt công tác cho vay và kiểm soát cho vay HSSV:
Tiến hành các bước làm hồ sơ vay vốn, xét duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh gon, đảm bảo tối đa quyền lợi HSSV cũng như tuân thủ đúng các yêu cầu của quy trình nghiệp vụ.Số lượng sinh viên được vay vốn ngày càng tăng nhưng thời gian từ khi xét duyệt hồ sơ đến khi giải ngân đã rút ngắn đi rất nhiều. Nguồn vốn đến với người dân nhanh hơn, khi giải ngân cho người vay cũng đầy đủ, chính xác. Khi nhận tiền giải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
ngân thì cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH Triệu Phong cũng rất thân thiện, hòa nhã, cẩn thận hướng dẫn phổ biến công việc cần làm khi nhận tiền, thủ tục nhận tiền cũng nhanh gọn, dễ hiểu.
Để nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả, đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai tổ chức tại 19/19 xã, thị trấn có điểm giao dịch ổn định, các thông tin, trang bị phương tiện cho từng điểm giao dịch được đáp ứng đảm bảo.
Các thông tin chính sách tín dụng ưu đãi, thông tin hộ vay được công khai minh bạch, rõ ràng. Phòng giao dịch thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho thành viên tổ TK&VVđể đi vào hoạt động ngày thêm hiệu quả hơn.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.1.2.1. Hạn chế
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn một sô hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kiểmsoát cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.Đó là:
- Sự phối hợp kiểm soát giữa nhà trường, chính quyền cơ sở cấp xã và ngân hàng chưa chặt chẽ. Nhà trường không kiểm soát được sinh viên mình có được vay vốn hay không, Ngân hàng không có sựliên hệvới nhà trường nơi sinh viên đang theo học nên không thểquản lý việc sinh viên có đang theo học hay không, có vi phạm kỉ luật của nhà trường hay không.
- Hạn chếtrong việc kiểm tra sửdụng tiền vay.
- Việc cho vay được dựa trên cơ sởbình xét của tổ TK&VV thuộc các tổ chức chính trị- xã hội và sựphê duyệt của UBND cấp xã, NHCXSH chỉ thực hiện giải ngân theo các hồ sơ đã được phê duyệt. Trong thực tế, việc xác nhận của một số chính quyền địa phương quá chặt chẽ, dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay, có nơi lại rộng rãi, dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao, nên NHCSXH chưa thểnắm được số lượng HSSV cần vay vốnở trên địa bàn.
- Hạn chế về khả năng thu hồi vốn: theo cơ chế cho vay hiện hành, khi ra trường HSSV mới phải trả nợ. Do vậy, nhiều HSSV khi ra trường đã không cung cấp hoặc cung cấp sai địa chỉ nơi làm việc, địa chỉ gia đình khi có những thay đổi về giới hành chính hoặc chuyển đến địa chỉ mới, nhiều trường hợp bố mẹ cũng không biết hiện con mình đang ở đâu. Vì vậy, Ngân hàng rất khó khăn trong quá trình thu nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Hạn chế về năng lực trình độ của cán bộ các tổ chức chính trị nhận uỷ thác còn chưa cao, chưa chuyên nghiệp.
- Hạn chế về công tác kiểm soát: Công tác kiểm tra kiểm soát chưa được chặt chẽ.
Công tác họp tổ TK&VV chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều cuộc họp còn thiếu nhiều thành viên trong tổ. Các cuộc kiểm tra giám sát mới chỉ đưa ra những điểm sai sót chứ chưa tổng hợp đánh giá được những sai sót đó ở diện rộng hay hẹp, chưa đưa ra những sai sót ở khâu nào, ai là người chịu trách nhiệm và hình thức xử lý trong trường hợp làm sai sót.
3.1.2.2. Nguyên nhân
- Hiện nay các loại hình đào tạo của các trường rất đa dạng như: hệ thống trường thuộc Bộ giáo dục và đào tạo quản lý, trường của các ngành, trường của các địa phương…, đặc biệt có những trường các khoa đào tạo bằng hình thức liên kết với các trường khác.Do vậy khó xác định đối tượng phục vụ cũng như trách nhiệm trong việc quản lý HSSV, nên thực tế cũng gặp không ít khó khăn trong việc triển khai cho HSSV vay vốn phục vụ học tập và kiểm soát. Nhiều trường học cấp giấy xác nhận cho HSSV tràn lan, không quản lý nên không biết sinh viên đã có giấy xác nhận hay chưa, có vay được vốn không, có đúng đối tượng hay không. Nhiều trường còn chậm trễ trong việc xác nhận cho HSSV dẫn đến chậm trễ trong công tác xét duyệt hồ sơ và giải ngân của ngân hàng.
- Phòng Lao động thương binh & xã hội huyện Triệu Phong là đơn vị thực hiện việc rà soát, quản lý danh sách các hộ nghèo và cận nghèo trong toàn huyện nhưng việc xác nhận đối tượng vay vốn lại là nhiệm vụ của UBND các xã, trong khâu xác nhận này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong chỉ căn cứ trên danh sách xác nhận (mẫu số 03/TD) để kiểm tra hồ sơ vay, nếu đúng với danh sách đề nghị được xác nhận thì tiến hành cho vay chứ cũng không kiểm tra đối chiếu lại xem các hộ có tên trong danh sách những hộ nghèo và cận nghèo hay không.
- Cho vay HSSV thực chất là một khoản cho vay sinh hoạt, vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sửdụng vốn vay là rất phức tạp, hiện đang nằm ngoài sựkiểm soát của các nhà quản lý.
- Hộ gia đình muốn vay vốn nếu chưa phải là thành viên của tổ TK&VV thì phải kết nạp vào các tổ TK&VV, điều này đã gây không ít khó khăn cho người vay vì
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
tổ TK&VV,nơi có hộ gia đình xin gia nhập phải tổ chức cuộc họp dù có một hay hai thành viên mới xin vào tổ. Mặt khác, do thời gian vay vốn dài, số tiền vay nhận theo từng kỳ nhỏ lẻ nên tổ trưởng khó quản lý, theo dõi trong suốt thời gian vay vốn của hộ gia đình. Hơn nữa do trong thời gian phát tiền vay người vay chưa phải trả lãi, gây tâm lý tổ trưởngkhông muốn kết nạp hoặc xét duyệt cho vay đối với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho con đi học, bởi vì không thu lãi thì tổ trưởng không được hoa hồng do Ngân hàng chi trả (kể cả khoản phí uỷ thác tổ chức hội được hưởng).
- Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong đã ký văn bản liên tịch uỷ thác cho vay thông qua bốn tổ chức chính trị xã hội cấp huyện (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên). Ban chấp hành của các hội đoàn thể các cấp thường có từ 2 đến 10 người, những người tham gia vào ban chấp hành thường là những người có trình độ, tuy nhiên theo quy định họ không được trực tiếp đứng ra làm tổ trưởng các tổ TK&VV mà chỉ quản lý, chỉ đạo ở một số khâu nhằm tách biệt rõ ràng giữa công tác quản lý lãnh đạo điều hành và công tác quản lý hộ vay trực tiếp. Chính vì vậy người nắm trực tiếp các hộ gia đình vay vốn là các tổ trưởng tổ TK & VV, những tổ trưởng này là những người được dân tín nhiệm bầu ra để quản lý, đôn đốc các hộ viên và giao dịch với ngân hàng. Không phải tất cả các tổ trưởng đều có trình độ, qua thực tế nhiều tổ trưởng đã tham gia vào công tác vay vốn nhiều năm nhưng quy trình thủ tục để hướng dẫn hộ vay làm vẫn không nắm rõ, nhiều tổ trưởng bình xét cho vay khôngđúng đối tượng, bộ hồ sơ xin vay gửi ngân hàng phải tẩy xoá, sửa chữa làm đi làm lại rất nhiều lần, mặc dù hàng năm Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong đều phối hợp với các cấp hội đoàn thể nhận uỷ thác tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và tổ trưởng tổ TK&VV tới tận cấp xã. Điều này ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân, nguồn vốn chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của HSSV.