PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát quy trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong
3.2.1. Phối hợp với các Nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan trong việc triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
NHCSXH huyện Triệu Phong cần tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các bộ ngành, cơ quan có liên quan để thực hiện tốt hơn việc kiểm soát.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong cần phối hợp với cơ quan Lao động thương binh & xã hội trong việc chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã tham mưu cho UBND các xã xác nhận đối tượng vay vốn theo quy định. Phòng Lao động thương binh& xã hội huyện Triệu Phong cung cấp thông tin kịp thời về danh sách các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo trong toàn huyện nhằm giúpNHCSXH huyện Triệu Phong có cơ sở đối chiếu đối tượng vay vốn được xác nhận. Đưa ra cơ chế pháp lý xử phạt trong trường hợp xác nhận sai đối tượng. Thông báo bằng văn bản và ghi nhận là một trong những căn cứ đánh giá năng lực chuyên môn làm việc của cán bộ xã.
Phối hợp với Nhà Trường, Chính quyền địa phương và Hội đoàn thể cấp xã trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích.
Huy động nguồn vốn cho HSSV vay đã khó, nhưng kiểm soát nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hay không còn khó khăn hơn. Cán bộ NHCSXH phải thường xuyên kết hợp với nhà trường để có thông tin kịp thời về HSSV hạn chế rủi roxảy ra khi HSSV bỏ học, bị đuổi học, vi phạm kỉ luật…Đồng thời, cung cấp danh sách HSSV được vay vốn theo cho các trường học nhằm kiểm soát đối tượng sử dụng vốn đúng mục đích.
Phối hợp với các Bộ ngành, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan sử dụng người lao động và các tổ chức đoàn thể để nắm vững đối tượng được thụ hưởng, từ đó có trách nhiệm chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn trong quản lý và thu hồi vốn.
3.2.2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện ủy thác nguồn vốn qua các tổ chức hội, đoàn thể không chỉ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, mà còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Cũng chính vì thế, để từng bước nâng cao năng lực hoạt động của các đoàn thể, tổ chức mà trực tiếp là thông qua các tổ TK&VV- mắt xích quan trọng trong việc phát huy hiệu quả hoạt động trong kiểm soát cho vay HSSVở cơ sở, NHCSXH huyện Triệu Phong cần phối hợpchặt chẽ với các tổ chức ủy thác, chính quyền các xã tăng cường thực hiện công tác rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ TK&VV. Phía ngân hàng cần chú trọng đến công tác nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ TK&VV, cũng như hướng dẫn cách xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, thông qua các buổi giao dịch tại các xã,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thị trấn, công tác tuyên truyền về những cơ chế, chính sách mới cho những thành viên trong các tổ TK&VV nên được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Để qua đó, các tổ TK&VV đã kịp thời nắm bắt, triển khai và đưa nguồn vốn đến với người vay là các hộ chính sách đúng đối tượng, thực sự trở thành cánh tay đắc lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Nhà nước.
NHCSXH huyện Triệu Phong cần kiện toàn tổ chức của các Tổ TK&VV theo mô hình khu dân cư, hoạt động theo đúng quy định, mỗi tổ TK&VV nhận uỷ thác triển khai nhiều chương trình cho vay, tránh tình trạng thành lập tổ TK&VV theo từng chương trình cho vay, gây ra sự chồng chéo về thành viên tham gia và hạn chế trong quản lý, điều hành hoạt động, dễ dẫn đến các rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban Quản lý Tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch vớiPhòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quảnlý vốn vay.
3.2.3. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng
Trong mọi lĩnh vực con người luôn là yếu tố quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo với những tiêu chí như: năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn thì NHCSXH huyện Triệu Phong cần tiến hành một số biện pháp sau:
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ viên chức NHCSXH, cán bộ quản lý tổ chức nhận ủy thác, cán bộ chuyên trách Xóa đói giảm nghèo, Ban quản lý TổTK&VV.
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, chuyển công việc khác phù hợp với năng lực, trìnhđộchuyên môn. Sắp xếp cán bộcho phù hợp với khả năng và năng lực của mỗi người.
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng, tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trau dồi kinh nghiệm, chính sách mới, từ đó nâng cao chất lượng công tác tín dụng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra. Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay và tăng cường công táckiểm tra trước, trong, sau cho vay.
Trước khi ra quyết định cho vay và trong quá trình giải quyết cho vay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong không nên chỉ căn cứ vào hồ sơ xin vay của các hộ gia đình, sự xác nhận hay các thông tin một chiều từ địa phương mà nên cử cán bộ xuống địa phương trực tiếp kiểm định tính xác thực của các thông tin đó. Từ đó đảm bảo cho tính chính xác của các quyết định cho vay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát của Phòng giao dịch NHCSXH huyện với hệ thống uỷ thác tại các xã, kiểm tra việc bình xét của các tổ TK&VV để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình thực hiện cho vay.
Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất tại cơ sở hộ vay và tổ TK&VV của Ban đại diện, NHCSXH, hội đoàn thể các cấp nhằm để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người vay: ngân hàng cần thường xuyên liên lạc với Nhà trường để có thông tin về tình hình học tập của sinh viên và kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, từ đó có thể chấm dứt việc cho vay tiếp theo và thu hồi nợ trước hạn đối với số vốn đã vay.
Cần xây dựngquy trình tín dụng cụ thể, thiết lập và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị- xã hội nhận uỷ thác, các tổ trưởng tổ TK&VV, chính quyền địa phương, và có trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền và để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
Để chương trình tín dụng đối với HSSV mở rộng và nhiều người được tiếp cận, NHCSXH huyện Triệu Phong cần tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác thông báo rộng rãi chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và quy trình vay vốn tín dụng đào tạo. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền sâu rộng về hoạt động của NHCSXH để mọi người đều biết đến và hiểu đúng về NHCSXH, để từ đó tất cả cùng tham gia quản lý vốn và xây dựng ngân hàng .
Ngoài hình thức treo biển nội dung công khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo công văn 2064A tại trụ sở UBND cấp xã, hàng tháng tổ giao dịch lưu động đều có một ngày trực tại điểm giao dịch ở UBND cấp xã, trong buổi giao dịch này cán bộ ngân hàng phải chủ động tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ