PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hòa An
4.1.1. Vị trí địa lí
Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung tâm củatỉnh và bao quanh thành phố Cao Bằng. Có toạ độ địa lý từ 106000’00”-106024’33” kinh độ Đông và từ 22030’33”- 22052’30” vĩ độ Bắc.
Ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn:
- Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Trà Lĩnh;
- Phía Nam giáp huyện Thạch An;
- Phía Đông giáp các huyện Quảng Uyên và Phục Hòa;
- Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Thông Nông.
Hình 4.1: Bản đồ huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
4.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hòa An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 350 m so với mực nước biển. Địa hình ở đây chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen kẽ địa hình castơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núi. Sự phân hóa nền địa hình chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thũng lũng và địa hình núi đá.
- Dạng địa hình đồi núi đất: có độ cao trung bình từ 300 - 350 m, phân bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến vào trong càng dốc. Đất đai phần lớn có độ dốc trên 250 xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, có độ dốc dưới 200, dạng địa hình này chiếm khoảng 63% diện tích toàn huyện.
- Dạng địa hình thung lũng bồn địa: có độ cao trung bình 140 - 200 m so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn 8 xã, thị trấn trung tâm huyện dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là một bồn địa lớn của tỉnh, đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông, suối thuộc hệ thống sông Bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất lúa màu tập trung lớn của huyện. Dạng địa hình này chiếm khoảng 17% diện tích toàn huyện.
- Dạng địa hình núi đá: có độ cao trung bình từ 350 - 400 m, phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn 6 xã, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Đông huyện. Dạng địa hình này chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc đứng xen kẽ các thung lũng nhỏ, hẹp
4.1.3. Khí hậu
4.1.3.1. Huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa vàphân hoá thành 2 mùa:
+ Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối.
+ Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mƣa nhiều, đôi khi có mƣa đá.
4.1.3.2. Những đặc trưng trong chế độ khí hậu thời tiết như sau:
- Chế độ nhiệt: nền nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 20 - 220C, nhiệt độ trung bình tối cao là 32,30C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tối thấp là 10,40C (tháng 1). Nền nhiệt độ phân hóa theo 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 - 9, mùa lạnh khô từ tháng 10 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng đạt 26,20C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng 18,90C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 8,40C.
- Tổng tích ôn: hàng năm đạt khoảng 7.8900C, trong đó vụ đông xuân đạt 3.3180C, vụ mùa đạt khoảng 4.7520C. Với nền nhiệt độ nhƣ trên có thể canh tác đƣợc 2 - 3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
- Chế độ mƣa: huyện Hòa An có lƣợng mƣa bình quân khoảng 1.300 - 1.500 mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm: lƣợng mƣa trong mùa mƣa (từ tháng 3 - 8) chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm.
- Lƣợng bốc hơi: bình quân 800 - 1.000 mm/năm.
- Độ ẩm: trung bình cả năm đạt 82%.
Nhìn chung, chế độ mưa, ẩm của huyện tương đối khá nhưng không đều. Sự chênh lệch lượng mưa giữa các mùa ảnh hưởng đến độ ẩm trong mùa khô, lạnh làm hạn chế đáng kể tới khả năng tăng vụ cây trồng trên những diện tích chưa chủ động được nước tưới.
- Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn huyện Hòa An còn có một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ sau:
+ Mƣa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10. Tuy ít gặp nhƣng thường gây thiệt hại lớn cho cây trồng ngắn ngày như rau, thuốc lá, ngô, lúa…
+ Sương muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn gia súc, giacầm.
+ Lũ lụt: thường xảy ra trong các tháng mùa mưa tại các vùng ven sông suối gây lũ quét, xói lở đất… ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
Với đặc điểm khí hậu và thời tiết nhƣ trên, đòi hỏi khi quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng phát huy ƣu thế về nền nhiệt, độ ẩm để bố trí cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những bất lợi của thời tiết, khí hậu đến đất đai và cây trồng nhƣ xói mòn rửa trôi đất, khô hạn, sương muối, mưa đá… bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
4.1.4. Thủy văn
Hình 4.2: Bản đồ sông ngòi huyện Hòa An
Hoà An có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông suối khá dày song lại phân bố không đều. Tại các vùng đồi núi thấp, nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng đủ nước sinh hoạt và sản xuất.
4.1.4.1Nguồn nước mặt
-Nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối, hồ
- Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều các con sông suối nằm trong lưu vực của các con sông lớn. Ngoài việc cung cấp nước tưới và sinh hoạt, các sông suối trên địa bàn huyện còn cung cấp lƣợng thủy năng khá dồi dào.
4.1.4.2. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Hoà An chưa được điều tra, khảo sát chi tiết, tuy nhiên ở nhiều nơi nhân dân đã sử dụng giếng đào lấy nước sinh hoạt.
4.1.5. Các nguồn tài nguyên 4.1.5.1. Tài nguyên đất
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người cũng như tính đặc thù về vị trí địa lý, trên địa bàn huyện Hòa An đã hình thành 7 nhóm đất chính với diện tích nhƣ sau
Bảng 4.1: Các nhóm đất chính của huyện Hòa An
(Đơn vị tính: ha)
STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phù sa 3.667,43 5,55%
2 Đất xám 37.947,62 57,47%
3 Đất nâu 6.332,31 9,59%
4 Đất đen nứt nẻ 108,15 0,16%
5 Đất tích vôi 108,20 0,16%
6 Đất đỏ 5.494,40 8,32%
7 Đất xói mòn trơ sỏi đá 2.265,48 3,43%
8 Đất khác 4.786,74 15,32%
Năm nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Hòa An là đất xám, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, nhóm đất xám chiếm hơn nửa tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đáng chú ý, huyện Hòa An còn có nhóm đất đen, tuy chiếm diện tích nhỏ nhƣng đây là nhóm đất hiếm gặp mà ở một số nơi khác không có (phân bố ở các xã Dân Chủ, Ngũ Lão, Quang Trung).
Đa số diện tích đất của huyện Hòa An phân bố ở độ dốc > 25o và tầng đất dày > 100 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng, cấu trúc khá bền vững và thoát nước tốt, có độ phì tiềm tàng từ trung bình đến khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp.
4.1.5.2. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của huyện Hòa An năm 2010 là 47.291,21 ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với diện tích là 45.497,99 ha; rừng trồng với diện tích là 1.723,21 ha và rừng đặc dụng có diện tích nhỏ với 70,01 ha. Độ che phủ rừng của huyện hiện tại đạt 52%. Thảm thực vật rừng tự nhiên chủ yếu là các loài thân gỗ và tre nứa có sức tái sinh mạnh. Thảm thực vật rừng trồng có thông, sa mộc, bạch đàn, keo,… Để đảm bảo phục hồi và phát triển quỹ rừng, ngành lâm nghiệp thực sự là thế mạnh của một huyện miền núi và đảm bảo an toàn sinh thái trong những năm tới cần đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm không ngừng nâng cao độ che phủ và trữ lƣợng lâm sản.
4.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn huyện Hòa An có các loại khoáng sản với trữ lƣợng nhƣ sau:
- Quặng sắt: có ở Ngườm Cháng (xã Dân Chủ), Khau Mìa (xã Đức Long), Bó Lếch, Hào Lịch (xã Hoàng Tung),… trong đó mỏ Ngườm Cháng có trữ lượng tương đối lớn (khoảng 2,8 triệu tấn), có thể khai thác với quy mô công nghiệp, các mỏ còn lại có trữ lƣợng nhỏ chỉ đủ khai thác tận thu.
- Cao lanh (sản xuất gốm sứ): có ở xã Bế Triều.
- Phôt pho rit (sản xuất phân lân): có ở Lam Sơn (xã Hồng Việt).
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hòa An còn có nhiều điểm có thể khai thác vật liệu xây dựng nhƣ: đá vôi ở Phia Cháng (xã Đức Long), Nặm Loát (xã Nguyễn Huệ),…đất sét để sản xuất gạch ngói có ở các xã Bế Triều, Đức Long… và khai thác cát, sỏi ven sông Bằng trữ lƣợng đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng trong huyện và các vùng lân cận.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đặc biệt là quặng sắt, Hòa An có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến, luyện kim,…
4.1.5.4. Tài nguyên nhân văn
Hiện nay, dân số của huyện Hòa An có 53.726 người, gồm có 6 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 58%) và dân tộc Nùng (chiếm 28%).
Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng . Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn đƣợc nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa có giá trị nhƣ: đền vua Lê, khu di tích lịch sử Nặm Lìn, khu di tích lịch sử Lam Sơn,... Đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn cần phải thường xuyên tu tạo và trân trọng phát huy.
4.1.6. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, môi trường 4.1.6.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội
Nền kinh tế của huyện Hoà An trong những năm qua không có những đột phá mà có những bước phát triển ổn định. Giá trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ có sự tăng trưởng bền vững trên cơ sở nông nghiệp là nền tảng cho phát triển kinh tế của địa phương.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,2%, trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13,5%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng 12,5%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 12%.
Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng từ 186 tỷ đồng năm 2011 lên 275 tỷ đồng năm 2015; tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm.
Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 5,29%; nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 19,3% (trong đó ngành CN - TTCN tăng nhanh, bình quân đạt khoảng 31%, ngành xây dựng tăng chậm lại, tuy nhiên bình quân tăng đạt gần 13%); nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ tăng đạt 15,1%; giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 2,91 triệu đồng năm 2011 lên 5,08 triệu đồng năm 2015.
Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,5%, trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 4%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 15%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 18%.
Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đạt khá nhƣng chƣa ổn định và chủ yếu do đầu tƣ mang lại. Tuy nhiên, hiệu suất đầu tƣ và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông - lâm sản, dịch vụ chƣa cao, chƣa tạo thành vùng hàng hóa có thương hiệu riêng.
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tăng bình quân 2011 -
2015 1 Tổng giá trị sản xuất (giá
so sánh 1994) 185,99 208,76 230,10 259,55 274,67 10,20 - Công nghiệp - Xây dựng 42,38 50,97 69,96 82,40 85,71 19,30 + Công nghiệp - Tiểu thủ
công nghiệp 12,58 17,59 33,25 36,58 37,25 31,20
+ Xây dựng 29,80 33,38 36,71 45,82 48,46 12,90
- Nông, lâm, thủy sản 120,00 129,00 125,00 138,00 147,50 5,29
- Dịch vụ 23,61 28,80 35,13 39,15 41,46 15,10
2
Bình quân giá trị sản xuất/người/năm (triệu đồng)
2,91 3,27 3,61 4,09 5,08 14,90 3 Tổng giá trị sản xuất (giá
hiện hành) 266,20 331,74 382,60 435,70 465,8 15,00 - Công nghiệp - Xây dựng 57,55 86,33 119,10 138,2 142,42 25,40 + Công nghiệp - Tiểu thủ
công nghiệp 19,80 31,6 56,52 62,22 62,44 33,30
+ Xây dựng 37,75 54,73 62,58 75,98 79,98 20,60
- Nông, lâm, thủy sản 168,80 193,6 197,07 225,07 246,68 9,90
- Dịch vụ 39,85 51,81 66,43 72,43 76,70 17,80
4
Bình quân giá trị sản xuất/người/năm (triệu đồng)
4,17 5,20 6,01 6,86 8,61 19,90
(Nguồn: Niên giám thống kê UBND huyện Hoà An 2016)
4.1.6.2. Thực trạng môi trường
Ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu từ các cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt… Tuy các cơ sở này đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định nhƣng thực hiện chƣa nghiêm túc, không đầy đủ, còn mang tính đối phó. Phần lớn các công trình bảo vệ môi trường chưa được nghiệm thu theo quy định đã đƣa vào hoạt động, chƣa ngăn ngừa triệt để các nguồn gây ô nhiễm phát sinh.
Nhiều cơ sở không xây dựng kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm soát môi trường không đúng tần suất, thời gian theo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã phê duyệt. Đa số các hồ chứa thải đều không đủ dung tích, ít có tác dụng lắng trước khi xả thải ra môi trường.
Để đảm bảo yêu cầu an toàn sinh thái và cải thiện cảnh quan môi trường, trong quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng phủ nhanh đất trống, đồi núi trọc để đƣa tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững và là vùng đệm cho khu vực đô thị.
4.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường 4.1.7.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất của huyện
Hòa An là một huyện miền núi, có 3 dạng địa hình chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thung lũng bồn địa và địa hình núi đá. Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai đặc biệt là lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt, các đợt rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống người dân.
Do các hiện tượng thời tiết bất thường, trên địa bàn huyện thường xảy ra như mưa đá, sương muối, lũ quét gây thiệt hại về kinh tế - xã hội và nguồn tài nguyên đất đai.
Huyện thường ít ảnh hưởng của bão do có vị trí nằm sâu trong đất liền, nhưng lại là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của hoàn lưu bão. Hệ quả của ảnh hưởng này là mưa lớn bất thường kéo dài và tập trung. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.
Biến đổi khí hậu làm cho hạn hán kéo dài và thiếu nước trầm trọng, nóng bất thường vào mùa hè và rét đậm rét hại vào mùa đông, đi kèm là rủi ro về hỏa hoạn (cháy rừng).
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất cây trồng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.
4.1.7.2. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường tác động đến việc sử dụng đất
* Thuận lợi
Hoà An có vị trí địa lý và một số điều kiện tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực thuận lợi hơn địa phương khác của tỉnh Cao Bằng như:
- Có tiềm năng đất nông nghiệp khá lớn, trên địa bàn có cánh đồng lúa nước màu mỡ, quy mô tập trung và lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Đây là lợi thế mang tính chủ động cho phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp của huyện.
- Có nguồn tài nguyên phong phú nhƣ đất đai, các mỏ khoáng sản, các di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan, là tiền đề thuận lợi đề phát triển các ngành kinh tế với một cơ cấu hợp lý và tích cực.
- Hoà An đã có sự phát triển nhất định về hệ thống các cơ sở hạ tầng.
Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới cho gieo trồng, trong đó diện tích tưới chủ động chiếm hơn 70%. Hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua cho phép giao lưu thuận lợi với các trung tâm kinh