Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòa An

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis đánh giá hiện trạng và định hướng đối với đất chưa sử dụng đến năm 2020 trên địa bàn huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 63 - 71)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Định hướng sử dụng đất cho đất chưa sử dụng đến năm 2020

4.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòa An

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực với cơ cấu dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, xây dựng và nông nghiệp hợp lý. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đƣa Hòa An phát triển nhanh và bền vững.

Tập trung nguồn lực phát triển nông - lâm nghiệp bền vững và toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu tiên các sản phẩm nông - lâm nghiệp có thế mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao (thuốc lá, khoai tây, ớt xuất khẩu…). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tỷ suất hàng hóa trong nông - lâm nghiệp, phát triển các hình thức gia trại, trang trại với quy mô hợp lý.

Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch tuynen, cát, sỏi, ván công nghiệp…).

Quy hoạch quỹ đất để xây dựng các công trình dự án, các khu tái định cƣ, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã khó khăn.

Ƣu tiên phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, chú trọng tại thị trấn Hòa An và các xã vùng cao.

Nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, nâng cao dân trí. Thực hiện xóa xong đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết tốt các chính sách xã hội.

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu vào năm 2020, thu nhập bình quân/người của huyện đạt khoảng 60 triệu đồng/năm và nằm trong nhóm cao của tỉnh.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới xuống dưới 3% sau năm 2020, chú trọng phát triển vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đẩy mạnh công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động văn hoá và thông tin, thể dục thể thao phát triển đáp ứng yêu cầu của người dân theo thời gian quy hoạch.

- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội đƣợc bảo đảm, đáp ứng trình độ phát triển từng giai đoạn, đặc biệt đối vùng sâu vùng khó khăn.

- Giữ vững độ che phủ của rừng đạt trên 60% nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đất đai, nguồn nước được bảo vệ và chất thải các loại được xử lý tốt, làm cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

4.4.3. Phương hướng sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có thể chia toàn huyện HòaAn thành 3 vùng: vùng đồi, vùng núi núi đá vôi và vùng thung lũng. Mỗi vùng cónhững nét riêng về đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, hệ thống cây trồng cũng nhƣ đặc điểm kinh tế, xã hội tạo nên những đặc trƣng khác biệt trong việc sử dụng đất của mỗi vùng. Định hướng sử dụng đất theo vùng như sau:

- Vùng núi đá vôi:Vùng núi đá vôi của huyện có 06 xã gồm: Công Trừng, Đức Xuân, Nguyễn Huệ, Trưng Vương, Quang Trung, Hà Trì. Định hướng phát triển của vùng là tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, khai thác du li ̣ch và vâ ̣t liê ̣u xây d ựng các nhà máy thuỷ điện vừa, nhỏ và hệ thống thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, xây dựng thêm các trường phổ thông trung học.

- Vùng đồi, núi đất: Vùng đồi, núi đất của huyện gồm 10 xã (Dân chủ, Trương Lương, Đức Long, Nam Tuấn, Đại Tiến, Ngũ Lão, Bình Dương, Bạch Đằng, Lê Chung và Hồng Nam). Định hướng phát triển của vùng là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các cụm dân cƣ, các thị tứ, khu vực chợ… nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn từ xã đến các xóm, tăng cường công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng sắt, ưu tiên đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng sau khai thác và t ập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp và nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ nhân dân.

- Vùng thung lũng: Định hướng phát triển của vùng là tập trung phát triển

thị trấn, thị tứ, quy hoạch lại các cụm dân cƣ cho phù hợp với sự phát triển, ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn, cấp thoát nước sinh hoạt,... để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế chung của vùng.

4.4.4. Định hướng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng

- Đất nông nghiệp: Định hướng đến năm 2020của một số loại đất nông nghiệp nhƣ sau:

+ Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa sẽ có khoảng 4.000 ha vào năm 2020.

+ Đất trồng cây lâu năm đi ̣nh hướng đất trồng cây lâu năm có diê ̣n tích khoảng 1.500 ha vào năm 2020.

+ Đất lâm nghiệp

Rừng sản xuất: đến 2020 đất rƣ̀ ng sản xuất có khoảng 35.000 ha.

Rừng phòng hộ:Đến năm 2020, diện tích đất rƣ̀ng phòng hô ̣ có kho ảng 10.000 ha.

Rƣ̀ng đă ̣c du ̣ng vẫn duy trì diê ̣n tích ổn đi ̣nh trong vòng 20 năm tới.

Phấn đấu đến năm 2020 diện tích che phủ của rừng đạt trên 50%.

-Đất phi nông nghiệp: Đến năm 2020, đất phi nông nghiệp sẽ có tổng diê ̣n tích khoảng 5.800 ha, trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Trong thời gian 10 năm tớitổng diê ̣n tích loa ̣i đất này ƣớc đa ̣t 15 ha.

+ Đất quốc phòng: Đi ̣nh hướng 10 năm tới đất quốc phòng sẽ có diê ̣n tích khoảng 2.000 ha.

+ Đất an ninh: Vẫn duy trì mức ổn định trong 10 năm tới.

+ Đất khu công nghiệp: Định hướng đến năm 2020 có khoảng 70 ha để phát triển cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Với phương hướng phát triển không ngừng thì đến năm 2020, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh có khoảng 65 ha.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng , gốm sứ : Định hướng đến năm 2020, đất sản xuất vâ ̣t liệu xây dƣ̣ng, gốm sƣ́ có khoảng 80 ha.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: Dựkiến đến năm 2020, diện tích dành cho hoạt động khai thác khoáng sản 200 ha.

+ Đất có di tích danh thắng : Đi ̣nh hướng trong 10 năm tới đất có di tích danh thắng tăng khoảng 16 ha, để tu bổ và tôn tạo các công trình có trên địa bàn.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: Đến năm 2020, đất bãi thải, xử lý chất thải có diê ̣n tích khoảng 40 ha.

+ Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: Đất tôn giáo , tín ngƣỡng duy trì ổn đi ̣nh trong 10 năm tớ i.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa:Đi ̣nh hướng trong 20 năm tới đất nghĩa trang nghĩa đi ̣a sẽ có khoảng 90 ha.

+Đất có mặt nước chuyên dùng: Đến năm 2020, diện tích đất có khoảng 100 ha.

+Đất phát triển hạ tầng: Đến năm 2020, đất phát triển hạ tầng có khoảng 2000 ha, bao gồm:

Đất giao thông: Dự kiến đến năm 2020, trên địa bàn có khoảng 1.250 ha đất giao thông.

Đất thuỷ lợi: Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất thủy lợi của huyện Hòa An có khoảng 300 ha.

Đất công trình năng lượng: Định hướng đến năm 2020, diện tích đất công trình năng lƣợng tăng lên khoảng 300 ha.

Đất công trình bưu chính viễn thông: Dự kiến đến năm 2020 có khoảng 1-2 ha là diện tích đất để xây dựng các bưu điện và trạm BTS,…

Đất cơ sở văn hoá: Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất cơ sở văn hóa của huyện Hòa An có khoảng 40,00 ha.

Đất cơ sở y tế:Dự kiến đến năm 2020, đất cơ sở y tế có khoảng 6,00 ha.

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Đến năm 2020, diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo của huyện có khoảng 60,00 ha.

Đất cơ sở thể dục - thể thao: Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao của huyện có khoản 35,00 ha.

Đất chợ: Định hướng đến năm 2020, đất chợ có khoảng 5,00 ha.

- Đất đô thị: Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa An có 01 thị trấn với diện tích đất đô thị là 122,61 ha. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất đô thị tăng khoảng 150,00 ha và nâng cấp thị trấn Nước Hai lên thành thị xã.

-Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Đến năm 2020, diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn huyện vẫn ổn định với diện tích 75,00 ha (Khu bảo vệ cảnh quan Lam Sơn tại xã Hồng Việt). Trong thời gian tới cần nghiên cứu và tăng cường bảo vệ giá trị của các khu bảo tồn hiện có.

- Đất khu du lịch: Định hướng phát triển du lịch huyện Hòa An trong thời gian tới là tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống các điểm vui chơi giải trí và các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn của du lịch Hòa An.

- Đất khu dân cư nông thôn: Định hướng đến năm 2020 vẫn duy trì ở mức ổn định.

4.4.5. Định hướng đối với đất chưa sử dụng huyện Hòa An

Hình 4.7: Bản đồ định hướng đối với đất chưa sử dụng huyện Hòa An đến năm 2020

Đất chưa sử dụng của huyện còn lại 728,41 ha định hướng đến năm 2020 huyện sẽ đưa vào sử dụng 668,14 ha . Để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên, trong kỳ quy hoạch cần đƣa 668,14 ha đất chƣa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 617,20 ha, chi tiết các loa ̣i đất:

+ Đất trồng cây hàng năm: 1,00 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 73,07 ha;

+ Đất rừng sản xuất: 543,13 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 50,94 ha, trong đó:

+ Đất quốc phòng 10,00 ha;

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: 6,00 ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 34,94 ha.

Bảng 4.12: Định hướng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của huyện Hòa An đến năm 2020

(Đơn vị tính: ha)

STT Tên xã

Điện tích đất

CSD năm 2015

Diện tích đất đƣa

vào sử dụng đến

năm 2020

Chuyển sang đất nông nghiệp

Chuyển sang đất phi nông nghiệp

CHN CLN RSX CQP SKS DHT

1 TT Nước Hai - - - - - - - -

2 Xã Dân Chủ 60,27 - - - - - - -

3 Xã Nam Tuấn 12,89 31,00 0,05 15,00 15,15 - - 0,80

4 Xã Đức Xuân 57,15 10,54 0,15 6,32 4,07 - - -

5 Xã Đại Tiến 18,85 25,00 0,03 3,00 18,16 - - 3,81

6 Xã Đức Long 12,72 60,14 - 0,00 50,14 10,00 - -

7 Xã Ngũ Lão 31,74 221,33 - 5,00 210,63 - - 5,70

8 Xã Trương

Lương 20,69 37,00 - - 34,00 - 3,00 -

9 Xã Bình Long 23,44 6,61 - 1,23 4,26 - - 1,12

10 Xã Nguyễn Huệ 110,98 100,05 - 24,50 70,64 - 3,00 1,91

11 Xã Công Trừng 11,36 13,13 - 2,15 6,50 - - 4,48

12 Xã Hồng Viêt 40,50 6,30 - 1,35 4,95 - - -

13 Xã Bế Triều 19,32 20,00 0,27 1,42 16,91 - - 1,40

14 Xã Hoàng Tung 6,89 0,60 0,30 - - - - 0,30

15 Xã Trƣng

Vương 161,02 59,00 - 13,10 40,95 - - 4,95

16 Xã Quang

Trung 17,69 20,10 - - 18,26 - - 1,84

17 Xã Bạch Đằng 5,56 8,64 - - 8,64 - - -

18 Xã Bình Dương 14,20 24,29 - - 16,29 - - 8,00

19 Xã Lê Chung 5,34 11,00 - - 11.00 - - -

20 Xã Hà Trì 32,88 0,83 0,20 - - - - 0,63

21 Xã Hồng Nam 25,12 12,58 - - 12,58 - - -

Tổng 728,41 668,14 1,00 73,07 543,13 10,00 6,00 34,94

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis đánh giá hiện trạng và định hướng đối với đất chưa sử dụng đến năm 2020 trên địa bàn huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)