Tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu

Một phần của tài liệu thuyết trình môn đầu tư tài chính phân tích ngành dược (Trang 49 - 67)

III So sánh với một số ngành

1. Tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu

Nhu cầu gia tăng chi tiêu thuốc của người dân chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố.

Trong đó có một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu tương lai này: các yếu tố về

dân số, thu nhập bình quân, tình hình bệnh tật.

-Dân số:Tình hình dân số có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chi tiêu thuốc cho nên dự báo

về sự gia tăng dân số là điều cần thiết. Trong vòng từ 1999-2009 trung bình mỗi năm lại tăng

thêm gần 1 triệu người, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về đông dân số. Ngày 14-6-2011,

tại Hà nội, Tổng cục Thống kê kết hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội

nghị công bố các ấn phẩm tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011. Theo dự báo dân

số 2009 - 2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người

vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049. Như vậy, mặc

dù Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ “Dân số vàng”, nhưng tình trạng gia tăng dân số vẫn

sẽ tiếp tục mặc dù có suy giảm hơn so với trước. Dân số đông kéo theo các nhu cầu chi tiêu về

sức khoẻ gia tăng, đặc biệt là thuốc.

-Thu nhập bình quân và nhận thức về sức khoẻ: Trong khi Việt Nam tiếp tục phát

triển kinh tế, thì đồng thời thu nhập bình quân trên đầu người cũng sẽ gia tăng. IMF đã dự báo

năm 2011

và đạt được 2000 USD vào năm 2015. Thu nhập gia tăng đời sống người dân được cải thiện hơn; do đó ngày càng chú trọng quan tâm đến sức khỏe. Kèm theo đó, ý thức về sức khoẻ của người dân cũng dần được nâng cao. Nhu cầu khám chữa bệnh sẽ tăng, cùng với mong muốn được sử dụng những loại thuốc đặc trị tốt hơn. Theo Bộ Y tế ,tiền thuốc sử dụng trên đầu người hàng năm ở nước ta cũng tăng mạnh, nếu như năm 2005 chỉ là 7,5 USD/người/năm thì tới năm 2009 đã lên tới 19,77 USD và dự kiến năm

38,8 USD.

-Tình hình bệnh tật: Theo một số chuyên gia y tế nhận định, tình trạng bệnh tật ở Việt

Nam diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng. Và Cũng theo BMI dự báo, Vấn đề hô hấp,

hen suyễn và tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), ngày càng tăng ở Việt Nam, một phần do sự

phổ biến cao của việc hút thuốc (VIệt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ nam hút thuốc nhiều nhất thế giới) và một phần do chất lượng không khí kém. Tương tự như vậy, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và cao huyết áp sẽ cung cấp phạm vi cho các hãng dược để mở rộng các loại thuốc. Theo thống kê năm 2010, thực trạng ung thư ở Việt Nam hiện nay ngày càng u ám hơn và số tử vong do ung thư không dừng ở mức 10 vạn người mỗi năm, tỷ lệ ung thư gan và ung thư vú là một trong những nước chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. Đồng thời, tỷ lệ gia tăng đái tháo đường phát triển nhanh nhất thế giới, bệnh cao huyết áp có xu hướng gia tăng rất nhanh nhưng chưa được quan tâm đúng mức trong cộng đồng.Bên cạnh đó, tình hình hoành thành của dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và chưa được chưa dập tắt hẳn: bệnh cúm, chân tay miệng, bệnh sars… Theo nhận định, tình trạng bệnh tật ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển,do đó nhu cầu sử dụng vắc xin phòng người và các loại thuốc đặc trị trong tương lai là vô cùng cần thiết.

Tóm lại, các yếu tố trên đồng loạt gia tăng trong tương lai tạo một xu hướng gia tăng trong nhu cầu về chi tiêu về sức khoẻ, đồng thời cũng gia tăng chi tiêu về dược phẩm trong tương lai mà khả năng thay thế các bằng các sản phẩm khác là hầu như không có.

Và chúng ta hãy xem dự báo gia tăng Tổng chi tiêu cho sức khoẻ gia tăng như thế nào ở Việt Nam trong những năm sắp tới:

2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f Health expenditure (US$bn) 3.994 5.056 6.548 7.280 7.878 8.971 10.318 12.088 14.052 Health expenditure (US$bn), % y-o-y 26.4 26.6 29.5 11.2 8.2 13.9 15 17.2 16.2 Health expenditure (VNDbn) 63,851 .67 81,277 .57 107,60 2.66 129,491 .07 151,250 .08 177,178 .65 203,783 .40 232.703 .34 263,472 .12 Health expenditure (VNDbn), %y-o-y 27.5 27.3 32.4 20.3 16.8 17.1 15 14.2 13.2 Government health expenditure (VNDbn) 20,646 31,962 41,416 49,519 57,382 66,587 75,752 85,434 95,392 Private health expenditure (VNDbn) 43,206 49,316 66,187 79,972 93,868 110,592 128,031 147,270 168,080

Private sector

healthy expenditure. 67.67 60.68 61.51 61.76 62.06 62.42 62.83 63.29 63.79 % of total

Nguồn: Dự báo của BMI_”Viet Nam, Pharmaceutials and heathcare report”

2.Chính phủ và bộ y tế đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất dược phẩm nội địa

Chính Phủ cùng với sự phối hợp của Bộ y tế đã có những bước tiến quan trọng và tầm nhìn chiến lược cho ngành dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Bộ Y Tế đã tổ chức hội nghị " Định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến năm 2020" (tháng 7 năm 2010) cùng đề án "Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020" chắc chắn sẽ khuyến khích hơn nữa sự sản xuất trong nước, tăng hơn về số lượng cũng như chất lượng thuốc đầu ra. Đồng thời Chính Phủ cũng rất chú trọng đến đầu vào của ngành, thông qua “Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia” được Bộ Y Tế tổ chức ngày 30/5/2010, tin chắc trong tương lai sẽ có những doanh nghiệp nội địa phát triển và khai thác nhiều vùng dược liệu trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể hơn, Chính Phủ đã đã vạch ra kế hoạch đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm trong 10 năm tới để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, cùng với kế hoạch đầu tư 241 triệu USD trong tám dự án trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc địa phương. Điều này sẽ bao gồm việc xây dựng bốn nhà máy dược phẩm trong bốn năm tới. Các nhà chức trách nhằm mục đích để có 80% nhu cầu trong nước đáp ứng bởi sản xuất địa phương vào năm 2015, tăng từ khoảng 50% hiện nay.

Tóm lại: Với sự khuyến khích của Chính Phủ đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, chuẩn bị đủ nội lực để có thể nâng cao thị trường tiêu thụ và nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi thuế xuất nhập khẩu thuốc giảm 2011-2012.

3. Nội lực các doanh nghiệp sản xuất trong nước

- Để gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và mở rộng thị phần hơn nữa so với hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang có những dự án mở rộng nhà máy, cải tiến kỹ thuật và đầu tư vào nghiên cứu. Cụ thể một vài Doanh nghiệp có các dự án đầu tư lớn bao gồm cả Đông Dược và Tây Dược:

Nguồn : Báo cáo Phân tích ngành dược_”Tổng quan ngành dược 2010 và Triển vọng ngành dược 2011” của công ty chứng khoán SME

Những dự án này hứa hẹn một tiềm năng mạnh mẽ cho sự phát triển trong thị trường dược phẩm nước ta.

- Xuất khẩu cũng kỳ vọng sẽ có một sự tăng trưởng nhanh, cùng với sự gia tăng trong tiêu chuẩn sản xuất quốc tế.Từ một lượng thấp khoảng 40 triệu đô trong năm 2009, xuất khẩu dự báo sẽ đạt 126 triệu đô trong năm 2014 tương đương với một CAGR khoảng 26 (theo BMI).

2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f OPC

Trong năm 2010, Công ty đã đầu tư và đã vào hoạt động nhà máy sản xuất cồn OPC tinh luyện, dự kiến năng suất của nhà máy Cồn trong năm 2011 sẽ vượt công suất 5 triệu lít/năm, tăng 1 triệu so với năm nay. Cuối năm 2011, nhà máy Dược phẩm OPC đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ được hoàn thành. Với công suất trung bình gấp đôi nhà

máy hiện hữu, tuy chưa thể mang lại hiệu quả năng suất năm 2011 và 2012 do đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, nhưng trong dài hạn sẽ tăng năng suất DN lên đáng kể.

Dược Hà Tây Trong Quý I/2010, DHT đã đầu tỷ hơn 10 tỷ đồng để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc

Đông dược

Imexpharm

Năm 2010, Nhà máy Cephalosporine Bình Dương sản xuất thuốc kháng sinh dạng lỏng đã đi vào chạy thử. Khi nhà máy được đã vào hoạt động chính thức, ước tính sẽ mang lại khoảng 200 tỷ đồng doanh thu. Hiện IMP đang đầu tỷ xây dựng dây chuyền thuốc tiêm Peni tại KCN

VN – Singapore, Hải Phòng..

Dược Hậu Giang

Nhà máy mới Non Beta-Lactam dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/ 2011 với công suất 4 tỷ đơn vị sản phẩm, gồm 2 khu: Khu 1 có công suất 2,5 tỷ đơn vị sản phẩm - theo tiêu chuẩn GMP WHO, khu 2 có công suất 1,5 tỷ đơn vị sản phẩm - theo tiêu chuẩn GMP EU. Dự kiến sẽ góp khoảng 1 tỷ dơn vị sản phẩm vào sản l„ợng của DHG nếu đạt hết công suất.

Dược Cửu Long

Nhà máy sản xuất viên nang Capsule II và Nhà máy sản xuất kháng sinh thế hệ mới bắt đầu đi vào hoạt động năm 2010. Nhà máy Capsule II chuyên sản xuất vỏ nang rỗng capsule, công suất 2,25 tỷ viên/năm và Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin với giá trị sản l„ợng 500 tỷ đồng/năm. Hai nhà máy với năng suất hoạt động năm đầu ch„a cao do đang

Nguồn: Dự báo của BMI_”Viet Nam, Pharmaceutials and heathcare report”

- Riêng về phân khúc Đông Dược, các doanh nghiệp nội địa đã chủ động trong nguồn nguyên liệu tự trồng để hạn chế bớt nguồn nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Trước tình hình, ngày càng có nhiều đông dược nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn mác, các loại thuốc giả… đã tạo ra viễn cảnh tăng trưởng hơn đông dược Việt Nam, khi mà các nhà máy sản xuất nước ta phải đạt tiêu chuẩn GMP, thì chất lượng thuốc trong nước ngày càng cao hơn nữa và có được niềm tin từ công chúng nhiều hơn.

- Năm 2011, nhiều đầu thuốc bán chạy của các tập đoàn sản xuất thuốc hàng đầu trên thế giới sẽ hết hạn bằng sáng chế. Ông Joel Owerbach, giám đốc dược của Excellus Blue Cross Blue Shield cho biết "theo ước tính của tôi, ít nhất 15% dân số đang dùng các loại thuốc mà bằng sáng chế của chúng sẽ hết hạn trong năm 2011 hoặc 2012". Đây cũng là điều kiện cho các DN nước ta gia tăng thêm đầu thuốc khi thuốc generic vẫn là thế mạnh của nền sản xuất trong nước.

4. Mức độ cạnh tranh trong ngành dược tiếp tục cao

Vào cuối năm 2010, các doanh nghiệp sản xuất thuốc Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GMP, các doanh nghiệp sản xuất thiếu tiêu chuẩn sẽ ngừng hoạt động hoặc sẽ diễn ra những cuộc mua bán sáp nhập kể cả Đông Dược và Tây Dược, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng khẳng định được vị thế và chất lượng của mình. Do đó, thị trường chỉ còn sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp có tiêu chuần chất lượng cao. Cụ thể, các doanh nghiệp vốn đã có quy trình sản xuất thuốc rất tốt, đồng thời chiếm thị phần cao trên

Pharmaceutical exports (US$mn) 19.8 25.1 31.6 39.8 50.1 63.2 79.5 100.1 125.9 Pharmaceutical exports (US$mn), %chg y-o-y 11.3 26.7 25.5 26.1 26 26 25.9 25.8 25.8 Pharmaceutical exports (VNDmn) 317.327 404,303 518,563 707,756 962,832 1,247,6 04 1,570,8 13 1,926,7 39 2,360,5 61 Pharmaceutical exports (VNDmn), %chg y-o-y 12.3 27.4 28.3 36.5 36.0 29.6 25.9 22.7 22.5

thị trường thì vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, bộ 3 Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm nhiều năm đều nằm trong danh sách 5 doanh nghiệp hàng đầu về doanh thu sản xuất cả nước.

Bên cạnh đó, do miễn giảm thuế nhập khẩu thuốc từ 2-2.5% từ năm 2011-2012 theo cam kết với WTO, các đầu thuốc nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tăng. Nó cũng là động lực để các doanh nghiệp sản xuất thuốc nội địa không ngừng nâng cao và mở rộng chất lượng hơn nữa để cạnh tranh với khu vực sản xuất nước ngoài.

II. DỰ BÁO NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC MÀ NGÀNH

DƯỢC PHẨM SẼ GẶP PHẢI

Nhóm nhân tố tác động lên giá cả dược phẩm

1. Sự biến động tỷ giá ngoại tệ và lãi suất khó dự đoán được

Trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động với giai đoạn hậu khủng hoảng.Vì vậy, các rủi ro về tỷ giá và lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên các ngành kinh tế đặc biệt các ngành có liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài trong đó có ngành dược.Tỷ giá và lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Do các hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ( NPL) và thuốc thường được ký bằng đô la, Việt Nam đồng mất giá, và nguồn ngoại tệ khan hiếm khiến nhiều công ty gặp khó khăn khi nhập khẩu NPL, thuốc và đầu tư sản xuất.

Trong năm 2011, tỷ giá USD/VND tiếp tục được điều chỉnh tăng 9.3%, lãi suất cho vay đồng thời cũng tăng ở mức cao, phổ biến từ 16%-20%, ảnh hưởng mạnh hơn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dược so với năm 2010, nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao.

2. Giá xăng dầu thế giới liên tục leo thang

Giá dầu mỏ liên tục leo thang trong thời gian qua và dường như vẫn chưa có dấu hiệu giảm lại đã kéo theo xu hướng lạm phát cao .Giá cả của các mặt hàng tăng liên tục điều chỉnh theo lạm phát .Dược phẩm cũng là một loại hàng hóa trên thị trường nên không phải là ngoại lệ.Tuy nhiên với chính sách kiểm soát giá của chính phủ , giá dược phẩm sẽ tăng hợp lí với chỉ số CPI.

Nguồn: Phòng Thị trường Petrolimex

3. Những rủi ro xuất phát từ chính sách kiểm soát giá của chính phủ

Mặc dù chính phủ có những ưu tiên phát triển ngành dược tuy nhiên ,thuốc là mặt hàng nhạy cảm do có khả năng tác động khá lớn đến đời sống xã hội, do đó Chính phủ đã đưa dược phẩm vào danh sách kiểm soát giá.Theo quy định của Cục Quản lý Dược, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý Dược dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm, nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu đầu vào thì các công ty có thể trình Sở Y Tế địa phương để xin điều chỉnh giá thuốc, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu được sự chấp thuận của Sở Y tế. Tuy nhiên, thuốc ngoại nhập lại không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của chính sách kiểm soát này.Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay và hậu khủng hoảng sắp tới, đặc biệt là những ảnh hưởng của thiên tai thường xuyên xảy ra, với một nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu đến 90% thì những rủi ro về giá nguyên liệu là rất lớn.Chi phí tăng buộc các doanh nghiệp tăng giá thuốc.Việc đăng kí tăng giá thông thường nhận được sự phản ứng khá chậm chạp từ các cơ quan chức năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của nhiều công ty trong nước.

Nhóm nhân tố tác động đến việc mở rộng thị phần, tăng trưởng trong doanh thu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế dường như vẫn chưa chấm dứt với khủng hoảng nợ công đang lan rộng.Nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Âu- vốn là đầu ra quan trọng của nhiều mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam có dấu hiệu đi xuống khiến cho xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn.Kết quả là ảnh hưởng đến thu nhập cũng như việc làm ở Việt Nam.Và do đó, mức chi

Một phần của tài liệu thuyết trình môn đầu tư tài chính phân tích ngành dược (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w