2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.2. Tình hình dân s ố và lao động của xã
Dân số và lao động là yếu tố hàng đầu có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội. Lao động là nguồn lực cơ bản của hộ cũng như các tổ chức kinh tế khác. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lao động là một bộ phận của dân số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động tăng. Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương.
Xã Nghĩa khánh có 17 xóm, bao gồm các xóm: Lĩnh Khánh, Cuông, Trôi, Mét, Trù, Tân Khánh, Tân Hợp, Bến Hương, Bến Mươi, Hồng Khánh, Thượng Khánh, Trung Khánh, Hạ Khánh, Thọ Lộc, Bàu, Đồng Đại, Cồn Nại. Dân số năm 2013 là 10.062 người, con số này tăng lên vào năm 2015 là 10.287 người. Người dân đa số làm nông nghiệp và kiêm theo các ngành nghề khác.
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của xã Nghĩa Khánh qua 3 năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)
I.Tổng số nhân khẩu Người 10.062 100,00 1.0151 100,00 10.287 100,00 1.Khẩu nông nghiệp Người 8.290 82,39 8.364 83,40 8.468 82,31 2.Khẩu phi nông nghiệp Người 1.772 17,61 1.787 17,60 1.819 17,69 II.Tổng số hộ Hộ 2.205 100,00 2.247 100,00 2.287 100,00 1.Hộ Nông Nghiệp Hộ 1.636 74,20 1.612 71,74 1.608 70,31
2.Hộ CN - XD Hộ 195 8,84 230 10,24 254 11,10
3.Hộ TM - DV Hộ 374 16,96 405 18,02 425 18,59
III.Tổng số lao động LĐ 5.330 100,00 6.280 100,00 6.960 100,00 1. LĐ Nông Nghiệp LĐ 4.220 79,17 4.410 70,22 4.732 67,98
2.LĐ CN - XD LĐ 495 9,29 785 12,50 970 13,93
3.LĐ TM - DV LĐ 615 11,54 1.085 17,28 1.258 18,09 IV.Một số chỉ tiêu bình quân
1.BQ khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,56 4,51 4,49
2.BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,41 2,79 3,04
ồn: Ban thống kê xã Nghĩa Khánh ).
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua bảng 2.2 cho thấy, số hộ gia đình trong xã tăng lên qua các năm. Năm 2013 xã có 2.205 hộ, đến năm 2015 tổng số hộ toàn xã tăng lên là 2.287 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp có xu hướng giảm dần, còn hộ CN – XD và hộ TM – DV lại có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là năm 2013, tỷ lệ hộ nông nghiệp chiếm 74,20%, hộ CN - XD chiếm 8,84%, hộ TM - DV chiếm 16,96% . Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nông nghiệp chỉ còn 70,31%, hộ CN – XD tăng lên 11,10%, hộ TM - DV tăng lên 18,59%.
Về nhân khẩu và lao động cũng như xu hướng của hộ, khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Còn khẩu phi nông nghiệp và lao động CN – XD, lao động TM – DV có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do: những năm gần đây, nhà nước có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa nên đã là cho những hộ thuần nông giảm xuống. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất ít đi, các lao động không đủ việc làm vì vậy họ đã chuyển sang làm thêm một số ngành nghề khác để đảm bảo cho cuộc sống và tăng thu nhập. Mặt khác, do nhiều hộ nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không hiệu quả bằng làm các nghề khác nên họ cho người khác thuê ruộng đất còn họ chuyến sang làm các nghề khác như: đi làm công nhân, kinh doanh buôn bán, làm thuê, đi XKLĐ… Do đó các hộ CN – XD và hộ TM – DV tăng, từ đó lao động CN - XD và lao động TM – DV cũng tăng lên.
Bình quân chung số nhân khẩu trong mỗi hộ có khoảng 4 – 5 người, trong đó có 3 lao động. Qua đó cho thấy tình hình dân số của xã Nghĩa Khánh khá ổn định. Người dân nhận thức tương đối đúng đắn về vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
Kết quả phát triển kinh tế và xã hội của xã Nghĩa Khánh
Tình hình sản xuất kinh doanh ở xã Nghĩa Khánh
Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nghĩa Khánh (2011- 2015)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 So sánh
2015/2011 Giá Trị
(Tr. đ)
Giá Trị (Tr. đ)
Giá Trị (Tr. đ)
Giá Trị (Tr. đ)
Giá Trị (Tr. đ)
Giá Trị (Tr. đ) (%) I.Tổng giá trị sản xuất 125.213 143.309 171.936 203.283 237.709 112.496 189.84 1. Nông nghiệp 71.761 80.903 87.116 92.144 108.569 36.808 151,29 3. CN, TTCN, XD 36.854 44.092 62.868 84.852 89.329 52.475 242,39 4. Thương mại dịch vụ 15.889 18.774 21.978 26.287 39.524 23.635 248,75
II. Chỉ tiêu bình quân
1. Tổng GTSX/khẩu 12,697 14,359 17,086 20,025 23,107 10,41 181,98 2. Tổng GTSX/hộ 55,331 64,264 77,975 90,468 103,939 48,608 187,85 3. Tổng GTSX/LĐ 27,825 29,856 32,258 32,36 34,153 6,328 122,74
(Nguồn: Ban thống kê xã Nghĩa Khánh) Qua bảng 2.3 ta thấy tổng giá trị sản xuất ở xã tăng liên tục qua 5 năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 so với năm 2011 tăng 112.496 triệu đồng (tăng 89,84%),
Sự tăng lên của tổng giá trị sản xuất qua các năm là do tổng giá trị sản xuất của các ngành đều tăng. Năm 2011 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 71.761 triệu đồng đến năm 2015 giá trị này là 108.569 triệu đồng tăng 36.808 triệu đồng (tăng 51,29% so với 2011) Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ liên tục tăng qua 5 năm.
- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp XD tăng 52,475 triệu đồng (tăng 142,39%) - Giá trị sản xuất dịch vụ thương mại tăng 23,635 triệu đồng (tăng 148,75%) Tổng thu ngân sách địa bàn đạt 4,9 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 7,1 tỷ đồng năm 2015 (tăng 2,2 tỷ đồng – 44,89%).
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Đặc biệt, ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất (GTSX)/hộ, tổng GTSX/khẩu, tổng GTSX/lao động qua 5 năm đều có xu hướng tăng với năm 2015 lần lượt là: 23,1 triệu đồng/khẩu, 47,3 triệu đồng/hộ và 12,8 triệu đồng/lao động.
Qua phân tích kết quả kinh doanh của xã ta thấy tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ đều tăng điều này chứng tỏ xu thế phát triển của xã Nghĩa Khánh phù hợp với xu thế chung của đất nước theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tình hình cơ sở vật chất của xã Nghĩa Khánh
Bảng 2.4: Tình hình cơ sở vật chất của xã Nghĩa Khánh (2013-2015) Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)
2014/2013 2015/2014 BQ
I. Hệ thống giao thông
1. Đường liên xã Km 2 5 7,3 250,00 146,00 198,00 2. Đường trục, đường
liên thôn Km 30 50 66,5 166,67 133,00 149,83
II. Hệ thống công trình thủy lợi
1. Trạm bơm Cái 4 4 6 100,00 150,00 125,00
2. Kênh mương bê tông Km 13 16 18 123,07 112,50 117.78
III. Hệ thống điện
1. Trạm biến áp Cái 8 8 10 100,00 125,00 112,50
2. Đường dây cao thế Km 3 3 7,7 100,00 256,67 178,33 3. Đường dây hạ thế Km 36,30 36,30 36,30 100,00 100,00 100,00
IV. Công trình phúc lợi
1. Nhà trẻ mầm non Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00 2. Trường tiểu học Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00 3.Trường trung học cơ sở Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00
4. Nhà văn hóa Cái 17 17 17 100,00 100,00 100,00
5. Trạm y tế Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00
6. Bưu điện Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00
7. Trạm phát thanh Cái 1 1 1 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: ban thống kê xã Nghĩa Khánh) - Về giao thông: Chạy qua địa bàn xã có 9,5 km đường Tỉnh lộ là đường 545 và
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
xã quản lý, trong đó 87% là đường cấp phối sỏi sạn, đường đất, tuy nhiên thường xuyên được đầu tư nâng cấp tu sửa nên khá thuận lợi cho việc đi lại và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Sau 2 năm thực hiện chương trình nông thôn mới xã Nghĩa Khánh đã hoàn thành được một số công trình gồm: 4,5 km đường liên xóm được bê tông hóa, nâng cấp mở rộng mặt đường; tuyến từ xóm Bến Hương đến xóm Bến Mươi dài 3,4 km được mở rộng mặt đường 5m. Nâng cấp 21,02 km đường đất giao thông nội đồng phục vụ sản xuất.
+ Hệ thống giao thông đường thủy: Có sông Hiếu 7,3 km; bề rộng mặt nước 20m, chủ yếu sử dụng vận chuyển con người, nguyên vật liệu bằng xuồng nhỏ.
+ Hệ thống cầu cống giao thông: Toàn xã có 10 cầu phục vụ giao thông, trong đó có 2 cầu đạt tiêu chuẩn, 8 cầu tạm và 34 cống giao thông xây dựng mới. Cầu treo Bến Mươi do Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư với tổng kinh phí là 3,7 tỷ đồng đã được hoàn thành năm 2013.
- Thủy lợi: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lấy từ 2 nguồn chính.
Nguồn nước cấp chính của xã lấy từ sông Hiếu, nguồn tưới lấy từ 6 hồ đập của xã với dung tích 900.000m3 nước. Hiện nay đã xậy dựng được 6 trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp tại khu vực với công suất gần 1.400 m3/h đã và đang được nâng cấp.
Hệ thống kênh mương tưới tiêu của xã dài 29,91 km (6,4 km kênh cấp 2, 23,51 kênh cấp 3), đã kiên cố hóa được 29,408 km.
Toàn xã hiện có 530 cổng tưới tiêu và 100% đạt tiêu chuẩn.
- Về lưới điện: Hệ thống cấp điện của xã đã được xây khá lâu, gồm 3 trạm biến áp có tổng công suất là 850 KVA, tổng chiều dài đường dây điện khép kín trên địa bàn dài 55,9 km, đáp ứng được nhu cầu của 97,83% hộ dùng điện.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống đường dây do thời gian sử dụng đã khá lâu xã đã tiến hánh nâng cấp toàn bộ hệ thống. Ngoài ra còn mới xây thêm 7 trạm, với công suất mỗi trạm là 180 KVA. Bên cạnh đó xã còn xây dựng được hệ thống chiếu sáng công cộng tại khu trung tâm và trong khu dân cư, hệ thống cột điện
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Chợ: Nghĩa Khánh có 1 chợ đã được xây mới ở trung tâm xã (xóm Tân Hợp), vị trí chợ hợp lý. Chợ có 7 dãy ki ốt ngoài trời, 85 ki ốt buôn bán dọc theo 2 trục vuông góc đường 545 và đường ra bến đò. Có tường rào xung quanh, có 3 lối chính vào chợ, 2 nhà để xe, 1 nhà ban quản lý chợ. Có khuôn viên sân chợ với tổng diện tích là 3.000 m2. Các hoạt động của chợ hiện nay được sắp xếp gọn gàng, giảm gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Bưu điện: Xã có 1 bưu điện văn hóa, có diện tích toàn khuôn viên là 200m2, nhà mái bằng kiên cố, có điểm truy cập internet, hoạt động hiệu quả.
- Về y tế: Toàn xã có 1 trạm y tế được xây dựng tại khu vực xóm Hồng Khánh.
Diện tích 10.000m2, nhà mái cấp 4. Năm 2009, trạm được công nhận quốc gia về y tế.
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 38,6%.
- Về giáo dục: Mẫu giáo có 1 trường với 10 phòng học, cấp tiểu học có 1 trường trường với 20 phòng học, cấp trung học cơ sở có 1 trường với 15 phòng học, hệ thống các trường đã và đang được nâng nâng cấp, tu sửa, mở thêm phòng học và các phòng chức năng đảm bảo đầy đủ cho các em và tiêu chuẩn giảng dạy.