Kinh nghiêm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong cả nước

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã yến dương huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 23 - 28)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiêm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong cả nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Hoàng Đan huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự nỗ lực, cố gắng của người dân, đến nay, diện mạo nông thôn xã Hoàng Đan có nhiều khởi sắc.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên.

Là xã thuần nông với điểm xuất phát thấp, năm 2011, trước khi triển khai xây dựng NTM, xã chỉ đạt 3/19 tiêu chí. Sau 6 năm thực hiện, nhờ phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM đến các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đến háng 7/2017 , UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2133/QĐ-UBND công nhận xã Hoàng Đan đạt chuẩn NTM năm 2016.

Trong 6 năm triển khai xây dựng NTM, xã xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, yếu tố mang tính quyết định đến việc hoàn thành các tiêu chí, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng.

Xã chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng NTM với phương châm “Đồng bộ, phù hợp tiêu chí, sát với thực tiễn, dân chủ, có tính khả thi cao”; lựa chọn những dự án phù hợp với khả năng kinh phí và nhu cầu của người dân với cách làm “việc gì dễ thì làm trước, việc gì khó làm sau, công trình nào, phần việc nào do hộ gia đình, do dân đóng góp thực hiện thì làm trước…”.

Trong quá trình thực hiện, có sự tham gia, góp ý của người dân, cũng như xác định được những thuận lợi, thách thức của địa phương, trên cơ sở đó

đề ra những giải pháp cụ thể theo phương châm “chậm nhưng chắc, quyết không chạy theo thành tích”; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Xã hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và tranh thủ huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác, qua đó xã đã giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án xây dựng NTM.

Công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 29 triệu đồng /người/năm, tăng hơn 12% so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,4% năm 2011 xuống còn 3,1% cuối năm 2016; số người có việc làm thường xuyên đạt 92%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đƣợc đảm bảo, giữ vững. [12]

2.2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Để triển khai thực hiện mục tiêu về đích Nông thôn mới theo đúng kế hoạch đã đề ra, bước đầu, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương được tổ chức thực hiện thường xuyên và liên tục, nhằm giúp cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, bám sát các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương để hoàn thành các tiêu chí.

Thực hiện đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân đã đƣợc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, chủ động thực hiện, tạo sự đồng thuận cao. Qua triển khai, xã Nông Thƣợng đã huy động được gần 2 tỷ đồng từ nhân dân để xây dựng Nông thôn mới. Tỷ lệ lệ đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn, trong đó đường liên xã đã được bê tông hóa 100%; đường liên thôn, trục thôn đạt 58,72%; đường nội thôn, ngõ thôn đạt 58,95%. Nhờ có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ nên các

trục đường, tuyến đường trên địa bàn luôn được duy tu bảo dưỡng, không có hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường cũng như phá hoại công trình.

Bên cạnh tiêu chí giao thông, xã Nông Thƣợng đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, từng bước hoàn thiện các công trình phúc lợi xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dân sinh. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ. Xã đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là gần 90%. Hệ thông điện lưới đã đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng điện của nhân dân…

Là một xã thuần nông, để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, chính quyền xã xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế nông lâm nghiệp; từng bước thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; giảm nghèo bền vững. Xã đã quy hoạch chia vùng phát triển kinh tế theo tiềm năng phát triển của từng thôn nhƣ: Thôn Tân Thành , Khuổi Chang phát triển kinh tế rừng, trồng Quế, Mỡ. Các thôn nhƣ Nà Bản, Cốc Muổng, Thôm Luông phát triển về trồng rau; thôn Nà Chuông phát triển trồng cây cam quýt... Ngoài ra,nhân dân trong xã còn tích cực phát triển chăn nuôi, ột số hộ đã mạnh dạn đầu tƣ kinh doanh nhiều mặt hàng, đa dạng, phong phú nhƣ lương thực, thực phẩm, tạp hoá, phân bón, xi măng, sắt thép… Thu nhập bình quần đầu người năm 2014 là 18 triệu đồng/người tăng lên 22 triệu đồng/người năm 2016; đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo từ 11%năm 2011 giảm xuống còn 3,66% năm 2016, và giảm xuống còn 2,7% năm 2017.

Cùng với đó, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn ổn định và giữ vững, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” được duy trì thường xuyên, thực hiện có hiệu quả. Đồng chí Phượng Hoàng Minh, Chủ tịch UBND xã nhận định: Sự vào cuộc quyết liệt của các

cấp chính quyền, sự đồng thuận của quần chúng nhân dân đã phát huy khối đại đoàn kết, tạo đột phát trong tiến trình về đích xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Có thể nói, hoàn thành mục tiêu đạt xã chuẩn Nông thôn mới ở Nông Thượng là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân đã xây dựng bức tranh nông thông ngày càng khởi sắc. đến Nông Thượng hôm nay, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, hệ thống trường lớp được xây dựng khanh trang, đời sống kinh kế của người dân phát triển, những ngôi nhà xây hai ba tầng đƣợc mọc lên, nhiều gia đình đã mua sắm đƣợc ô tô đắt tiền, môi trường sống được cải thiện. [13]

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới được rút ra cho xã Yến Dương

Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng nông thôn mới, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh kế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị.

Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “Dễ làm trước khó làm sau”

không nóng vội, càng không để mất cơ hội.

Thứ ba, thực hiện trước chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phương

“Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước.

Thứ tư, phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã yến dương huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)