PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Yến Dương nằm ở phía Nam của huyện Ba Bể cách trung tâm huyện Ba Bể khoảng 12 km. Ranh giới hành chính của xã đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp xã Hà Hiệu và Phúc Lộc.
+ Phía Tây giáp xã Quảng Khê
+ Phía Nam giáp xã Đồng Phúc và Chu Hương.
+ Phía Bắc giáp xã Địa Linh và Bành Trạch.
Diê ̣n tích đất tƣ̣ nhiên 3979,83 ha.
Toàn xã có 9 đơn vị hành chính thôn đó là: Phiêng Khăm, Bản Lạ, Nà Viến, Nà Giảo, Lỏng Lứng, Khuổi Luồm, Nà Nghè, Nà Pài, Phiêng Phàng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm trên 90% diện tích tự nhiên phân bố trên toàn xã, độ cao lớn nhất trong xã là trên 1350m so với mực nước biển, xen kẽ là những cánh đồng lòng chảo tạo nên địa hình nhấp nhô lƣợn sóng, đồi bát úp, thung lũng nhỏ hẹp, chủ yếu là những ruộng bậc thang. Hướng dốc từ phía tây bắc về phía đông nam, do địa hình có khác biệt nhƣ vậy nên hạn chế rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân trong xã, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
4.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Xã Yến Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lƣợng mƣa trung bình năm 1.248 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, lượng mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8, thường sẩy ra tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất cục bộ ở một số vùng.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 200C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Nóng nhất tháng 7 nhiệt độ trung bình là 260C, thấp nhất tháng 1 nhiệt độ trung bình là 120C.
Độ ẩm không khí khá cao 83% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
4.1.1.4. Thực trạng cảnh quan môi trường
Yến Dương là xã có cảnh quan môi trường ít bị ô nhiễm. Tuy nhiên, với số lượng chất thải ngày càng nhiều đã tác động xấu đến môi trường. Vì vây, xã cần có khu xử lý, chôn lấp rác thải tập trung để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biê ̣t quan trọng không có gì thay thế được , là nơi con người sống và làm viê ̣c, xây dƣ̣ng các công trình kinh tế , văn hóa, xã hô ̣i và an ninh quốc phòng . Đất có
vai trò cƣ̣c kì quan tr ọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hô ̣i c ủa xã, là mô ̣t trong những yếu tố r ất quan trọng để đề ra phương hư ớng phát triển c ủa xã trong tương lai.
+ Tình hình sử dụng đất đai của xã Yến Dương trong giai đoạn năm 2015 - 2017 được thể hiê ̣n trong bảng sau:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Yến Dương giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2016 /2015
2017
/2016 BQC Tổng
diện tích đất tự nhiên
3979,83 100 3979,83 100 3979,83 100 100 100 100 1. Đất
nông nghiệp
3777,49 94,9
1 3776,85 94,89 3776,07 94,88 99,97 99,98 99,98 1.1.Đất
sản xuất nn
374,07 9,39 373,68 9,38 373,13 9,37 99,89 99,89 99,89 - Đất
trồng cây lâu năm
181,42 4,55 181,75 4,56 182,04 4,57 100,21 100,21 100,21 - Đất
trồng cây hằng năm
192,65 4,84 191,93 4,82 191,19 4,80 99,58 99,58 99,58 1.2.Đất
lâm nghiệp
3396,17 85,3
3 3395,73 85,32 3395,29 85,31 99,98 99,98 99,98 1.3.Đất
nuôi trồng thủy sản
7,26 0,18 7,42 0,18 7,65 0,19 100,00 105,56 102,74
2. Đất phi nông nghiệp
112,34 2,82 113,56 2,85 114,74 2,88 101,06 101,05 101,05 3. Đất
đồi núi chƣa sử dụng
90,00 2,26 89,42 2,24 89,02 2,23 99,12 99,55 99,33
(Nguồn: Số liệu UBND xã Yến Dương) Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1153,74 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm (năm 2015) là 377.49 ha nhƣng có xu hướng giảm dần qua các năm, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất
khoảng 3369 ha (năm 2015) có xu hướng giảm dần xuống còn 3395 ha (năm 2016) giảm xuống khoảng 1 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp chỉ 0,18% (năm 2015) nhưng cũng đang có xu hướng tăng dần lên 0,19% (năm 2017), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 112,34 ha (năm 2015) đất phi nông nghiệp tăng đều qua các năm là 113,56 ha (năm 2016) đến (năm 2017) tăng lên là 114,74 ha. Do địa hình đồi núi cao và dân cƣ phân bố còn thƣa thớt mật độ dân cƣ con thấp nên xã vẫn còn khoảng 89ha đất chƣa đƣợc sử dụng. Từ đó ta thấy được rằng xã Yến Dương là xã có diện tích đất chủ yếu là đất nông nghiệp, còn lại các loại đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Từ kết quả số liệu theo dõi qua ba năm ta thấy rằng có sự thay đổi về số lƣợng các loại đất qua từng năm tức là cơ cấu các loại đất có sự thay đổi, cụ thể:
+ Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, trong đó đất trồng cây hàng năm qua 3 năm giảm 1,42 ha. Trong khi bình quân đất trồng cây lâu năm tăng 0,62% (năm 2015 - 2017). Nguyên nhân vì cây lúa, ngô không đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân chỉ trồng để phục vụ nhu cầu cho gia đình, cây lâu năm ở đây chủ yếu là cây ăn quả, nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân đang có xu hướng trồng ngày càng nhiều.
+ Diện tích đất lâm nghiệp qua 3 năm giảm 0,89 ha. Vì diện tích đất lâm nghiệp của xã nhiều và xã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện dại hóa. Do đất lâm nghiệp nghiều nên người dân khai thác chuyển thành đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp để tăng năng xuất.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng đang có xu hướng tăng dần theo từng năm nhƣng quá trình tăng vẫn còn chậm, năm 2015 là 0,18ha đến năm 2017 là 0,19ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2,40 ha từ năm 2015 - 2017, tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng vì xã hội phát triển nên các ngành nghề phi nông nghiệp cũng ngày càng phát triển và đem lại thu nhập cao hơn một số ngành khác nên người dân có xu hướng chuyển đổi đất khác sang đất phi nông nghiệp cao.
- Nhƣ vậy ta thấy đƣợc sự thay đổi và chuyển dịch cơ cấu các loại đất của xã Yến Dương qua ba năm từ 2015 đến 2017. Đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu
năm), đất phi nông nghiệp tăng dần qua các năm, đất lâm nghiệp giảm xuống.
Từ đó biết được tình hình và xu hướng sử dụng đất của xã qua từng năm.
b. Tài nguyên rừng:
- Năm 2010 diện tích rừng của xã Yến Dương là 3396,16 ha, trong đó rừng sản xuất có 2386,69 ha (chiếm 59,97% tổng diện tích tự nhiên), rừng phòng hộ có 1009,47 ha (chiếm 25,36% tổng diện tích tự nhiên). Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo, trúc... một phần đã có khả năng khai thác. Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn...
Nhìn chung rừng Yến Dương có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu nhƣ không còn. Tuy nhiên với trữ lƣợng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, đƣợc quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.
c. Tài nguyên nước:
Toàn xã có 13,97 ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đến nay trên địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể về nguồn nước ngầm.