3.1 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế
3.1.1 Những kết quả đạt được
Qua thời gian thực tập ở chi nhánh tôi nhận thấy rằng :
- Thứ nhất, quy mô cho vay ngắn hạn của chi nhánh so với một số NHTM đóng trên địa bàn thì chi nhánh có quy mô dư nợ cho vay lớn. Điều này khẳng định tiềm lực và uy tín trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
- Thứ hai, số lượng các DN vay vốn tại chi nhánh được duy trì một cách ổn định.
Qua đó cho thấy chi nhánh quan hệ tốt với các DN. Ngoài những khách hàng truyền thống có uy tín cao thì chi nhánh đã thiết lập với những khách hàng mới là những DN ngoài quốcdoanh.
- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro được chi nhánh thực hiện đúng theo quy định tại QĐ 493 và QĐ 18 sửa đổi nên có sự đảm bảo an toàn cho món vay và NH se không phải chịu những “cú sốc” khi khoản vay không được hoàn trả.
- Trước đây chi nhánh thường co chính sách ưu tiên cho những khách hàng truyền thống thì hiện nay chi nhánh luôn đối xử công bằng với tất cả các DN có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm thực tế có trình độ chuyên môn cao giúp cho công tác thẩm định được tiến hành có hiệu quả.
- Đối với DN nhờ có nguồn vốn cung ứng của NH mà hoạt động sản xuất của DN đạt kết quả tốt, điều này thể hiện khả năng trả nợ cho NH…
3.1.2 Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động
Bên cạnh những kết quả đạt được trong n hững năm qua, chất lượng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Dư nợ cho vay mặc dù tăng lên qua 3 năm nhưng dư nợ tập trung vào 2 khách hàng lớn chiếm tỷ trọng lớn. Việc cho vay tập trung vào những khách hàng lớn sẽ gây ra rủi ro cho NH nếu khách hàng kinh doanh không hiệu quả sẻ gây tổn thất cho NH, chất lượng món vay vì thế mà giảm sút.
- Năng lực hiện tại của CBTD còn hạn chế đối với những dự án sản phẩm mơpí, thanh toán quốc tế.
- Việc đầu tư đối với doanh nghiệp su khi cổ phần có hạn chế do năng lực tài chính của các doanh nghiệp chưa đủ mạnh, vốn điều lệ của doanh nghiệp thấp, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh 3.2.1 Thuận lợi
- Là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam, một NH có bề dày lịch sử của Việt Nam nên chi nhánh Huế kế thừa được uy tính của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã thực sự trở thành người bạn đáng tin cậy của dân cư, các tổ chức kinh tế trong tỉnh.Với địa điểm của trụ sở và các chi nhánh dều nằm trong trung tâm của thành phố tạo diều kiện thuận lợicho khách hàng trong quá trình giao dịch.
- Trong thời gian qua chi nhánh đã được những kết quả đáng khích lệ. Với uy tín và phong cách phục vụ tốt chi nhánh đã giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút nhiều khách hàng mới
- Trong đầu tư tín dụng tập trung vào chương trình phát triển nông nghiệp , nông thôn, các dự án có hiệu quả, hộ sản xuất cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước thay đổi tỷ lệ đầu tư đối với các thành phần kinh tế theo chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam
- Tổ chức cho cán bộ nhân viên nắm các văn bản, chế độ nghiệp vụ mới của ngành , giao khoán chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng , thu lãi , nợ quá hạn , đến từng CBTD và cuối mỗi quý đều có quyết toán , thưởng phạt vì vậy đã tácđộng rất lớn đến nhận thức của CBTD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.2Khó khăn
- Về môi trường kinh doanh: trên địa bàn tỉnh có nhiều chi nhánh NHTM hoạt đông, cạnh tranh gay gắt trên tất cả các mặt như lãi suất huy động vốn, cho vay, phí dịch vụ... Do đó, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
- Thời gian qua việc chuyển dịch các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng...diễn ra khá phổ biến. Có một sự chuyển dịch cán bộ từ các NHTM quốc doanh sang các NHTM cổ phần và giữa các NHTM cổ phần với nhau. Điều này làm cho một bộ phận các cán bộ có trìnhđộ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác làmảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của chi nhánh
- Thừa Thiên Huếlà tỉnh có nền kinh tế phát triển chưa cao, chưa năng động, hầu hết doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, luôn trong tình trạng khó khăn, phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn lớn làmảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.
- Công tác tiếp thị quảng cáo các dịch vụ của mình chưa được chú trọng quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến làm hạn chế sự phát triển
- Tất cả những khó khăn trên đã làm cản trở phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua. Chi nhánh cần nghiên cứu đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục được những khó khăn trên
3.3 Những giải pháp để nâng cao và hoàn thiện công tác cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế.
3.3.1 Các giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn huy động
- Tăng trưởng tín dụng gắn liền vớităng trưởng nguồn vốn huy động trong từng doanh nghiệp, từng người vay, bằng cách quản lý tốt các nguồn vốn nhàn rỗi vào tài khoản tiềngửitạiNgân hàng NNo&PTNT Thừa Thiên Huế.
- Đa dạnghoá các sản phẩm tiềngửi.
- Chú trọng độnglựckhuyếnmãi trong công tác huyđộngvốn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Tăng tỷtrọngnguồn tiềngửitừdân cư, vìđây là nguồn tiền gửicó tính chấtbền vững
3.3.2 Các giải pháp và biện pháp chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
Năm 2011 là năm đang còn nhiều khó khăn, nhất là chỉ tiêu nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, do vậy ngân hàng đặt yêu cầu chất lượng tín dụng lên hàng đầu, để vừa tăng trưởng đượctín dụngmà vẫn đảm bảo chấtlượngtín dụng, cụthể
- Ưu tiên đầu tư các dự án nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Thủy điện, ngành công ngiệp chế biến có thế mạnh, dịch vụ du lịch và các ngành nghềtruyền thống của địaphương
- Yêu cầu vềnăng lực tài chính và khảnăng quản lý tài chính doanh nghiệp phải được chú trọng như: Tỷ trọng vốn tự có trong từng dự án đầu tư và phương án kinh doanh, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn(tỷ suất tài trợ), báo cáo tài chínhđịnhkỳphảiminh bạch, có kiểmtoán lại
- Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng cảcác phương án, dự án đầutư mới, cũngnhư quản lý dư nợ đã cho vay
3.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu.
- Thực hiện tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm soát trong cho vay và quản lý sau khi cho vay, cảmục đích sử dụng vốn vay, chu chuyển vốn tiền tệcủa khách hàng vay, tình hình sản xuấtkinh doanh, đánhgiáđúng thực trạng tài chính doanh nghiệp trong suốt quá trình quản lý vốn vay, công tácđánh giá xếp loại khách hàng phải có chất lượng.
- Nâng cao tính chủ độngvà chấtlượngtrong khâu cho vay chọnlựakhách hàng, cũngnhư công tác thẩm định phương án, dự ánđầu tư mới.Đây là nhân tốquan trọng ảnh hưởng đếnchấtlương tín dụngsau khi cho vay
- Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro: Tuỳ từng trường hợp đê có các giải pháp tích cực và quyết tâmđể giảm dần nợxấu, cũng như nợ đã xử lý rủiro
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.3.4 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng trong năm 2011
Bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của UBND tỉnh và định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam để đầu tư đúng hướng và đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Ưu tiên cho các chương trình kinh tế trọng điểm, các ngành nghề truyền thống và có thế mạnh tại địa phương.
3.4 Một số đề xuất và kiến nghị
- Có cơ chế lãi suất và chế độ khuyến mãi linh hoạt trong công tác huy động vốn, bảo đảm có hiệu quả tài chính đối với các món huy động lớn.
- Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu xử lý và thu hồi nợ xấu và nợ rủi ro (Tính chuyên nghiệp)
- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng về các mặt : sản phẩm tín dun gj mới, nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Chú trọng và nâng cao chất lượng của công tác thông tin khách hàng.
- Bảo đảm có đủ nhân lực cho công tác tín dụng : khi triển khai các chương trình IPCAS, lượng công việc của phòng tín dụng phát sinh gấp đôi so với trước đây, vì ngoài nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng còn phải thực hiện nghiệp vụ kế toán liên quan đến công tác tín dụng. Do vậy, yêu cầu có đủ nhân lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ tín dụng được giao là vấn đề cần được quan tâm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ