Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các loại cây được sử dụng làm thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Tân An
4.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng Dân tộc Tày thuộc xã Tân An sử dụng làm thuốc
Từ bảng 4.2 tôi đã tổng hợp 24 loài tiêu biểu được người dân khai thác và sử dụng nhiều nhất, các đặc điểm về hình thái và sinh thái cơ bản của ….
40
cây kết hợp với hình ảnh minh họa kèm theo, các cây thuốc đã được mã hóa theo thứ tự cây thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.3: Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng Dân tộc Tày thuộc xã Tân An sử dụng làm thuốc STT Tên
cây Đặc điểm hình thái và phân bố Hình ảnh
1 Ngải cứu
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.
Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
2 Gừng
Cây gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân gừng cao khoảng 50 – 100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân màu xanh nhạt. Lá gừng cổ mùi thơm. Củ gừng phát triển ngầm dưới đốt củ có nhiều đốt, mỗi đốt có một vài mầm non. Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, thân củ gừng có rất nhiều sợi dọc
41
3 Rau diếp cá
Ra diếp cá thuộc loại cỏ nhỏ, sống lâu năm có thân rễ mọc ngầm dưới mặt đất, cây ưa chỗ ẩm ướt. Có rễ nhỏ mọc tại các đốt, thân mọc đứng có lông hoặc ít lông, cao khoảng 40cm. Lá hình tim, mọc cách, đầu lá hơi nhọn hoặc nhọn hẳn. Hoa không có bao, lúc nhỏ có màu vàng nhạt, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; nhìn tổng quát cụm hoa và lá bắc trông giống như một cây hoa đơn độc, khi vò lá hoặc cây có múi tanh như cá.
Hoa nở vào mùa hạ độ
4 Bông mã đề
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta.
Mã đề là loại cây cỏ, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc ở gốc bài trí hình hoa thị, có cuống dài và rộng. Phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá.
Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa mã đề lưỡng tính, 4 lá đài xếp xheos hơi dính nhau ở gốc.
Quả mã đề là quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mỗi quả có 8 - 13 hạt.
42
5 Cây đủ đủ
Cây cao chừng 3-7m và ngọn có nhiều lá, cọng dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến cả thước rưỡi. Thân đầy sẹo.
Lá đu đủ to, mọc cách, cuống dài, gân lá hình chân vịt. Cây có hoa vàng nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa thường đơn tính. Quả đu đủ mọng, ruột rỗng, mang nhiều hạt..
6 Cây khế chua
Cây Khế là cây thân gỗ nhỏ, có thể vươn tới 3 đến 7m, nhiều cành và phân cành thấp. Gỗ của Cây Khế rất giòn, dễ gãy. Hoa khế màu tím, Quả khế có 5 múi, Các hạt khế nhỏ, màu nâu.
7 Giảo cổ lam
Cây thân thảo, dây nhỏ dài có tua cuốn, lá có dạng chân gà, thường có 5 - 7 lá nhỏ, quả khô hình cầu, khi chín có mầu đen.
Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Phân bố trên các sườn núi, ven các sườn đá ở những nơi có độ ẩm cao.
43
8 Bách bộ
Cây dây leo, thân nhỏ, sống nhiều năm. Rễ mọc thành chùm và nạc. Lá mọc đối, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, có nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, ngoài có màu xanh lục, trong màu đỏ. Quả nang, trong có nhiều hạt.
9 Cây Vạn tuế
Thân, tán, lá: Thân hình trụ, cao 2 - 3m hoặc cao hơn, ít chia nhánh.
Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Lá dài đến 2m hình lông chim, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng.
Hoa, qủa, hạt: Nón đực hẹp dài 25- 28cm, rộng 4cm. Nón cái dạng phiến dài tới 20cm, có lông màu hung vàng dày, phần không sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong, nhọn. Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam
44
10
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loài thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng đến 60 cm, có thân rễ. Cây lưỡi hổ là loài cây lâu năm mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo, dài 0.3 – 1.75 m và rộng 2.5- 9 cm, khá dày và có phần thịt (mọng nước). Mặt lá nhẵn có màu xanh đậm với vết lốm đốm màu xám xanh lá cây, mép lá có viền màu vàng.
11 Cây Nhội
Thân cây nhội to, thân gỗ, có thể cao tới hơn 20m, lá kép có hình trúng hay hình mác rộng bao gồm 3 lá chét, mép lá có răng cưa dài 10 -15cm, đầu lá và đáy lá chét đều nhọn, phần cuống của 3 lá chét chung dài tới 8 -10cm. Hoa: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa được mọc ra ở kẽ lá. Quả thịt, có hình cầu, đường kính từ 6 - 12mm, có màu nâu hay hồng nhạt, có vị chát
45
12 Trầu không
Trầu không là một loại cày mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5-3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10- 13cm, rộng 4,5- 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông. Quả mọng không có vòi sót lại
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ăn trầu
13 Cúc tần
có thân cao từ 1 đến 2m. Cành cúc tần nhỏ mảnh có lông sau nhẵn. Lá có mép hình khé răng màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hình đầu có màu tím nhạt.
Cây có mùi thơm, toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ có cạnh.
Trên cây cúc tần thường có dây tơ hồng sống ký sinh. Chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng làm hàng rào che chắn. Ở nước ta, tại các vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An cúc tần mọc hoang rất nhiều.
14 Cây sổ
Là cây gỗ to, vỏ thân xù xì, lá to hình bầu dục có hai đầu nhọn, mép khía răng cưa rất đều, phiến lá dài 13-30cm,rộng 5-10cm, hoa to mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 10cm. Quả hình cầu,đường kính 10cm hoặc hơn, mang đài tồn tại, vị chua như chanh
46
15
Cây bớp bớp(yến bạch)
Là một loại cỏ lâu năm cao khoảng 1-2m, thân có rãnh, ít phân nhánh.
Cây thường mọc thành bụi, phát triển mạnh, tái sinh nhanh.Thân và cành thường có lông nhung màu vàng. Cành lá vò có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa to không đều. Hoa tự, màu hồng hoặc màu trắng, mọc thành cụm hình gù, có lá bắc. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.
16 Cây Dâu tằm
Cây dâu thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài.
17 Tầm bóp
Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 - 90cm, có nhiều cành nhánh.
Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt.
18 Sả
Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía.
Lá dài tới 1m, hẹp,mép hơi ráp; bẹ trắng rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
47
19 Nghệ đen
Thân thảo, có thân rễ hình nón, có khía chạy dọc, củ tỏa ra theo hình chân vịt. Vỏ củ màu vàng nhạt. Lá có bẹ ôm vào thân cây ở phía dưới, dọc theo thân chính có đốm màu đỏ, cuống lá ngắn hay hầu như không có. Cụm hoa mọc ngang.
20 Ý dĩ
Cây thảo thân mọc thẳng đứng, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ.
Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả hình trứng hơi nhọn.
21 Nhọ nồi
Cây mọc ở khắp mọi nơi, mặc dù là cây thảo dược có công dụng chữa bệnh tốt nhưng bạn không gặp khó khăn khi tìm kiếm cây nhọ nồi. Cây nhọ nồi được mọc thẳng đứng có thể cao tới 80-100cm và thân có lông cứng màu trắng. Lá cây nhọ nồi mọc đối nhau, dài 4- 8cm, rộng 7-15mm và có lông cả 2 mặt. Cây nhọ nồi có hoa màu trắng và mọc lên thành cụm.
48
22 Thồm lồm
Là loại cỏ sống lâu năm, thân bò hay leo, có gai quặp xuống, lá hình tam giác, mọc so le, có gai ở cuống. Hoa màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành bông ở đầu nhánh, cuống dài và có gai nhọn. Quả hình cầu, có 3 rãnh dọc, khi chín có màu đen. Cây ra hoa vào tháng 6 - 8; quả tháng 9 -10.
23 Cây quế
Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung.
Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chum xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10- 12 tới tháng 23 năm sau
Cây phân bố rất phổ biến trên cả nước
24 Gấc
Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15m. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt g ấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía
49
Qua bảng 4.3. ta thấy rằng các loài thực vật này chủ yếu là các loài Lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, chúng thường sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, mát mẻ thuộc vùng tiểu khí hậu nhiệt đới ẩm. Đây là những loài đa tác dụng chúng không chỉ được người dân khai thác và sử dụng để chữa bệnh, một số cây dùng để làm gia vị, đa phần các hộ gia đình còn khai thác để mang đi bán cho các lái buôn nhằm thu lợi nhuận. Hầu như người dân khai thác và sử dụng các loài cây thuốc mọc hoang dại ở trong tự nhiên, rất ít khi được người dân gây trồng. Một phần cũng do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường sống của chúng cũng bị thay đổi, khi đó các loài này có thể sẽ bị chết hoặc khả năng sinh trưởng và phát triển kém dần. Sự thích nghi để phù hợp với môi trường sống của chúng ngày càng yếu, số lượng ngày càng giảm dần trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nhanh chóng, một số loài có nguy bị đe dọa rất cao như: Lan kim tuyến, bình vôi đỏ, thiên niên kiện, hoàng đằng…