So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Tân An

Một phần của tài liệu Tri thức bản địa trong sử dụng bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc tày tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 71)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Tân An

Kết quả được trình bày ở bảng 4.6:

58

Bảng 4.6: So sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Tân An

Cây

thuốc Dân tộc Dao Dân tộc Tày

Bông mã

đề Trị bí tiểu, tiểu ra máu

Chữa viêm cầu thận cấp và mãn tính, sỏi niệu, viêm bàng

quang cấp tính

Khế Sởi,trị ho Chữa dị ứng, mẩn ngứa,

nhức đầu Ngải cứu Chữa đau bụng kinh, kinh không

đều

Chữa đau đầu, sơ cứu vết thương,…

Đu đủ Trị hắc lào, chữa khớp Tan sạn thận sau mật, sốt rét Nghệ đen Đầy bụng ung thư Chữa đau bụng, đầy hơi, bế

kinh,…

Xấu hổ Trị viêm dạ dày mạn tính Suy nhược thần kinh, mất ngủ

Quế Chữa đau bụng Chữa đau thắt lưng, trị vẩy

nến, mề đay

Từ kết quả tổng hợp được ở bảng 4.6 và kết quả thu tập thêm thông tin từ 3 NCCT dân tộc Dao tại xã Tân An, đã rút ra được 3 bài thuốc mà 2 dân tộc sử dụng các loại cây thuốc và cách chế biến khác nhau. Từ đó làm nổi rõ sự đa dạng trong cách sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Tân An. Kết quả được trình bày ở bảng sau đây:

59

Bảng 4.7: So sánh sự khác biệt về bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao

Bài thuốc Dân tộc Dao Dân tộc Tày

Chữa tắc tia sữa

Lấy lá và rễ đinh lăng, gừng: Cho 500ml nước vào sắc còn 150ml thì bỏ ra uống khi nóng

Dùng lá Bồ công anh: Rửa sạch thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp nơi vú sưng 2-3 ngày là khỏi

Chữa hen

Rễ cỏ tranh tươi sắc uống sau bữa ăn

Quả nhót 6 - 12g/ngày, sắc, thuốc hãm.

Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm

Chữa hạ sốt

Ngọn, lá nhọ nồi rau diếp cá: Băm nhỏ đun sôi rồi uống, làm như vậy 2- 3 lần sẽ khỏi hẳn

Gừng tươi 10g, hành củ 10g, rau mùi 10g, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Các vị thuốc đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân cho đến khi mồ hôi vã ra một chút là thân nhiệt sẽ hạ.

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu.

4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Tày

Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn và quan sát thực tế đề xuất một số biện pháp như sau:

- Cần tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại các kiến thức khai thác và sử

60

dụng các loài cây thuốc, quản lý tài nguyên rừng để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa về cây thuốc sao cho phù hợp với cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

- Khuyến khích và phát huy cơ chế quản lý hiện tại của thôn, tiếp tục xây dựng hương ước thôn bản về quản lý rừng.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững.

- Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án trong việc bảo tồn và nhân rộng tài nguyên cây thuốc, quản lí tài nguyên rừng, đồng thời nâng cao đời sống cho người dân.

- Nhà nước phải có chủ trương điều chỉnh, sửa đổi lại Luật bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới để phù hợp với thực tế và đồng bộ với các luật và chính sách liên quan khác.

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người làm công tác khoa học kỹ thuật với các nhà quản lí và người dân trong các hoạt động chương trình, dự án quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.

- Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản và chế biến các loài cây thuốc này cho con cháu.

- Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng các kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây thuốc cũng như tài nguyên rừng tại các buổi họp thôn, xã. Để chính người dân địa phương nhận ra và trân trọng chính những giá trị văn hóa đang tồn tại của họ.

Một phần của tài liệu Tri thức bản địa trong sử dụng bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc tày tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)