Khái quát về địa bàn hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tại hạt kiểm lâm huyện tuần giáo tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2018 (Trang 22 - 36)

2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập

2.2.2. Khái quát về địa bàn hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo

2.2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Tây Bắc, là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm tỉnh Điện Biên 79 km.

+ Phía bắc giáp với huyện Tủa Chùa + Phía Nam giáp với huyện Mường Ảng + Phía Tây giáp với huyện Mường Chà

+ Phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai Và Thuận Châu của tỉnh Sơn La

Huyện Tuần Giáo nằm trong khu vực có hệ tọa độ là 21o24’6” – 21o 58’13” vĩ độ Bắc và 103o5’00” – 103o24’33” kinh độ đông.

Huyện có diện tích tự nhiên 113.776,82 ha (chiếm 11,9% diện tích cả tỉnh) có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Tuần Giáo và 19 xã: Nà Tòng, Pú Xi, Rạng Đông, Chiềng Đông, Mường Khong, Tỏa Tình, Mường Thín, Ta Ma, Quài Cang, Chiềng Sinh, Mường Mùn, Phình Sáng, Pú Nhung, Quài Nưa, Quài Tở, Tênh Phông, Mùn Chung, Nà Sáy và thị trấn Tuần Giáo.

* Địa hình

Địa hình huyện Tuần Giáo hiểm trở và đa dạng, đa số núi ở Tuần Giáo chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có khoảng 70% diện tích là các dãy núi cao từ 800 m trở lên, còn lại là các dãy có độ cao 500 - 700 m, độ dốc trung bình 12-20m. Cao nhất là dãy Pú Huổi Luông (2.179m), dãy Pơ Mu (1.848 m). Tuần Giáo có vùng thung lũng hẹp nằm rải rác ở các xã.

* Khí hậu – Thủy văn a. Khí hậu

- Khí hậu Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa vùng núi cao.

Khí hậu Tuần Giáo chia thành 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 4 - tháng 10) với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nóng nhất là tháng 7, mùa khô (từ tháng 11 - tháng 3) với khí hậu lạnh, khô, ít mưa, lạnh nhất vào tháng 1.

- Độ ẩm không khí bình quân toàn huyện trong nhiều năm là 84%, thời kỳ mùa mưa độ ẩm cao đạt 88%, mùa khô độ ẩm giảm xuống có khi chỉ còn khoảng 78%.

- Lượng mưa phân bố trong năm không đều chia thành 2 mùa, lượng mưa trung bình 1.640 mm/năm.

- Gió: Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5.

- Khí hậu Tuần Giáo đôi khi cũng xuất hiện các yếu tố thời tiết cực đoan như: Sương muối, Mưa đá. Đây là các đặc điểm thời tiết cần lưu ý để phòng tránh và giảm bớt những thiệt hại trong sản xuất nông lâm nghiệp khi gặp phải.

- Sương mù: là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc.

Số ngày có sương mù bình quân trong năm tại huyện Tuần Giáo lên tới trên 100 ngày/năm. Sương mù thường xuất hiện nhiều từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

Sương muối thường xuất hiện vào các tháng 12 đến tháng 1 năm sau thành từng đợt 1 - 2 ngày hoặc kéo dài từ 3 - 4 ngày. Chu kỳ 3 - 4 năm lại xuất hiện 1 lần.

- Mưa đá: thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa thường hay xuất hiện mưa đá nhất là cuối đông sang hè từ tháng 3 đến tháng 4 với cường độ trung bình 9 ngày/năm.

b. Thủy văn

- Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Tuần Giáo khá dày gồm các con suối thuộc sông Nậm Mức, lưu vực sông Đà và sông Mã,...

- Lưu vực sông Đà bao gồm các sông suối nằm ở phía Bắc của huyện với diện tích lưu vực khoảng 804 km2 gồm: suối Nậm Mu, Nậm Mùn,…

- Lưu vực sông Mã gồm các sông suối ở phía Nam của huyện, các cánh đồng lớn của huyện đều tập trung ở lưu vực này, diện tích lưu vực khoảng 795 km2 gồm: suối Nậm Quài, Nậm Sát,…

- Sự phân bố của dòng chảy trên các lưu vực cũng giống như lượng mưa, dòng chảy không có biến đổi nhiều. Chế độ dòng chảy trong năm phụ thuộc vào chế độ mưa, nên cũng phân thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Lượng nước mưa lũ thường chiếm 80 - 85% lượng nước cả năm.

* Thổ nhưỡng

Căn cứ vào quá trình hình thành đất và đặc điểm tính chất hóa học có thể chia đất Tuần Giáo làm 5 loại đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

- Nhóm đất phù sa: sông suối dọc được hình thành do sự bồi tụ của sông suối dọc theo hai bên bờ. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến nặng, đôi chỗ từ nhẹ đến trung bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất dày, độ phì trung bình thích hợp cho trồng cây lương thực và hoa mầu.

- Nhóm đất đen gồm hai loại đất: đất nâu sẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt, đá bazan và đất trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat. Nhóm đất đen thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên núi có độ cao từ 900 - 1.472m, đất có tầng khá dày, ít chua, hàm lượng mùn chiếm 4 - 5% nhưng dễ bị rửa trôi do ở độ cao khá lớn, sườn núi dốc, địa hình lại bị chia cắt mạnh nên việc sử dụng loại đất này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dùng cho lâm nghiệp để khoanh nuôi và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phân bố rộng khắp huyện ở trên núi có độ cao dưới 900m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha, có độ phì từ trung bình đến thấp. Tùy theo chất lượng và dộ dốc của từng loại đất có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, các loại cây khác theo mô hình nông lâm kết hợp và phát triển rừng.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ phân bố trong các thung lũng bằng, rộng. Nhóm đất này có thành phần dinh dưỡng tương đối tốt, thuận lợi cho nhiều loài cây trồng, đặc biệt là với các loài cây nông nghiệp ngắn ngày.

* Hiện trạng sử dụng đất

Kết hợp giữa kế thừa số liệu với điều tra thực địa bổ sung, hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuần Giáo

Đơn vị tính: ha

STT Hạng mục Tổng số Tỷ lệ (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 113.776,82 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp 24.281,01 21,34

1.1 Đất lúa nước 1.991,63 1,75

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.011,90 0,89

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 206,72 0,18 1.4 Các loại đất nông nghiệp còn lại 21.070,76 18,52

2 Đất lâm nghiệp 85.152,10 74,84

2.1 Đất rừng phòng hộ 50.934,80 44,77

- Có rừng 27.962,00 24,58

- Không có rừng 22.972,80 20,19

2.2 Đất rừng sản xuất 34.217,30 30,07

- Có rừng 4.433,00 12,69

- Không có rừng 19.784,30 17,39

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 2.495,92 2,19

3 Đất đô thị 1.714,89 1,51

4 Đất khu du lịch 132,90 0,12

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo, 2012)

Qua bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đáng chú ý là đất rừng sản xuất - loại rừng được tác động kinh doanh chiếm 30% tổng diện tích tự nhiên, nếu có kế

hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất lâm nghiệp, nhất là rừng sản xuất sẽ tạo cơ hội tốt để khai thác tiềm năng đất đai trong vùng.

* Hiện trạng tài nguyên rừng a. Diện tích các loại rừng

Theo kết quả độ che phủ rừng tỉnh Điện Biên năm 2009 và số liệu điều tra thực địa bổ sung tháng 07 năm 2012 cho kết quả tổng thể về hiện trạng tài nguyên rừng toàn huyện ở bảng 02 sau:

Bảng 2.2. Hiện trạng rừng huyện Tuần Giáo

Đơn vị tính: ha

STT Hạng mục Tổng diện

tích đất Tỷ lệ % Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất Tổng diện tích đất có rừng 42.395 100,00 27.962 14.433

I Rừng tự nhiên 40.325 95,10 27.657 12.668

1 Rừng giàu 631 1,50 349 282

2 Rừng trung bình 2.526 6,00 2.314 212

3 Rừng nghèo 1.967 4,60 1.876 91

4 Rừng phục hồi có trữ lượng 26.598 62,70 17.516 9.082 5 Rừng hỗn giao gỗ + tre, nứa 4.578 10,80 2.257 2.321

6 Rừng gỗ núi đá 4.023 9,50 3.345 678

II Rừng trồng 3.113 7,30 510 2.603

1 Có trữ lượng 2.070 4,90 305 1.765

2 Chưa có trữ lượng 347 0,80 205 142

3 Rừng trồng Cao su 696 1,60 0,00 696

( Nguồn: Hạt kiểm lâm Tuần Giáo, 2012)

Bảng thống kê ở trên cho thấy diện tích các loại rừng toàn huyện. Diện tích đất có rừng chủ yếu là rừng tự nhiên với 40.325 ha chiếm 95,1% tổng diện tích đất có rừng. Trong đó, diện tích rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp: 7,5% tổng diện tích đất có rừng: Còn lại chủ yếu là diện tích rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng hỗn giao và rừng núi đá chiếm tới 83% tổng diện

tích đất có rừng trong khu vực. Diện tích rừng phục hồi lớn đã khẳng định khả năng sinh trưởng của cây rừng trong khu vực là tương đối tốt. Đó là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển rừng, trong khi đó, diện tích rừng trồng 3.113ha chiếm tỷ lệ rất thấp trong điều kiện đất trống đồi núi trọc còn nhiều (chiếm 37% tổng diện tích tự nhiên) cho thấy công tác trồng rừng còn nhiều hạn chế. Hiện tại, một số diện tích đất lâm nghiệp đã được bà con trồng cây cao su, tính đến nay đã trồng được 696 ha. Nhìn chung cây cao su đang sinh trưởng và phát triển tốt.

b. Trữ lượng các loại rừng

Tổng trữ lượng gỗ ước tính của huyện là: 1.040.985 m³ và 4.580.000 cây tre, nứa.

Trong đó:

- Rừng gỗ tự nhiên:

+ Rừng giàu: 94.650 m³

+ Rừng trung bình: 189.450 m³ + Rừng nghèo: 68.845 m³

+ Rừng phục hồi có trữ lượng: 531.960m³ + Rừng tre nứa: 2.000 cây

+ Rừng hỗn giao: Gỗ: 46.885 m³, tre nứa: 4.380.000 cây + Rừng gỗ núi đá: 40.230 m³

+ Rừng trồng: 41.400 m³

- Tình hình tái sinh phục hồi rừng:

+ Tái sinh phục hồi diễn ra trên địa bàn vùng dự án tương đối mạnh. Do điều kiện đất đai, khí hậu tương đối phù hợp với sự phát triển của các loài cây, qua điều tra tình hình tái sinh thấy như sau:

+ Rừng giàu (IIIA3): Đây là đối tượng rừng đã bị tác động do khai thác chọn những loài cây gỗ lớn. Mật độ cây tái sinh lớn từ 2.000 - 2.500 cây/ha, tỷ lệ cây triển vọng (H > 1,5 m) đạt từ 1.000 - 1.500 cây/ha.

+ Rừng trung bình (IIIA2): Mật độ cây tái sinh 2.500 - 3.000 cây/ha, cây mục đích sinh trưởng phát triển tốt có chiều cao H > 1,5 m đạt 1.500 - 2.000 cây/ha.

+ Rừng nghèo (IIIA1): Mật độ cây tái sinh chỉ đạt 2.500 - 3.500 cây/ha, trong đó mật độ cây triển vọng chỉ đạt 1.500 - 2.000 cây/ha.

+ Rừng phục hồi (IIa, IIb): Mật độ cây tái sinh đạt 4.000 - 5.000 cây/ha, trong đó cây có triển vọng đạt mật độ 2.000 - 3.000 cây/ha.

+ Rừng hỗn giao: Mật độ cây tái sinh đạt từ 2.000 - 3.000 cây/ha, trong đó mật độ cây có triển vọng 1.000 cây/ha.

+ Đất trống có cây gỗ rải rác (Ic): Tốc độ tái sinh ở đây diễn ra mạnh nhất so với các trạng thái khác, tổ thành loài là những loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Mật độ đạt trên 6.000 - 8.000 cây/ha, trong đó mật độ cây triển vọng đạt 1.000 - 2.000 cây/ha. Đây là đối tượng rất thuận lợi, sinh trưởng và phát triển mạnh.

+ Đất trống có cây bụi (Ib): Tốc độ tái sinh diễn ra kém hơn so với trạng thái Ic, mật độ cũng đạt 3.000 cây/ha với các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, trong đó mật độ cây triển vọng đạt 200 - 400 cây/ha.

c. Theo số liệu báo cáo hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo năm 2017

Tổng diện tích tự nhiên là 113.542,25 trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 93.888,17 ha, đất có rừng ( bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng): 39.712,27 ha.

+ Rừng tự nhiên: 38.826,36 ha.

+ Rừng trồng: 885,91 ha.

- Diện tích đất chưa có rừng: 54.175,90 ha.

+ Diện tích đất mới trồng chưa thành rừng: 336,34 ha.

+ Diện tích đất có cây gỗ tái sinh: 12.698,45 ha.

+ Diện tích đất không có cây gỗ tái sinh: 18.204,72 ha.

+ Diện tích núi đá: 1.337,83 ha.

+ Diện tích đất có cây nông nghiệp: 21.186,58 ha.

+ Diện tích đất khác trong lâm nghiệp: 411,98 ha.

- Phân theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, sản xuất).

+ Rừng đặc dụng: 24.598,31 ha. (Dự kiến sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng Đặc dụng sang rừng Phòng hộ theo rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng). Có rừng: 14.986,32 ha, không có rừng: 9.611,99 ha.

+ Rừng phòng hộ: 34.477,82 ha, có rừng: 12.742,83 ha, không có rừng:

21.734,99 ha.

+ Rừng sản xuất: 32.267,96 ha, Có rừng: 9.443,80 ha, không có rừng:

22.824,16 ha.

* Diện tích đất có rừng ở các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo

Bảng 2.3. Diện tích đất có rừng ở các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo ĐVT: diện tích (ha)

STT

Tổng diện tích tự

nhiên

Tổng diện tích có

rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng Rừng

trồng đã thành

rừng

Rừng trồng chưa thành

rừng 1 Chiềng Đông 3.835,00 1.483,01 1.461,32 21,69 0,00 2 Chiềng Sinh 1.829,00 835,69 788,52 47,17 0,00 3 Mùn Chung 4.240,91 1.179,67 1.099,32 12,56 67,79 4 Mường Khong 10.716,81 3.764,45 3.764,45 0,00 0,00 5 Mường Mùn 8.890,00 2.994,47 2.908,52 19,74 66,21 6 Mường Thín 6.116,92 1.563,49 1.488,32 28,04 47,13

7 Nà Sáy 3.140,00 318,22 254,46 13,03 50,73

8 Nà Tòng 3.755,00 756,17 711,69 9,23 35,25

9 Pú Nhung 6.480,90 2.513,57 2.511,69 0,00 1,88 10 Pú Xi 12.154,43 5.082,23 5.080,10 0,00 2,13 11 Phình Sáng 8.815,92 3.534,11 3.534,11 0,00 0,00 12 Quài Cang 3.912,92 746,41 714,31 32,1 0,00 13 Quài Nưa 5.216,70 1.271,45 1.117,63 153,82 0,00 14 Quài Tở 6.019,18 2.151,93 2.001,47 144,58 5,88 15 Rạng Đông 3.811,33 1.096,60 1.092,78 3,82 0,00 16 Ta Ma 10.702,00 5.705,43 5.703,20 2,23 0,00 17 Tênh Phông 5.684,49 2.072,05 2.050,97 21,08 0,00 18 Tỏa Tình 6.505,85 2.337,00 2.059,20 218,46 59,34 19 TT. Tuần Giáo 1.714,89 642,66 484,30 158,36 0,00 Tổng 113.542,25 40.048,61 38.826,36 885,91 336,34

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo, 2018) Qua bảng trên ta nhận thấy:

- Diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở xã Ta Ma, Pú Xi, Phình Sáng, Mường khong. Trong đó xã Ta Ma, Pú Xi có hơn 10 nghìn ha so với tổng diện tích có rừng trong tất cả các xã.

- Diện tích rừng trồng đã thành rừng tập trung chủ yếu ở xã Tỏa Tình, Thị trấn Tuần Giáo, Quài Nưa, Quài Tở. Trong đó TT. Tuần giáo có 158,36 ha diện tích rừng trồng đã thành rừng so với tổng diện rừng trồng ở các xã.

- Diện tích rừng trồng chưa thành rừng tập trung chủ yếu xã Mường Mùn, Mùng Chung. Trong đó xã Mùn Chung có 67,79 ha so với tổng diện rừng trồng chưa thành rừng của tất cả các xã. Ngoài ra còn một số xã vấn chưa thực hiện được kế hoạch trồng rừng như xã Mường khong, Phình Sáng..v.v..

*Cơ cấu diện tích rừng phân theo ba loại rừng phân bố ở các xã trên địa bàn huyện(Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng ngoài ba loại rừng

Bảng 2.4. Cơ cấu diện tích rừng phân theo ba loại rừng phân bố ở các xã trên địa huyện (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, sản xuất và rừng ngoài 3 loại rừng)

ĐVT: diện tích (ha)

TT

Ba loại rừng Rừng ngoài 3 loại rừng

Đặc dụng Phòng

hộ Sản xuất Rừng tự nhiên

Rừng trồng 1 Chiềng Đông 0,00 739,81 732,21 10,51 0,48 2 Chiềng Sinh 0,00 90,53 694,96 50,20 0,00 3 Mùn Chung 0,00 346,48 508,95 243,89 12,56 4 Mường khong 3.385,11 215,73 106,19 57,42 0,00 5 Mường Mùn 693,04 1.264,44 751,73 211,66 7,39 6 Mường Thín 0,00 780,49 619,09 105,34 11,44

7 Nà Sáy 0,00 0,00 167,80 97,30 2,39

8 Nà Tòng 0,00 311,70 237,00 172,22 0,00

9 Pú Nhung 756,47 1.437,71 135,06 182,45 0,00 10 Pú Xi 4.140,33 524,21 293,30 122,26 0,00 11 Phình Sáng 1.876,58 719,66 617,58 320,29 0,00 12 Quài Cang 0,00 382,29 233,92 104,66 25,54 13 Quài Nưa 0,00 395,70 553,27 246,71 75,77 14 Quài Tở 0,00 515,53 1.362,87 225,41 42,24 15 Rạng Đông 0,00 827,89 204,80 60,09 3,82 16 Ta Ma 3.289,19 2.074,87 88,82 250,32 2,23 17 Tênh Phông 0,00 1.041,15 946,08 84,82 0,00 18 Tỏa Tình 845,60 810,01 534,03 86,39 1,63 19 TT. Tuần Giáo 0,00 105,52 481,56 36,58 19,00 Tổng 14.986,32 7.724,28 7.013,93 2.668,52 204,49

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo, 2018)

Qua bảng trên ta thấy:

- Giữa các đơn vị xã thì cơ cấu diện tích rừng đặc dụng phân bố không đều. Trong 19 xã có rừng đặc dụng thì nhiều nhất là xã Pú Xi có 4.140,33 ha.

Có ít rừng đặc dụng nhất là xã Mường Mùn với 693,04 ha chủ yếu tập trung ở hai nhóm (nhóm I và nhóm II).

- Cơ cấu diện tích rừng phòng hộ phân bố không đều. Trong 19 xã có rừng phòng hộ thì nhiều nhất là xã Pú Nhung có 1.437,71 ha. Có ít rừng phòng hộ nhất là xã Chiềng Sinh với 90,53 ha. Điều này có thể nói rằng, đối với diện rừng phòng hộ đầu nguồn nhân tố địa hình chi phối mạnh đến nhu cầu phòng hộ của từng địa bàn. Các xã có độ cao lớn, địa hình dốc thì có diện tích rừng phòng hộ nhiều hơn vì phù hợp với tiêu chí rừng phòng hộ hơn.

- Cơ cấu diện tích rừng sản xuất phân bố không đều. Trong 19 xã có rừng sản xuất thì nhiều nhất là xã Quài Tở 1.362,87 ha. Có ít rừng sản xuất nhất là xã Ta Ma chỉ có 88,82 ha. Sự chênh lệch giữa các xã đối với diện rừng sản xuất chủ yếu là do nhân tố địa hình chi phối. Các xã có độ cao thấp, địa hình bằng phẳng thì có diện tích rừng sản xuất nhiều hơn vì phù hợp với tiêu chí rừng sản xuất hơn.

- Rừng ngoài ba loại rừng phân bố không đều tập trung chủ yếu ở xã Phình Sáng, Quài Nưa.

2.2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân tộc, dân số, lao động

- Huyện Tuần Giáo cũng là một trong những huyện của tỉnh đa dạng về thành phần dân tộc gồm: Thái, Mông, Kinh, Khơ mú, Kháng, Phù lá,... Trong đó dân tộc Thái, H’Mông chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Kinh. Các dân tộc sống với nhau thành từng bản xen kẽ nhau trên địa bàn.

- Dân số toàn huyện là 77.689 người, trong đó chủ yếu dân số phân bố ở vùng nông thôn với 69.609 người (chiếm 89,6% dân số cả huyện). Số trẻ sinh ra là 1.727 trẻ, tỷ lệ sinh 22,23‰, tỷ lệ tăng dân số toàn huyện là 2%.

Tổng số hộ của huyện là 15.538 hộ, trung bình mỗi hộ có 5 nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình cả huyện là 68,3 người/km2.

- Tổng số lao động cả huyện là 41.331 người, chiếm tỷ lệ 53,2% tổng số nhân khẩu trong toàn huyện. Hiện tại lực lượng lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, đây là nguồn lao đồng cần được huy động để tham gia vào các hoạt động của dự án bảo vệ và phát triển rừng của huyện.

* Thực trạng kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế, trong những năm qua huyện đã quan tâm đầu tư các vùng sản xuất trọng điểm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là: 33.191,60 tấn (trung bình 427 kg/người/năm).

- Diện tích cây sắn gieo trồng 1.993,70 ha, năng suất đạt 65,6 tạ/ha.

- Cây công nghiệp dài ngày: Đến tháng 8/2012 diện tích trồng cà phê toàn huyện là 402,1 ha, cây cao su là 696 ha.

- Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm toàn huyện là 1.011,90 ha với các loại cây trồng chủ yếu là cây ăn quả các loại như: nhãn, vải, táo, bưởi, xoài… Phần diện tích còn lại chủ yếu là đất vườn nằm trong khu dân cư.

b. Chăn nuôi

- Hình thức chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu, giải quyết sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thực phẩm cho nhân dân địa phương, ngành chăn nuôi của huyện chưa có sản phẩm trở thành hàng hóa.

- Tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn huyện ước tính có 70.246 con.

Trong đó: Đàn Trâu: 17.992 con, Bò: 6.236 con, Lợn: 46.018 con, Dê: 10.004 con, Ngựa: 450 con.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tại hạt kiểm lâm huyện tuần giáo tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2018 (Trang 22 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)