Phần 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kết quả tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
4.3.2. Những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục trong xử lý các hành vi vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng
+ Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, TT Huyện ủy, TT HĐND- UBND huyện Tuần Giáo, của các ngành có liên quan, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hạt kiểm lâm đã chủ động tham mưu cho UBND huyện
triển khai nhiều hoạt động, công tác tuyên truyền pháp luật về rừng và công tác QLBVR, QLLS đã có nhiều chuyển biến tích cực.
+ Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, các chương trình dự án được triển khai nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu vùng xa tạo điều kiện cho đời sống của đồng bào dần đi vào ổn định. Chính phủ, Bộ, ngành ban hành kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật về rừng, nhằm hạn chế hủy hoại tài nguyên rừng, dần dần đưa việc sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả và bền vững.
+ Các cấp các ngành và nhân dân trong huyện đã xác định rõ được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
+ Được sự phối, kết hợp thường xuyên có hiệu quả của các ngành chức năng trong việc kiểm tra ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại tài nguyên rừng và đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Cấp ủy, Chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng.
4.3.2.2. Hạn chế
- Thông tin ở các cơ sở xã về Hạt kiểm lâm địa bàn đôi lúc thiếu kịp thời.
- Một số công chức kiểm lâm địa bàn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tham mưu giúp chính quyền địa phương, chưa bám sát địa bàn để kiểm tra, giám sát tình hình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng dẫn đến tình trạng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra.
- Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng đến người dân, nhất là vùng sâu vùng xa dẫn đến việc nhận thức và chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng của người dân còn thấp.
- Một số xã còn buông lỏng công tác quản lý, thiếu sự kiên quyết trong việc ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng. Việc cam kết bảo vệ rừng còn mang tính hình thức.
4.3.2.3. Nguyên nhân
+ Địa bàn hoạt động rộng, địa hình phức tạp, biên chế mỏng, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu thời tiết bất lợi, rừng rất dễ cháy vào những tháng cao điểm mùa khô.
+ Một số xã tuy đã nhận thức được rõ công tác QLBVR nhưng chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Thủ tướng chính phủ, về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Kiểm lâm địa bàn đã được phân công xuống phụ trách địa bàn tham mưu cho Chính quyền cấp xã còn nhiều mặt hạn chế. Kinh phí hợp đồng cán bộ Bảo lâm làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng ở cấp xã, thị trấn không có.
+ Tình trạng khai thác, mua, bán lâm sản trái phép còn xảy ra nhỏ, lẻ ở một số địa bàn xã, làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
+ Nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền cho công tác QLBVR, rất hạn hẹp nên việc triển khai tuyên truyền không đồng bộ đã phần nào làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên toàn huyện.
4.3.2.4. Một số giải pháp khắc phục
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Cán bộ trong đơn vị phải nâng ý thức trách nhiệm, tính tự chủ trong công việc, tích cực chủ động trong nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và những kinh nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Khuyến khích các hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào việc phát triển rừng, kiên quyết bảo vệ và duy trì tốt diện tích rừng hiện còn trên địa bàn huyện.
- Xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, vi phạm các quy định về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy định khác trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chưa cháy rừng trên địa bàn huyện.
- Tăng cường kiểm lâm địa bàn bám cơ sở, nắm bắt thông tin kịp thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng nhằm quản lý lâm sản tận gốc, tăng cường bám cơ sở thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định số 83/2007/QĐ- BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm địa bàn xã.
- Phối hợp chặt chẽ cùng các ngành chức năng truy quét các vùng trọng điểm thường xảy ra khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Phối hợp cùng Phòng Văn hóa - Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn huyện, xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
- Kiểm tra đôn đốc các địa bàn xã, các chủ rừng xây dựng tốt phương án, kế hoạch thực hiện.
- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.