khu II Xí nghiệp than Hoành Bồ
2.2. Các điều kiện kỹ thuật thi công các đ−ờng lò
Nhìn chung, Kích th−ớc và hình dạng tiết diện ngang đ−ờng lò rất đa dạng có thể là hình tròn, hình thang, hình vòm t−ờng thẳng hoặc t−ờng cong, đ−ờng lò có vòm ng−ợc. T−ơng ứng với hình dạng đ−ờng lò khác nhau thì việc lựa chọn thiết bị, công nghệ đào và kết cấu chống giữ đường lò cũng khác nhau. Ví dụ: sử dụng kết cấu chống cho đ−ờng lò có hình dạng tiết diện ngang là hình tròn trong
điều kiện địa chất yếu, hoặc bị nén ép do ảnh hưởng của áp lực lớn tốt hơn so với tiết diện ngang hình vòm ba tâm.
Kích th−ớc tiết diện ngang của đ−ờng lò nhỏ thì việc thi công bằng ph−ơng pháp đặc biệt (ví dụ: bơm ép vữa) trong điều kiện địa chất phay phá, đứt gNy, địa chất yếu thì việc đ−a các trang thiết bị là rất khó khăn do không đủ không gian để thi công, vận chuyển thiết bị hạn chế vì các máy móc phục vụ cho công tác đào lò có kích th−ớc lớn hơn kích th−ớc của đ−ờng lò. Đ−ờng lò có diện tích tiết diện ngang càng lớn thì vấn đề cơ giới hoá các công việc trong đào chống lò càng dễ dàng, đảm bảo không gian làm việc an toàn cho người và trang thiết bị đạt hiệu quả làm việc tối −u.
Thực tế với đ−ờng lò có diện tích tiết diện ngang nhỏ hơn 9 m2 chỉ sử dụng máy khoan cầm tay để khoan, số l−ợng máy khoan tối đa là 2 cái, xúc bốc bằng thủ công là chính. Nhưng khi đường lò có diện tích gương lớn hơn 9 m2 khi đó để khoan những lỗ khoan ở trên g−ơng lò ng−ời ta có thể sử dụng các máy khoan cầm tay với số l−ợng máy khoan nhiều hơn 2 cái, xúc bốc và vận chuyển dễ dàng hơn…Kích thước tiết diện ngang của công trình ngầm còn là cơ sở để lựa chọn sơ
đồ công nghệ và giải pháp kỹ thuật đào chống trong điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và tính chất cơ lý của đất đá phức tạp.
Hiện nay, tiết diện ngang đ−ờng thuộc các công ty than hầm lò tại vùng Quảng Ninh có tiết diện từ 12,5ữ30 m2, phổ biến từ 18,7ữ24,8 m2 đ−ợc thể hiện h×nh 2.1 sau ®©y:
24,8 m² 16%
23,0 m² 18,7m² 4%
40%
20,9m² 40%
24,8 m² 23,0 m² 20,9m² 18,7m²
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ các loại đường lò theo diện tích tiết diện đào
Trên cơ sở kích th−ớc tiết diện ngang của công trình ngầm và ph−ơng pháp phân loại khối đá của Lauffer ta có thể xác định đ−ợc thời gian tồn tại của khoảng lưu không hưu hiệu (hình 2.2). Từ đó lựa chọn được phương pháp thi công và ph−ơng thức chống giữ cho công trình ngầm.
a c b
d e
f
g
10 m
10 m
10 m 10 m
10 m
10 m
10 10 10 10 10 10 giê
1
0
-1
-4 -2 0 2 4 6
Khoảng cách l−u không hữu hiệu (l ), m
Thời gian ổn định không cần phải chống giữ cho công trình ngầm, giờ
*
Hình 2.2. Sơ đồ quan hệ giữa “khoảng cách lưu không hữu hiệu” và
“thời gian ổn định không chống” cho đường lò theo GS. Lauffer
2.2.2. yếu tố con người và trình độ thi công
Khi lựa chọn công nghệ đào chống lò tối −u, yếu tố về tổ chức và trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn. Tổ chức lao động có nghĩa là xác định mức độ lao động của công nhân với các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, cụ thể sản xuất đ−ợc tận dụng hoàn toàn và hợp lý. Trong tổ chức lao động thì yếu tố về nhân lực, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ tay nghề vận hành, sửa chữa thiết bị, phẩm chất năng lực và kinh nghiệm của thợ là những yếu tố quyết định lớn đến việc lựa chọn công nghệ đào lò, giải pháp thi công chống giữ công trình ngầm.
Nếu lựa chọn đ−ợc dây chuyền công nghệ hiện đại, nh−ng trình độ vận hành thiết bị của công nhân ch−a đáp ứng kịp thời, thiết bị không phù hợp với thể lực và tầm vóc của công nhân Việt Nam, không đ−ợc trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động, bảo hộ đặc tr−ng cần thiết phục vụ cho việc vận hành máy móc sẽ không phát huy đ−ợc hết năng lực của thiết bị, khi đó các công việc trong quá trình đào chống lò bị trễ, biểu đồ tổ chức thi công bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến tốc độ đào chống lò. Ngoài ra, nó còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị thi công; khi thiết bị hỏng, do trình độ sửa chữa còn thấp không thể sửa chữa đ−ợc kịp thời làm cho công tác đào lò bị ngừng và mất an toàn. Vì vậy, người thiết kế phải tổ chức lao
động thật hợp lý, thật khoa học thì mới có thể phát huy tác dụng tương hỗ giữa các khâu trong biểu đồ tổ chức nhân lực. Mặt khác, để hỗ trợ tốt cho công tác tổ chức lao động, cần phải hoàn thiện biện pháp kỹ thuật và dùng đòn bẩy kinh tế hợp lý để gắn chặt quyền lợi của người lao động với kế hoạch đào chống lò và khuyến khích người lao động cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá các thao tác trong sản xuất để đạt kết quả cao.
Sơ đồ công nghệ đào lò là sơ đồ thể hiện trình tự, phương thức công nghệ thực hiện các công đoạn trong dây chuyền thiết bị đào lò. Các công việc chủ yếu trong công nghệ đào chống lò bao gồm:
- Phá vỡ đất đá;
- Xúc bốc và vận chuyển;
- Chống giữ đ−ờng lò;
- Tổ chức nhân lực.
Mặt khác, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất kỹ thuật của đường lò và trang thiết bị hiện các mỏ hầm lò đang sử dụng phân ra các sơ đồ công nghệ sau đây:
(1)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá một đường xe, một khoan cầm tay, xúc thủ công, vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công goòng 1 tấn.
(2)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá một đường xe; hai khoan cầm tay, xúc thủ công, vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng một tấn.
(3)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá một đường xe, hai khoan cầm tay, xúc bằng máy, vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng một tấn.
(4)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá một đường xe; hai khoan cầm tay, xúc bằng máy; vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng ba tấn.
(5)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá hai đường xe, hai khoan cầm tay, xúc bằng máy; vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng ba tấn.
(6)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá hai đường xe, ba khoan cầm tay, xúc bằng máy, vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng ba tấn.
(7)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá hai đường xe, xe khoan, xúc bằng máy, vận chuyển bằng tàu điện ắc quy kết hợp thủ công kéo goòng ba tấn.
(8)- Sơ đồ công nghệ đào lò đá hai đường xe, xe khoan, xúc bằng máy, vận chuyển bằng cầu chuyền tải kết hợp băng tải.