Mô hình hóa thửa đất trong kết cấu địa chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát vấn đề cập nhật biến động đất đai (Trang 30 - 36)

Thửa đất trong một kết cấu địa chính bao gồm các chuỗi đoạn thẳng riêng biệt, chúng tạo thành một đường đa giác khép kín. Mỗi đoạn có điểm đầu và

điểm cuối, các điểm này cũng là các đỉnh góc thửa. Các đỉnh thửa có thể có nhiều nhất một điểm nằm trên ranh thửa và một điểm khống chế. Một thửa đất luôn luôn kết nối với một bản đồ (hồ sơ đo đạc).

Hình 2.3 Mô hình dữ liệu thửa đất trong kết cấu địa chính

2.3.1 Hồ sơ đo đạc (các bản đồ)

Kết cấu địa chính cung cấp một phương pháp nhập và tổ chức dữ liệu thửa đất dựa theo phương thức mà thửa đất được lưu ban đầu (hồ sơ đo đạc).

Dữ liệu thửa đất có thể được nhập thủ công trực tiếp từ một bản đồ (hồ sơ đo

đạc) hoặc được thêm vào bằng việc số hóa bản đồ. Các thửa đất được nhóm trong kết cấu địa chính theo tờ bản đồ tương ứng, thuộc tính của tờ bản đồ

được duy trì trong một bảng riêng.

Hình 2.4 Mối quan hệ giữa thửa đất và bản đồ 2.3.2 Mô hình dữ liệu thửa đất

Một thửa đất trong kết cấu địa chính luôn luôn có các phần tử hình học sau: các đỉnh, các đoạn, các đường bao.

Các phần tử hình học này được gọi là các đối tượng của thửa.

Hình 2.5 Các đối tượng thửa đất trong CSDL địa lý

Mỗi một đường bao trong kết cấu địa chính sẽ liên kết với một tập hợp các đoạn ranh giới thửa đất hay các đoạn của thửa.

Hình 2.6 Mối liên hệ giữa các thửa và các đoạn

Các đoạn của thửa được xác định trong bản đồ địa chính hay hồ sơ đo đạc ban đầu. Các kích thước được lưu như các thuộc tính hình học có tọa độ (COGO) trên đoạn cạnh thửa trong kết cấu địa chính.

Các kích thước COGO thu được từ các trị đo ngoại nghiệp ban đầu. Các thuộc tính COGO bao gồm phương vị, độ dài và các tham số của đoạn đường cong. Bởi vì các kích thước COGO thu được từ các trị đo, chúng sẽ có sai số tướng ứng. Độ chính xác sẽ do độ chính xác của thiết bị đo, thời điểm đo, ...

Mỗi cạnh thửa trong kết cấu địa chính sẽ có độ chính xác tương ứng. Nói chung, trị đo (bản đồ) càng mới thì độ chính xác cạnh thửa càng cao và độ chính xác của thửa đất càng cao.

Các cạnh thửa trong kết cấu địa chính còn có thể có các loại đoạn. Thửa

đất trong hình dưới có các đoạn, chúng có thể được phân loại như cạnh mặt

đường và các cạnh được phân loại thành cạnh liên kết.

Hình 2.7 Các loại cạnh thửa

Mỗi cạnh thửa đất trong kết cấu địa chính là đoạn thẳng có 2 điểm, từ một điểm đến một điểm khác. Các điểm này còn là các đỉnh góc thửa đất.

Hình 2.8 Mối quan hệ giữa các thửa đất và các điểm

Một đỉnh thửa có các tọa độ x,y,z, chúng được phát sinh khi thửa đất

được di chuyển cũng như kết nối với kết cấu địa chính. Các điểm khống chế

được sử dụng khi binh sai cadastral fabric nhằm tăng độ chính xác của các tọa

độ này. Bởi vì các tọa độ đỉnh thửa có số lượng thu được lớn, chúng được lưu thành các thuộc tính riêng biệt, tạm thời của đỉnh thửa chứ không phải là bản thân định nghĩa của đỉnh.

Hình 2.9 Các cạnh thửa có các đầu mút chung 2.3.3 Các điểm trên cạnh thửa

Đỉnh thửa có thể cũng có thể là một điểm trên cạnh trong kết cấu địa chính. Một điểm trên cạnh xuất hiện khi đỉnh góc thửa của một thửa đất nằm trên ranh giới của một thửa liền kề. Thửa đất liền kề đó sẽ có một điểm trên cạnh, nó nằm trên cạnh của thửa thay cho đỉnh góc thửa. Bằng cách đó, ranh giới thửa không bị phân chia hay đứt đoạn bởi đỉnh thửa liền kề trong kết cấu

địa chính. Điều này là quan trọng để bảo toàn các thông tin lưu trữ. Ranh giới thửa đất phải được biểu diễn với một phương vị và một khoảng cách khi một

đỉnh của thửa liền kề nằm trên hay "phân chia" đoạn ranh thửa.

Hình 2.10 Điểm trên cạnh thửa

2.3.4 Kích thước, hình dạng hình học và các thuộc tính thửa đất

Mỗi đối tượng thửa đất (điểm, cạnh và đường bao) trong kết cấu địa chính có hình dạng kích thước hình học biểu diễn thửa đất trên bản đồ. Các kích thước theo cạnh và các tọa độ đỉnh thửa được lưu thành các thuộc tính riêng biệt trong các bảng đối tượng thửa. Các thửa đất trong kết cấu địa chính do đó sẽ tồn tại ở hai mức riêng biệt:

Các thuộc tính (COGO đối với cạnh và thuộc tính x,y,z đối với điểm), chúng cho phép các thửa đất tồn tại độc lập với vị trí đo vẽ và thể hiện các dữ

liệu sổ đo.

Kích thước, hình dạng hình học được sử dụng để vẽ các đối tượng thửa

đất trong ArcMap

Hình 2.11 Các thửa đất của kết cấu địa chính trong CSDL địa lý 2.3.5 Đưa dữ liệu thửa đất vào trong kết cấu địa chính

Dữ liệu thửa đất được đưa vào kết cấu địa chính bằng các cách như sau:

- Chuyển dữ liệu từ nguồn dữ liệu đã có (lớp đối tượng GIS , COGO coverage).

- Nhập thủ công trực tiếp từ bản đồ.

- Bổ sung từ việc số hóa bản đồ.

Các thửa đất mới và cập nhật được thực hiện ban đầu trong hệ tọa độ giả

định và không liên kết với kết cấu địa chính. Các thửa đất chưa liên kết có thể

được kết nối với kết cấu địa chính theo một quá trình kết nối tương tác, đơn giản, mỗi góc đỉnh thửa được khớp và kết nối với một góc tương ứng trong kết cấu địa chính. Việc kết nối thửa sẽ tránh được các vấn đề như việc thiếu thông tin tham chiếu không gian trên bản đồ và có thể làm việc với dữ liệu thửa đất ở nhiÒu phÐp chiÕu.

Hình 2.12 Kết nối thửa đất 2.3.6 Mô hình hóa các mối quan hệ thửa đất

Cũng như tồn tại các mối quan hệ giữa các thửa đất, các đoạn và các

điểm trong kết cấu địa chính, giữa các đối tượng thửa đất và các đối tượng kết cấu địa chính khác cũng tồn tại các mối quan hệ ví dụ như quan hệ giữa các thửa đất và bản đồ. Danh sách sau sẽ tóm lược các mối quan hệ giữa các đối tượng thửa đất với nhau và giữa các thửa đất với các đối tượng khác:

- Đường bao thửa có nhiều đoạn.

- Một cạnh thửa có hai đầu mút.

- Một cạnh thửa chỉ liên quan đến một thửa đất, do đô có hai đoạn biểu diễn các ranh giới thửa đất chung.

- Một đỉnh thửa chỉ liên quan đến một điểm khống chế.

- Một đỉnh thửa liên quan đến một hoặc nhiều đoạn.

- Một đỉnh trên đoạn liên quan đến một hoặc nhiều đường bao thửa.

- Một đỉnh trên đoạn chỉ liên quan đến một thửa đất.

- Một đỉnh thửa chỉ liên quan đến một đỉnh trên cạnh.

- Một đường bao có thể có nhiều điểm trên cạnh.

- Một đường bao liên quan đến một bản đồ.

- Một thửa có thể có một hoặc nhiều các thửa đất lịch sử (dòng giống).

- Một đỉnh thửa có thể có một hoặc nhiều vector hiệu chỉnh.

- Một đường bao có một độ chính xác.

- Một cạnh thửa có một độ chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát vấn đề cập nhật biến động đất đai (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)