Phương pháp rửa sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nâng cao hiệu quả phục hồi độ thải nước của đá vôi trong khoan khai thác nước ngầm tại khu vực cảm phả quảng ninh (Trang 22 - 25)

Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI ĐỘ NHẢ NƯỚC CỦA ĐẤT ĐÁ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TẠI KHU VỰC CẨM PHẢ - QUẢNG NINH

2.2 Các phương pháp phục hồi độ nhả nước của đất đá

2.2.2 Phương pháp rửa sâu

Phương pháp rửa sâu bao gồm nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích tác động theo hình thức kích động, xáo trộn vào tầng địa chất sung quanh giếng để di chuyển, làm sạch các hạt bùn cát mịn trong tầng địa chất sung quanh đáy giếng làm tăng hệ số thấm của tầng này, tăng công suất của giếng. Do lực rung kích động kết hợp với dòng chảy làm tăng hiệu quả di chuyển các hạt đất, cát ở các tầng địa chất sung quanh giếng với phạm vi rộng nên phương pháp này có tác động tương đối tốt.

2.2.2.1 Phương pháp kích động rung bng đóng m máy bơm đột ngt

Nội dùng chủ yếu của phương pháp này là khi bắt đầu bơm cũng như dừng bơm phải đóng mở máy một cách đột ngột, tức thời, nhằm tạo ra sự thay đổi đột ngột nhanh chóng đầu nước trong giếng. Có thể dùng 3 kỹ thuật sau:

- Giếng được bơm tới độ hạ sâu thấp nhất (tùy vào khả năng của máy bơm) rồi bỗng nhiên dừng bơm đột ngột, cột nước trong máy bơm nén xuống gây dòng chảy ngược trở lại tạo lực kích động trong tầng địa chất sung quanh bộ phận lọc nước. Mức nước giếng lại được dần dần trở lại lúc ban đầu trong thời gian không bơm để chuẩn bị bơm lần thứ hai. Quá trình đó được lặp lại nhiều lần cho tới khi lưu lượng của giếng tăng đến mức ổn định (thông qua đo đạc) giếng đã được rửa tối đa.

- Giếng đã được bơm tới độ hạ thấp tối đa rồi ngừng bơm một cách đột ngột, sau một thời gian ngắn lại bơm trở lại (không cần mực nước trong giếng trở lại bình thường). Quá trình này gây dòng chảy ngược lại một cách nhanh chóng dưới áp lực lớn, gây nên lực kích động tầng sung quanh giếng. Sự gây nên dòng chảy với hướng lưu tốc ngược nhau lúc đi vào trong giếng, lúc đi ra khỏi giếng một cách liên tục gây nên sự rung động mạnh trong tầng chứa nước lân cận đáy giếng, nên có tác dụng thông giếng và tầng chứa nước, tăng được lưu lượng giếng hiệu quả hơn phương pháp trước.

- Một kỹ thuất khác là máy bơm được khởi động bơm hút nước tới mặt đất, thì dừng máy một cách đột ngột (không cần đợi tới độ hạ thấp tối đá). Cột nước ép xuống gây dòng chảy ngược trở lại làm rung động tầng địa chất xung quanh đáy giếng. Phương pháp này hiệu quả khi mực nước ngầm nằm rất sâu, máy bơm hút nước tới mặt sẽ có đủ cột nước để tạo dùng chảy ngược trở lại.

Đối với một giếng ta có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau của phương pháp này để chọn phương pháp nào có hiệu quả nhất để áp dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản, tận dụng được thiết bị bơm để thông rửa giếng, không tốn kém mà nhanh chóng. Tuy nhiên, có khuyết điểm là dùng dòng chảy tác động liên tục gây lực kích động sẽ làm xô sụt tầng đất

nằm trong tầng chứa nước. Đồng thời việc khởi động rồi dừng máy liên tục và phải bơm cát liên tục sẽ làm hư hỏng máy bơm và các thiết bị khác.

2.2.2.2 Phương pháp ra giếng bng thay nước

Với phương pháp này nước được đưa vào đầy giếng càng nhanh càng tốt.

Sau đó dùng một máy bơm hút bùn, đất, nước trong giếng ra. Khi cho nước vào giếng, áp lực ngược về phía tầng chứa nước làm rung động các hạt cát mịn trong tầng chứa nước. Khi bơm rút nước các hạt cát mịn sẽ được dòng chảy xuôi đưa ra giếng và được hút ra khỏi giếng.

2.2.2.3 Phương pháp ra giếng trong tình trng to áp lc

Phương pháp này cung cấp nước vào giếng bằng máy bơm tạo áp lực, nước được bơm vào toàn bộ thân giếng để tạo dòng chảy ngược vào tầng chứa nước làm di chuyển các hạt cát mịn ra xa hoặc đưa vào trong giếng, sau đó nước lại được bơm đi bằng máy bơm hoặc máy hút bùn khác.

Cũng có thể làm đường ống bơm áp lực thông qua đường ống cung cấp thẳng vào bộ phận lọc nước của giếng với áp lực cao, dồn nén ngược nước vào tầng chứa nước, sau đó nước này sẽ được chuyển ra theo một van tháo gắn bên miệng giếng bằng các biện pháp thủy lực. Sau khi tạo áp lực để đưa nước vào giếng tới một áp lực nào đó, lúc đó mới mở van tháo cho nước và bùn cát theo ra.

Đây là phương pháp rửa tầng chứa nước bằng áp lực lớn, cần chú ý bảo vệ giếng khỏi bị hư hỏng như nứt nẻ thành giếng hoặc sụt lở.

Hình 2.1 Rửa giếng để nâng cao lưu lượng bằng phương pháp rửa sâu áp lực cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nâng cao hiệu quả phục hồi độ thải nước của đá vôi trong khoan khai thác nước ngầm tại khu vực cảm phả quảng ninh (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)