Một số giải pháp phát triển TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank chi nhánh huế (Trang 72 - 79)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK CN T.T.HUẾ

3.2. Giải pháp phát triển TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại

3.2.2 Một số giải pháp phát triển TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Mở rộng và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Sacombank CN T.T.Huế, không chỉ mang lại thu nhập mà còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

nâng cao hơn uy tín của NH, tạo vị thế của NH trong khu vực, trong đó, phát triển phương thức TDCT đóng vai trò thiết yếu. Tuy nhiên qua quá trình đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của CN, bên cạnh những kết quả nhất định đã đạt được, qui mô hoạt động vẫn còn nhỏ lại chịu sự cạnh tranh gay gắt không những từ các ngân hàng thương mại trong nước mà còn có các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài nên hoạt động thanh toán nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Dựa trên những tồn tại đó và định hướng phát triển hoạt động TTQT của CN, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro, cũng như mở rộng hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT như sau:

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác Marketing

Trong hoạt động của NH hay bất kỳ tổ chức nào, người KH luôn đóng vai trò quyết địnhsự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Trong bối cảnh ngành NH đang được tái cấu trúc lại, nếu không quan tâmvề nhu cầu, thị hiếu của KH thì khó có thể tồn tại lâuđược.Tuy nhiên như chúng ta đã thấy, hoạt động marketing cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng ở CN vẫn chưa được quan tâm đúng mức, con số các DN tham gia TTQT của CN vẫn còn thấp và đang có xu hướng giảm. Do đó, CNcần luôn đề cao cảnh giác và chủ động quan tâm tới việc nắm bắtvà đáp ứng nhu cầu của KH; không ngừng nghiên cứu nhu cầu trong tươnglai để có thể phát triển lượng KH cũ, thu hút thêm lượng KH mới, mở rộng quy mô phương thức TDCT của mình.

Xây dựng chiến lược thu hút KH:

Sacombank được biết đến là một NH đa dạng hóa các đối tượng KH thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, tuy nhiên bên cạnh đó, NH cần tiến hành phân lại KH để đánh giá và có các chính sách ưu đãi thích hợp:

- Đối với những KH lớn, thường xuyên có hoạt động XNK, NH cần có chính sách ưu đãi miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C,… để thu hút và duy trì mối quan hệ KH truyền thống.

- Với những KH ít có hoạt động TTQT, ít có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, CV TTQT tư vấn cho KH lựa chọn loại TDCT phù hợp; tuy nhiên cũng có thể lựa chọn phương thức TTQT nào có lợi nhất, giảm thiểu rủi ro, tạo được lòng tin với KH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đối với KH cá nhân: cần có biện pháp linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp, có thể thế chấp bằng chính lô hàng, giảm tỷ lệ ký quỹ nhưng đồng thời cán bộ phải bám sát hoạt động kinh doanh của KH.

Xúc tiến thương mại:

Tạo hình ảnh tốt trong mắt KH, quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tờ rơi, sổ nhỏ, các biểu mẫu hay quà tặng … trên nguyên tắc: ngắn gọn, xúc tích, tạo ấn tượng mạnh đối với KH.

Hiện nay, hoạt động TTQT XNK chỉ được thực hiện tại CN, các phòng giao dịch vẫn chưa thực hiện được hoạt động này. Tuy nhiên việc quảng bá, tiếp thị và thu hút các DN kinh doanh XNK ở các phòng giao dịch là hết sức cần thiết. Cần chỉ thị cho các phòng giao dịch chủ động tiếp thị các DNXNK lớn ở các Bộ, Ngành, các DN địa phương, các DN trong khu công ngiệp, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức xã hội thường xuyên có hoạt động TTQT. Chú trọng đến khả năng tài chính, uy tín trong quan hệ tín dụng và thế mạnh trong hoạt động XNK.

Bên cạnh đó, điểm quan trọng không kém đó là sự chu đáo, nhiệt tình và thái độ niềm nở của nhân viên trong giao tiếp.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là công tác vô cùng quan trọng để đưa ra các chính sách phù hợp nhất, đặc biệt là một số NH có hoạt động TTQT lâu đời và phát triển.

Việc nghiên cứu, phân tích và học tập lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích trong việc nắm bắt thị trường trong nước cũng như nước ngoài để mở rộng hơn nữa hoạt động ra ngoài khu vực.

3.2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng XNK

Việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng XNK không chỉ đem lại thu nhập cho NH mà bên cạnh đó còn góp phần mở rộng hoạt động TTQT, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Vì vậy đẩy mạnh tín dụng XNK có là công việc hết sức cần thiết, để làm tốt công tác này, có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

- Chính sách ưu đãi lãi suất cho vay: cho vay thanh toán XNK ngoài phần lãi mà CN thu được CN còn thu được các loại phí và góp phần tạo dựng mối quan hệ lâu dài.

Do vậy CN cần có sự ưu tiên đối với món vay thanh toán XNK.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Lựa chọn KH để ưu đãi tín dụng XNK: đặt ra các tiêu chuẩn về khả năng tài chính, kim ngạch XNK, thị trường XNK… để có các chính sách ưu đãi họp lý; cấp tín dụng cho NNK qua hình thức cho vay để đặt cọc thanh toán tiền hàng cho phía nước ngoài, cho vay trong thời gian NNK bán hàng NK cho đến khi thu được tiền hàng.

- Xem xét cấp hạn mức tín dụng: đối với những KH quen thuộc, có quan hệ mở L/C thường xuyên, thường vay vốn và có uy tín trong quan hệ tín dụng, CN cần cấp hạn mức tín dụng riêng trong một thời kỳ nhất định để tạo điều kiện thuận lợi giúp KH thực hiện hoạt động TQTT nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT

Chất lượng dịch vụ TTQT là đảm bảo an toàn KH về khả năng chi trả, thực hiện thanh toán không sai sót đảm bảo an tàn thanh toán cho KH, tốc độ thanh toán. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, CN cần không ngừng hoàn thiện quy trình thanh toán và cải tiến kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán cho NH và KH. CN cũng cần khuyến khích chuyên viên TTQT phát huy tính sáng tạo, tham gia các công trình khoa học, đóng góp ý kiến để phát triển phương thức TDCT. Đồng thời CN cần mở rộng mối quan hệ nhằm thu thập thông tin của KH và đối thủ cạnh tranh;

mở rộng hệ thống thu thập thông tin với mục tiêu an toàn chính xác.

Đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ NH như hiện nay, CN cần có định hướng rõ ràng trong việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH. Sự đa dạng hóa dịch vụ sẽ chứng tỏ được quy mô, chất lượng của NH và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của KH.

3.2.2.4 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn KH

Một trong những nguyên nhân gây ra những rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung vàTDCT nói riêng là kiến thức của KH về lĩnh vực này. Để có thể giảm bớt rủi ro và đem lại hiệu quả trong hoạt động TTQT thì vai trò tư vấn cho KH của NH vô cùng quan trọng. Các chuyên viên TTQT cần tư vấn cho KH khi ký kết hợp đồng XNK nên chọn phương thức nào; giới thiệu cho KH những ưu điểm của phương thức TDCT, đồng thời nêu rõ những rủi ro mà phương thức này có thể gặp phải:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đối với KHNK: hướng dẫn cho KH lập các chứng từ phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước, đảm bảo sự thống nhất giữa các chứng từ; chứng từ lập phải cụ thể, rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm và mâu thuẫn xảy ra.

- Đối với KHXK: ngoài sự tư vấn cho KH về phương thức thanh toán, CV TTQT cần yêu cầu KH chuẩn bị sẵn sàng nghiệp vụ thanh toán. Ngoài ra CV TTQT cần chú ý KH của mình về thiện chí tham gia khi buôn bán, vì mối quan hệ tín nhiệm của các bên đối tác sẽ làm nền tảng thành công cho hiệu quả và chất lượng trong lĩnh vực thương mại nói chung và TTQT nói riêng.

3.2.2.5 Xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro

Thanh toán theo phương thức TDCT là hình thức thanh toán có mức độ bảo đảm an toàn caonhất, tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là không có rủi ro. Để phòng ngừa tốt các rủi ro,NH cần nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán, thông qua việc phân quyềnphán quyết cấp tín dụng mở LC.

Dựa vào tính chất đặc thù của phương thức thanh toán LC, xin đưa ra một số kiến nghịnhằm giảm rủi ro trong hoạt động của phương thức này:

- Rủi ro tỷ giá: thông thường, NH sẽ không chịu phần chênh lệch do biến động tỷ giá mà KH sẽ chịu phần này. Do đó, để giảm rủi ro tỷ giá cho KH, giữ niềm tin trong lòng KH, NH cần tăng cường dự báo và tư vấn cho KH ký kết các hợp đồng tài chính phái sinh (spot, forward, swap, option). Bên cạnh đó, việc ký kết các hợp đồng này còn mang lại lợi nhuận cho NH khi thu các loại phí phát sinh. Đồng thời để đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của NH, thực hiện chi trả cho nước ngoài đúng hạn;

NHcần có chính sách dự trữ ngoại tệ, thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá của ngoại tệ, sự biến động của thị trường tài chính để có dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá, trên cơ sở đó mà có kết cấu dự trữ phù hợp.

- Rủi ro về chứng từ: Những rủi ro về chứng từ là những rủi ro mà NNK phải chịu vìNHPH chỉ quan tâm đến BCT nhận được chứ không quan tâm đến hàng hóa như thếnào. Do đó, NH cần tư vấn NNK nên tìm hiểu kỹ đối tác XK trước khi hợp tác thương mạiđể tránh trường hợp NXK gian lận BCT. Đối với NXK, cần thận trọng trong quá trìnhlập BCT, vì NH có thể từ chối thanh toán với bất kỳ lỗi nhỏ nào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

NHcầnhiện đại hóa hệ thống theo công nghệ hiện đại; thắt chặt quy trình kiểm tra chứng từhơn nữa, theo dõi thường xuyên để nhanh chóng phát hiện BHL và xử lý kịp thời;kiểm tra các chi tiết dễ sai sót nhất như số chứng từ (Reference no.), số B/L (quantrọng nhất), số hóa đơn, đặc điểm hàng hóa… để tránh các sai sót nhỏ nhưng NNKvẫn có thể không nhận hàng được.

- Rủi ro trong thanh toán: bao gồm những rủi ro như giao hàng nhưng không được tiền thanh toán, hoặc đã thanh toán nhưng không nhận được hàng, hoặc hàng nhận được không đúng chất lượng, số lượng… Có nhiều nguyên nhân như rủi ro về hoạt động chính trị, rủi ro về tài chính, không đảm bảo khả năng thanh toán, tuyên bố phá sản hay rủi ro đạo đức như đối tác nước ngoài không có thiện chí hay có hành vi lừa đảo. Do vậy NH cần thông qua NH đại lý để điều tra, khai thác thông tin về tình hình tài chính, khả năng giao hàng, lịch sử và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, NH cần yêu cầu KH phải thừng xuyên theo dõi việc giao hàng nhằm tránh tình trạng lừa đảo của đối tác nước ngoài.

- Rủi ro tín dụng: trong trường hợp NNK không thanh toán hoặc không có khả năngthanh toán, NH có thể sẽ gặp phải rủi ro tín dụng. Cần có một quy trình thẩm địnhtrước khi mở hợp đồng LC như cấp phát một khoản tín dụng. Bên cạnh đó, cần thựchiện đúng theo các chính sách nhà nước về trích lập dự phòng để dễ dàng quản lý vàbù đắp khoản lỗ nếu không may rủi ro xảy ra.

- Rủi ro luật pháp: cập nhật thường xuyên các thông lệ quốc tế mới nhất và đồng bộvới các luật trong nước để tránh tình trạng các luật mâu thuẫn nhau dẫn đến tranh cãi.

- Rủi ro chính trị: nhà nước cần có chính sách quản lý đúng đắn để nền kinh tế vĩ môổn định; chỉnh sửa các điều luật cho phù hợp để tạo môi trường hoạt động tốt chongành ngân hàng nói chung, lĩnh vực TTQT và phương thức LC nói riêng.

- Rủi ro về đạo đức và kiến thức nghề nghiệp: chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viênvề chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòngngừa rủi ro… để nâng cao kiến thức lẫn kinh nghiệm trong từng trường hợp cụ thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động TTQT

Đối với công tác kiểm tra kiểm soát, CN chú trọng đến hoạt động tín dụng, kế toán và ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra giám sát định kỳ hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. Trong khi đó TTQT là hoạt động kinh doanh quan trọng, chứa đựng nhiều rủi ro; do đó cần có sự quan tâm, giám sát của NH. Để có thể phát triển hoạt động TTQT, phương thức TDCT hiệu quả, NH cần xây dựng một quy trình kiểm tra, kiểm soát cụ thể. Cán bộ kiểm tra kiểm soát cần được đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ, am hiểu về lĩnh vực TTQT và phương thức TDCT, công tư phân minh, thiết tha với sự phát triển của NH phải phát hiện, uốn nắn kịp thời, nâng cao nhận thức của nhân viên.

3.2.2.7 Không ngừng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên

Chúngta cũng biết rằng hoạt động TTQT luôn phải được cải tiến sao cho phù hợp với các thông lệquốc tế, các CV TTQT cần được trau dồi, cập nhật kiến thức thường xuyên từ kiến thứcvề nghiệp vụ cho đến các kỹ năng mềm để tạo nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động. CNnên có các chính sách phù hợp:

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu về TTQT , đặc biệt là phương thức TDCT. Mời các chuyên gia giảng dạy để cán bộ và nhân viên NH có điều kiện trau dồi nghiệp vụ, cập nhật kiến thức chuyên môn, kiến thức về luật…, được bồi dưỡng các nghiệp vụ về XNK, TTQT và luật quốc tế, thông lệ quốc tế về TDCT.

- Tạo điều kiện tối đa để cán bộ nhân viên có thể được trau dồi thêm về ngoại ngữ, và các kiến thức về TTQT tại nước ngoài, để học hỏi những công nghệ hiện đại được áp dụng vào lĩnh vực TTQT nói chung và LC nói riêng trên thế giới hiện nay.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch cán bộ để từ đó có kế hoạch phân loại, phân bổ vị trí phù hợp.

- Khuyến khích thanh toán viên sáng tạo, tích cực lắng nghe ý kiến của nhau và cùng nhautìm hướng giải quyết khó khăn phát sinh.

- Thường xuyên tuyển mộ nhân tài trẻ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Không ngừng cải thiện môi trường làm việc, chế độ phúc lợi hợp lý để nhân viên có cảmgiác như nơi làm việc cũng là gia đình. Môi trường làm việc năng động sáng tạo, mốiquan hệ giữa mọi người chân thực, cởi mở là cơ sở cho sự nâng cao chất lượng hoạt động.Tạo tâm lý được công bằng, an tâm cống hiến sức mình cho tổ chức phải là mục tiêu luônđược đề cao.Có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn, hoàn thành xuất sắc công việc. Đồng thời kỷ luật đối với những cán bộ không hoàn thành công việc được giao, ảnh hưởng đến hoạt động của NH.

- Thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước, qua đó giúp cán bộ TTQT am hiểu và chủ động trong hoạt động của mình; chú trọng đầu tư tài liệu , sách báo phục vụ công việc tìm hiểu thông tin, trau dồi ngiệp vụ của nhân viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank chi nhánh huế (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)