Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CÔNG, ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư với tăng trưởng

2.3.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế hay hiện tượng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân, chứ chưa có nghiên cứu sâu về mức độ tối ưu của đầu tư công mà tại đó đầu tư công làm “lấn át” vào đầu tư tư nhân, kiềm hãm sự phát triển kinh tế. Một nghiên cứu điển hình của Tô Trung Thành (2011), đánh giá đầu tư công trên phương diện phân tích liệu đầu tư công “lấn át” hay “hỗ trợ” đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Với số liệu kéo dài 25 năm (1986- 2010), mô hình VECM đã được sử dụng với các biến số (đầu tư công, đầu tư tư nhân và sản lượng). Kết quả thực nghiệm cho thấy hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân là không đáng kể trong một vài năm đầu tiên, và hiệu ứng sẽ đạt cực đại vào năm thứ 5. Sau một thập niên, 1%

tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp khoảng 0.48%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả đầu tư công thấp hơn đầu tư tư nhân, theo

đó 1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0.33% tăng trưởng, trong khi đầu tư công chỉ đóng góp 0.23% tăng sản lượng trong cân bằng dài hạn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2012) với đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Mục đích chính là tìm ra mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2011. Kết quả cho thấy trong dài hạn đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, biến đầu tư công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Lê Hoàng Phong (2014) với đề tài: “tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL”.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL để đánh giá tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với năm biến số là: Đầu tư khu vực Nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lực lượng lao động và GDP, số liệu sử dụng từ năm 1988-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập trong mô hình đều có tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế một cách có ỹ nghĩa thống kê. Tuy nghiên, vốn đầu tư công có tác động thấp hơn nhiều so với hai thành phần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực FDI. Cụ thể, vốn đầu tư trên GDP của khu vực công tăng 1% thì làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 0,197%, trong khi đó tác động từ khu vực quốc doanh là 0,43% và từ khu vực FDI là 0,32%. Còn trong ngắn hạn, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Ngô Lý Hóa (2008) với đề tài: “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An”. Trong nghiên cứu này, tác giả ứng dụng mô hình Harrod-Domar để phân tích mối tương quan giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An. Mô hình cụ thể gồm 3 biến: Đầu tư khu vực công, khu vực tư nhân, và GDP với số liệu sử dụng từ năm 1987-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy

đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An, tuy nhiên đầu tư tư nhân có tác động mạnh hơn đầu tư công.

Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây về mối quan của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế

Tác giả Quốc gia và giai đoạn nghiên cứu

Phương pháp phân tích

Mối quan hệ của đầu tƣ công đến tăng trưởng

kinh tế

Le &

Suruga (2005)

105 quốc gia phát triển và đang phát triển (1970-2001)

FEM

Cùng chiều. Tuy nhiên khi mức độ đầu tư công vượt quá 8%-9%, sự ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế trở nên yếu hơn (hiệu ứng đầu tư công lấn át FDI)

Phetsavong và Ichihasi (2012)

15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á (1984-2009)

REM

Cùng chiều. Tuy nhiên khi mức độ đầu tư công vượt quá 4,9%-8% và 6,6%- 7,5% thì đầu tư công sẽ gây ra hiệu ứng lấn át lần lượt vào đầu tư tư nhân trong nước và FDI.

Barro (1996)

100 quốc gia

(1960-1990) OLS

Cùng chiều. Nhưng tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế thấp hơn chi tiêu chính phủ Landau

(1986)

96 quốc gia (1961-

1976) OLS Ngược chiều.

Grier và 24 quốc gia OECD OLS Cùng chiều ở Châu Á.

Tullock (1989)

và 89 quốc gia ngoài khối OECD

Nhưng tác động ngược chiều ở OECD, Châu Phi, Châu Mỹ.

Dar &

AmirKalkha la (2002)

19 quốc gia OECD

(!971-1999) REM Ngược chiều.

Lê Hoàng Phong (2014)

Việt Nam ARDL Cùng chiều

Deravajan và cộng sự (1996)

43 quốc gia đang phát triển (1970- 1990)

OLS

Cùng chiều. Nhưng chi tiêu chính phủ tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.2. Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của đầu tư công và đầu tƣ tƣ nhân.

Tác giả Quốc gia và thời gian nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Mối quan hệ giữa đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân Achasuers

(1989) USA (1953-1986) OLS Bổ sung

Everhart và Sumlnski (2001)

63 quốc gia đang phát triển (1970- 2000)

OLS

Lấn át. Nhưng có tác động bổ sung đối với những quốc gia có bộ máy nhà nước tốt Cavallo và

Daule (2011)

116 quốc gia đang phát triển (1980- 2006)

GMM

Lấn át. Nhưng có tác động bổ sung đối với những quốc gia có bộ máy nhà nước tốt

Eduardo và Christian (2011)

116 quốc gia

(1980-2006) OLS

Lấn át. Trong ngắn hạn, đầu tư công tăng 1% sẽ làm giảm đầu tư nhân 0.22%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiên cứu lý thuyết về đầu tư công và các mô hình về tăng trưởng kinh tế trước đây, ta thấy rằng có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong đó đầu tư công và đầu tư tư nhân là những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây bằng các mô hình OLS, REM, FEM, GMM đã minh chứng và cũng cố thêm lý thuyết về vai trò của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở rất quan trọng để tác giả xác định thiết kế mô hình nghiên cứu ở Chương 2.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)