Hiệu ứng bổ sung của đầu tư công lên FDI và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.4.2. Hiệu ứng bổ sung của đầu tư công lên FDI và tăng trưởng kinh tế

Dựa theo nghiên cứu của Le và Suruga (2005), tác giả muốn giới thiệu biến dummy như là một biến giả trong mô hình để kiểm tra mức độ của đầu tư công mà tại đó đầu công sẽ có tác động lấn át đầu tư FDI. Như đã nói ở phần trên, biến

dummy được xác định bằng 1 khi tỷ lệ đầu tư công bằng hoặc vượt quá một mức độ giả định ví dụ như 6,4% hay 7,5%. Nhỏ hơn mức giả định thì dummy được xác định bằng 0.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra từng mức độ của đầu tư công từ 1,4%

(mức tỷ lệ đầu tư công thấp nhất) đến 17,8% (mức cao nhất). Tác giả không tìm thấy một mức độ đầu tư công nào mà tại đó đầu tư công “lấn át” nguồn vốn FDI bởi các hệ số của biến If*dm đều dương nhưng không có ý nghĩa thống kế.

Bảng kết quả dưới đây sẽ sơ lược một số mức độ đầu tư công như bằng chứng cho thấy rằng đầu tư công không có tác động “lấn át” vào đầu tư FDI ở các quốc gia đang phát triển Châu Á. Đồng thời so sánh với nghiên cứu của Le & Suruga (2005).

Bảng 4.5. Kết quả hồi qui tác động của các biến lên tăng trưởng kinh tế với từng mức độ đầu tƣ công.

Biến Nghiên cứu của tác giả Nghiên cứu của Le và Suruga (2005)

Ig ≥6% ≥6.4% ≥9% ≥8% ≥8.5% ≥9%

If 0.213 (2.095)**

0.217 (2.796)***

0.187 (2.625)***

0.198 (5.930)***

0.200 (6.030)***

0.200 (6.040)***

If*dm 0.024 (0.239)

0.027 (0.327)

0.073 (0.985)

-0.162 (2.380)**

-0.174 (2.600)**

-0.173 (2.590)**

Sự tác động của If lên Y

(If- If*dm)

Không có ý nghĩa thống kê

Không có ý nghĩa thống kê

Không có ý nghĩa thống kê

0.036 0.026 0.027

Dữ liệu nghiên

15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á (1984-2009)

105 quốc gia phát triển và đang phát triển (1970 – 2001)

cứu Số quan

sát

375 375 375 1436 1436 1436

Ghi chú: *** ứng với mức ý nghĩa 1%, ** ứng với mức ý nghĩa 5% và * ứng với mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews 8.1 So sánh với nghiên cứu trước đây của Le và Suruga (2005), kết quả của họ cho thấy rằng, khi đầu tư công vượt quá 8%-9%, thì nó sẽ có tác động “lấn át” vào khu vực FDI, làm cho sự tác động dương của FDI lên tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần.

Tuy nhiên nghiên cứu của Le và Suruga thực hiện ở 105 quốc gia bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1970-2001, vì vậy, có sự khác biệt giữa hai kết quả nghiên cứu. Điều này, có thể được giải thích rằng, nguồn vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển, bên cạnh cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp….. thì mục tiêu chính của nguồn vốn FDI là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là nguồn vốn quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu này, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có hoạch định chính sách rõ ràng nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn FDI, tránh sự chèn lấn từ khu vực công làm kiềm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở quốc gia. Ngoài ra, với số lượng mẫu quan sát còn khá ít so với trong mô hình nghiên cứu của Le và Suruga (2005). Điều này cũng tác động không nhỏ tới kết quả nghiên cứu.

4.4.3. Hiệu ứng bổ sung của đầu tƣ công lên đầu tƣ tƣ nhân trong nước và tăng trưởng kinh tế

Biến Ip*dm xuất hiện trong mô hình này để kiểm tra mức độ của đầu tư công mà tại đó đầu công sẽ có tác động lấn át đầu tư tư nhân trong nước. Biến dummy

được xác định bằng 1 khi tỷ lệ đầu tư công bằng hoặc vượt quá lần lượt 6 mức độ2: 4%, 4.8%, 5%, 5.5%, 6%, 6.5%. Nhỏ hơn mức giả định thì dummy được xác định bằng 0.

2 Thực tế, tác giả đã kiểm định biến dummy với mức đô đầu tư công lần lượt từ 1% đến 18% (mức độ tỷ lệ đầu tư công cao nhất trên GDP). Tuy nhiên, chỉ có những mức độ đầu tư công trong khoảng từ 4%-6.5% thì đầu tư công có hiệu ứng lấn át vào đầu tư tư nhân trong nước và có ý nghĩa thống kê. Ở các mức độ đầu tư công khác, hệ số của biến Ip*dm không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.6. Kết quả hồi qui tác động của các biến lên tăng trưởng kinh tế với từng mức độ đầu tư công.

Biến Ig ≥ 4%

(1)

Ig ≥ 4.8%

(2)

Ig ≥ 5%

(3)

Ig≥5.5%

(4)

Ig ≥ 6%

(5)

Ig≥6.5%

(6)

C 1.7857

(2.2707)**

1.7049 (2.1056)**

1.5601 (1.9365)*

1.1535 (1.4130)

1.3735 (1.6423)

1.2865 (1.5202)

Ip 0.1875

(3.5632)***

0.1889 (3.5293)***

0.2018 (3.7659)***

0.2302 (4.2766)***

0.21101 (3.8403)***

0.2124 (3.8818)***

If 0.2557

(5.3658)***

0.2579 (5.3748)***

0.2652 (5.5058)***

0.2813 (5.8282)***

0.2661 (5.5401)***

0.2581 (5.4572)***

Ig 0.0770

(2.8550)***

0.0755 (2.7893)***

0.0817 (3.0701)***

0.0947 (3.6285)***

0.0819 (3.1294)***

0.0846 (3.1896)***

Ip*dm -0.0364 (-1.758)*

-0.0347 (-1.6741)*

-0.0441 (-2.1386)**

-0.064 (-3.1091)***

-0.0470 (-2.2647)**

-0.049 (-2.3436)**

L 0.10364

(0.851)

0.1125 (0.9260)

0.1155 (0.9527)

0.1485 (1.2240)

0.1407 (1.1513)

0.1518 (1.2320)

Adjusted – R2 0.128235 0.1276 0.1317 0.1434 0.1330 0.1338

Mô hình lựa

chọn Random Effect Random Effect Random Effect Random Effect Random Effect Random Effect

Số quan sát 375 375 375 375 375 375

WD 1.5572 1.5615 1.5701 1.5937 1.5827 1.5783

Ghi chú: *** ứng với mức ý nghĩa 1%, ** ứng với mức ý nghĩa 5% và * ứng với mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả trên phầm mềm Eviews 8.1

Từ kết quả của bảng 4.4, cả đầu tư công và đầu tư tư nhân đều tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến này, kết quả cho thấy rằng khi đầu tư công vượt quá 4%-6,5% thì mức độ tác động của đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên yếu hơn. Điều đó có nghĩa là, đầu tư công đã lấn át vào đầu tư tư nhân trong nước khi mức độ đầu tư công vượt quá 4%-6,5%. Cụ thể, khi đầu tư công vượt quá mức 4%, thì mức độ tác động của đầu tư tư nhân trong nước lên tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm từ 0,1875 xuống còn 0,1511. Hay nói cách khác, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu đầu tư công vượt quá 4% thì khi vốn đầu tư tư nhân trong nước trên GDP tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ tăng khoảng 0,1511%.

Từ kết quả được trình bày ở bảng bên dưới, mặc dù khi đầu tư công vượt quá một mức độ từ 4%-6,5%, nó sẽ có tác động lấn át vào khu vực tư nhân trong nước, làm cho sự tác động của đầu tư tư nhân trong nước trở nên yếu hơn. Tuy nhiên, khi đầu tư công vượt quá từ 4% - 5,6% thì sự tác động của đầu tư tư nhân trong nước lên tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng dần sau đó đạt mức cực đại khi tỷ lệ đầu tư công bằng hoặc cao hơn 5,6% so với GDP. Tức là khi đầu tư công vượt mức 5,6%, 1% tăng lên của đầu tư tư nhân trong nước sẽ có tác động làm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 0,1664%. Tuy nhiên sự tác động này vẫn còn thấp hơn khi đầu tư công thấp hơn 4%, tức là khi không có sự lấn át của đầu tư công đầu tư tư nhân trong nước.

Bảng 4.7. Sự tác động của đầu tư tư nhân trong nước lên tăng trưởng kinh tế khi đầu tư công vượt quá một số mức độ.

Biến 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á (1990-2014)

Ig Ig ≥ 4% Ig ≥ 4.8% Ig ≥ 5% Ig≥ 5.5% Ig≥ 5.6% Ig ≥ 5.7% Ig ≥ 6%

Ig≥6.5% Ig ≥ 7%

Ip 0.1875 (3.5632)***

0.1889 (3.5293)***

0.2018 (3.7659)***

0.2302 (4.2766)***

0.2316 (4.2840)***

0.2288 (4.2451)***

0.21101 (3.8403)***

0.2124 (3.8818)**

*

0.1818 (3.2827)***

Ip*dm -0.0364 (-1.758)*

-0.0347 (-1.6741)*

-0.0441 (-2.1386)**

-0.064 (-3.1091)***

-0.0652 (-3.1203)***

-0.0635 (-3.0461)***

-0.0470 (-2.2647)**

-0.049 (-2.3436)**

-0.0276 (0.0221) Sự tác

động của Ip lên Y

(Ip- Ip*dm)

0.1511 0.1542 0.1577 0.1662 0.1664 0.1653 0.16401 0.1634

0.1542 Không có ý nghĩa thống kê

Số quan

sát 375 375 375 375 375 375 375 375 375

Ghi chú: *** ứng với mức ý nghĩa 1%, ** ứng với mức ý nghĩa 5% và * ứng với mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phầm mềm Eviews 8.1

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)