Phương phấp lấy mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu loài màng tang (litsea cubeaba pers ) tại núi luốt, trường địa học lâm nghiệp, xuân mai, chương mỹ, hà nội (Trang 21 - 26)

Chương 2.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương phấp lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu: 9 giờ 40 phút, ngày 26 tháng 4 năm 2020.

Vi trí lấy mẫu: gần ngã tư thứ hai núi Luốt Tọa độ: 20054’36’’ B, 105034’13’’ Đ

Độ cao: 70 m

Đối tượng lấy mẫu: cây Màng tang tại núi Luốt, đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

Hình 2.1. Hình ảnh cây lấy mẫu

Cây lấy mẫu có chiều cao vút ngọn 8m, chiều cao dưới cành 2,1 m. đường kính tán 3,5 m.

2.4.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu và phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu

2.4.3.1. Phương pháp chưng cất tinh dầu: phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Xử lý mẫu

Mẫu sau khi lấy về được tách riêng lá, quả xanh. Sau đó làm sạch phơi cho ráo nước.

Hình 2.2. Hình ảnh mẫu đã được xử lý Cách bố trí thí nghiệm

Hình 2.3. Hình ảnh chưng cất tinh dầu Màng tang bằng thiết bị lôi cuốn hơi nước tại phòng thí nghiệm

Cách tiến hành

Cân 200g mẫu mẫu nguyên liệu (lá, quả xanh) đã được xử lý, cho vào bình chưng cất. Đồng thời cân 23g (mlá1) mẫu lá, 40,99 g (mquả1) mẫu quả xanh đem sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi có khối lượng không đổi đem đi cân ta được (mlá2), (mquả2).

Cho nước vào bình tạo hơi nước. Bố trí thí nghiệm như hình 3.3.

Chưng cất trong khoảng 3 giờ đồng hồ hơi nước xuyên qua mẫu sẽ mang lượng tinh dầu có trong mẫu đến ống sinh hàn ruột thẳng. Tại ống sinh hàn ruột thẳng hơi nước chứa tinh dầu được ngưng tụ thành chất lỏng gồm nước và tinh dầu. Tại ống chiết tinh dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên.

Tinh dầu thô thu được lọc qua Na2SO4 để loại hoàn toàn nước. Tinh dầu tinh khiết thu được cho vào bình chia độ quả nhót để biết được thể tích tinh dầu thu được (VTD).

Đem cân thể tích tinh dầu vừa thu được (mTD).

Trong tinh dầu có chứa rất nhiều các cấu tử dễ bay hơi, đặc biệt là khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, áp suất lớn... thì các cấu tử này rất dễ bị biến chất và làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu. Vì vậy để hạn chế được hiện tượng biến đổi chất lượng, tinh dầu cần được chứa đựng trong bao bì thủy tinh sẫm màu, có nút kín.

2.4.3.2. Xác định độ ẩm của mẫu phân tích bằng phương pháp sấy khô Công thức xác định

w = 𝑚1− 𝑚2

𝑚1 × 100% (*) Trong đó:

w: độ ẩm (%)

m1: khối lượng trước khi sấy (g) m2: khối lượng sau khi sấy (g)

Sau khi cân khối lượng mẫu đem đi chưng cất tinh dầu cân 23g (mlá1) mẫu lá, 40,99 g (mquả1) mẫu quả xanh đem sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi có khối lượng không đổi đem đi cân (mlá2), (mquả2).

Sau khi sấy từng mẫu ta có giá trị m1, m2 tương ứng của từng mẫu. Áp dụng công thức (*) ta tính được độ ẩm.

2.4.3.3. Xác định tỷ trọng của tinh dầu Công thức xác định

d = 𝑚𝑉 (**) Trong đó:

d: là tỷ trọng

m: khối lượng của tinh dầu (g)

V: thể thích của tinh dầu nguyên chất (ml)

2.4.3.4. Xác định hàm lượng tinh dầu của mẫu phân tích bằng phương pháp chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước

Công thức xác định

X = 𝑉×𝑑×10

4

𝑚×(100−𝑤) (%) (***) Trong đó:

X: hàm lượng tinh dầu có trong mẫu phân tích (%) m: khối lượng mẫu đem chưng cất (g)

d: tỷ trọng của tinh dầu

v: thể tích tinh dầu thu được sau khi chưng cất mẫu (ml) w: độ ẩm mẫu phân tích (%)

2.4.3.5. Phương pháp sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ ứng dụng trong phân tích tinh dầu.

Máy sắc ký khí (GC) được trang bị FID sử dụng kỹ thuật phun chế độ phân tách và các thông số vận hành là khí heli là khí mang ở tốc độ dòng chảy lml / phút, nhiệt độ kim phun 250°C và nhiệt độ đầu dò 250°C.

Sắc ký khí là được lập trình nhiệt độ ban đầu ở 60°C trong 10 phút, sau đó đến 230°C trong 1 phút ở 3°C/phút. Đối với phân tích sắc ký khí / khối phổ (GCMS), chương trình nhiệt độ được đặt tương tự như GCprogramme.

Thành phần hóa học được xác nhận bằng cách so sánh phổ của mẫu với thư viện quang phổ khối (HPCH220S.L; Wiley7NistOS.L). Kết quả của các vùng cực đại được biểu thị bằng số diện tích cực đại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu loài màng tang (litsea cubeaba pers ) tại núi luốt, trường địa học lâm nghiệp, xuân mai, chương mỹ, hà nội (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)