Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa gần đây được quan tâm nhiều hơn bởi nó như một chìa khóa vạn năng cho các nghiên cứu hoạt tính sinh học khác. Các chất chống oxy hóa được biết đến như vitamin E, vitamin C, lycopen, resveratrol, và một số chất trao đổi thứ cấp khác trong cây. Các chất này được bổ sung vào dược phẩm và thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng và điều trị các bệnh do gốc tự do sinh ra như tiểu đường, tim
mạch, alzheimer, ung thư…. Các chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật đang được ưa chuộng do đặc điểm lý hóa của chúng như thân thiện với cơ thể, bền nhiệt … Theo như tài liệu đã công bố, tinh dầu quả Màng tang có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao. Do vậy chúng tôi tiến hành thử hoạt tính chống oxy hóa nhằm tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa mới có nguồn gốc thực vật. DPPH là gốc tự do có màu tím hấp thụ cực đại ở bước sóng 517 nm nó đại diện cho các gốc tự do có bản chất hóa học. Chất thử có khả năng khử gốc tự do này nghĩa là chúng làm mất màu DPPH, quan sát khả năng làm mất màu DPPH của chất thử nhiều hay ít để có thể đánh giá mức độ chống oxy hóa của chất thử. Ở đây chúng tôi tiến hành thử khả năng bẫy gốc tự do DPPH của các tinh dầu của quả xanh. Kết quả được chỉ ra sau đây.
Hình 4.7. Hình ảnh dung dịch trước khi đo mật độ quang
Kết quả đo mật độ quang tại các nồng độ tinh dầu quả xanh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4. Bảng giá trị mật độ quang, tỷ lệ bắt gốc tự do STT Nồng độ tinh dầu (mg/ml) Mật độ quang SC (%)
1 0 1,685 0
2 15 0,75 55,490
3 30 0,382 77,329
4 50 0,111 93,412
5 100 0,097 94,243
6 150 0,10 94,065
Tỷ lệ phần trăm bắt gốc tự do DPPH ở các nồng độ tinh dầu quả xanh khác nhau được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm bắt gốc tự do DPPH ở các nồng độ tinh dầu quả xanh khác nhau.
Nhận xét:
Hiệu quả kháng oxy hóa của cao tinh dầu quả xanh Màng tang được xác định dựa vào hiệu suất trung hòa gốc tự do DPPH. Hiệu suất trung hòa gốc tự do DPPH được tính dựa trên tỷ lệ giảm độ hấp thu quang phổ của DPPH khi có và không có tinh dầu quả xanh Màng tang. Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của tinh dầu quả xanh còn được xác định dựa vào giá trị EC50 (Effective concentration of 50%) khả năng trung hòa 50%.
0
15
30
50 100 150
0 20 40 60 80 100 120 140 160
0 20 40 60 80 100
Nồng độ tinh dầu (mg/ml)
SC (%)
Từ biểu đồ trên ta thấy khả năng trung hòa gốc tự do DPPH tỷ lệ thuận với nồng độ tinh dầu quả xanh, nồng độ tinh dầu càng cao thì khả năng trung hòa gốc tự do càng lớn và ngược lại. Tại điểm có nồng độ tinh dầu quả xanh 100àg/ml đó trung hũa hết gốc tự do DPPH.
Tỷ lệ phần trăm bắt gố tự do DPPH từ 55,49% đến 94,24% tương ứng với nồng độ tinh dầu quả xanh từ 50mg/ml đến 100mg/ml.
EC50=50mg/ml
Hiệu quả khỏng oxy húa của hoa (EC50= 56,88àg/ml) và lỏ (EC50= 59,41àg/ml) Trang to thấp hơn vitamin C (EC50= 46,52àg/ml) lần lượt là 1,22 và 1,28 lần. Một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy cao chiết methanol hoa cây Trang son (Ixora coccinea L.) có hiệu quả trung hòa gốc tự do EC50 ở nồng độ 100,53Pg/ml. Một nghiên cứu khác trên lá và thân cây Trang son cho thấy hiệu quả làm sạch gốc tự do EC50 của cao methanol từ lỏ là 109,95àg/ml, thõn là 272,42àg/ml [5]. Cao chiết methanol của mẫu vỏ thõn, lỏ, rễ cỏc mẫu lỏ, vỏ thân, rễ và cành loài Mít lá đen có hoạt tính chống oxy hóa mạnh; rễ 61,05àg/ml, lỏ 80,09àg/ml. Đặc biệt, mẫu vỏ thõn cú hoạt tớnh mạnh nhất thể hiện ở nồng độ cú hiệu quả bẫy gốc tự do DPPH (EC50) là 42,08àg/ml [4]. So sánh kết quả hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu quả xanh Màng tang và kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy, khả năng kháng oxy hóa của quả xanh Màng tang đều thấp hơn vitamin C; cao chiết mẫu vỏ, thân, rễ, lá loài Mít lá đen; mẫu hoa, lá Trang to; hoa, lá, thân Trang son. Tinh dầu quả xanh Màng tang có hoạt tính chống oxi hóa nhưng không cao.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hàm lượng tinh dầu được (tính toán trên mẫu khô) của lá và quả xanh cây Màng tang tại núi Luốt, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội lần lượt là 2,43%;
8,60%. Tinh dầu lá, quả xanh Màng tang có màu trắng, mùi thơm đặc trưng và tỷ trọng nhỏ hơn nước.
Trong tinh dầu lá Màng tang có 21 chất và hai thành phần chính là: 3-Carene (39,14%) và Eucalyptol (31,88%), 12 thành phần còn lại được phát hiện dưới 1%
hoặc theo dấu vết. Thành phần 2-Pinene, Beta-Phellandrene, Beta-Myrcene,
Sylvestrene,p-Menth-2-en-7-ol, cis-;không xuất hiện trong tinh dầu quả.
Trong tinh dầu quả xanh Màng tang có 55 chất, thành phần chính gồm: 2, 6-Octadienal, 3,7-dimethyl-, (E) (31,88%), 2, 6-Octadienal, 3,7-dimethyl-, (Z) (25,7%) và D – Limonene (10,3%) và các thành phần còn lại được phát hiện dưới 1% hoặc theo dấu vết. Cyclohexane, ethenyl-; o-Mentha-1(7), 8-dien-3-ol;
Cyclohexane, ethenyl-; p-Methatriene; Citral; Cyclohexasiloxane, dodecamethyl-; Camphene; (+)-3-Carene;Cycloheptasiloxane, tetradecamethyl- thành phần chỉ có trong tinh dầu quả xanh không phát hiện trong tinh dầu lá.
Beta-pinene; D-Limonene; Eucalyptol; 3-Carene các thành phần tìm thấy trong cả tinh dầu lá, quả xanh Màng tang. Tuy nhiên tỷ lệ các chất trong từng loại tinh dầu là khác nhau.
Tinh dầu quả xanh Màng tang có khả năng chống oxi hóa. Nồng độ EC50
của tinh dầu quả xanh đối với gốc tự do DPPH là 50mg/ml.
2. Tồn tại
Nghiên cứu chưa tiến hành thử được hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu lá cũng như chưa nghiên cứu được thành phần và hàm lượng tinh dầu trong quả chín.
Số lượng mẫu phân tích còn ít, chưa phân tích hết các tính chất của tinh dầu Màng tang.
3. Kiến nghị
Nên có thời gian nghiên cứu dài hơn và rộng hơn về tinh dầu cây Màng tang tại núi Luốt.
Số lượng mẫu phân tích nhiều hơn để đảm bảo tính khách quan cho quá trình nghiên cứu.
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính của các chất để áp dụng vào thực tiễn.
Cần tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu thêm về tinh dầu các bộ phận khác của cây
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] GS. TS Phạm Quốc Long - Viện trưởng viện hóa học các hợp chất thiên nhiên viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam: “Tinh dầu, hương liệu – cơ hội và tiềm năng”
[2] Lã Đình Mỡi (2005). “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 1” nhà xuất bản Nông Nghiệp.
[3] Lê Thanh Tâm (2010). “Nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa và độc tính tế bào của một số hợp chất Lignan và Stilbene”. Đại học Khoa Học Tự Nhiên, luận văn thạc sĩ, 3-7.
[4] Lê Tú Anh (2012). “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Mít lá đen (Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu)”, luận văn thạc sĩ.
[5] Phan Kim Định, Đái Thị Xuân Trang (2017). “Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng tế bào ung thư gan HepG2 của cây Trang to (Ixora duffii)”.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[6] Anil Kumar Saikia, Dipak Chetia, Manuela D’Arrigo, Antonella Smeriglio, Tonia Strano &Giuseppe Ruberto (2013). “Screening of fruit and leaf essential oils of Litsea cubeba from north-east India – chemical composition and antimicrobial activity”.
[7] Ange Bighelli, Alain Muselli, Joseph Casanova, Nguyen Thi Tam, Vu Van Anh &Jean-Marie Bessière (2011). “Chemical Variability of Litsea cubeba Leaf Oil from Vietnam.”.
[8] Forest Research Institute Malaysia, 52109 Kepong, Selangor, Forest Research Institute Malaysia, 52109 Kepong, Selangor, 2School of Chemical Engineering, Universiti Sains Malaysia, 14300 Nibong Tebal, Pulau Pinang, 3Faculty of Applied Sciences, University Teknologi Mara, 40450 ShahAlam (2015). “Chemical composition of Litsea cubeba essential oils from Cameron highlands”.