Thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay (Trang 47 - 61)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị

Để đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đánh giá, kết hợp trao đổi trực tiếp với học viên cao học, với cán bộ hướng dẫn và cán bộ quản lý của Phòng Sau đại học, Hệ Sau đại học. Mục đích khảo sát là thu thập những minh chứng về thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học.

Trước khi khảo sát, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản: Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Chính trị, tiến độ đào tạo thạc sĩ, kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của toàn khoá và từng cá nhân học viên; báo cáo tổng kết các khoá đào tạo thạc sĩ ở Học viện Chính trị. Trao đổi, quan sát các hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên để có nhận xét sơ bộ, từ đó thiết kế phiếu đánh giá.

Đối tượng khảo sát là 30 giáo viên, cán bộ quản lý và 120 học viên cao học.

Sau khi xử lý kết quả mẫu phiếu đánh giá, chúng tôi lại trao đổi trực tiếp với đối tượng, quan sát các hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học; tham dự hội nghị rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng luận văn, luận án, Hội nghị tổng kết khoá học nhằm chính xác hoá kết quả thu được.

2.2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị

Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị, chúng tôi đã tổng hợp số liệu về kết quả học tập, nghiên cứu của học viên cao học trong 3 khóa gần đây. Cụ thể như sau:

- Khoá cao học 2009 – 2011: gồm có 81 học viên hoàn thành chương trình đúng kỳ hạn; 81 học viên đạt điểm trung bình chung từ 7,36 đến 8,64 điểm [trong đó 46 học viên đạt từ 7,36 đến 7,99 (56,8%); 35 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,64 (43,2%)] và 81 học viên có điểm trung bình chung các môn học chuyên ngành đạt từ 7,50 điểm đến 8,93 điểm [trong đó 24 học viên đạt từ 7,50 điểm đến 7,99 điểm (29,6%), 45 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,42 điểm (55,5%), 12 học viên đạt từ 8,50 đến 8,93 điểm (14,8%)]. Kết quả chấm luận văn thạc sĩ có: 81 luận văn đạt từ 8,00 điểm đến 9,40 điểm. Trong đó 49 luận văn đạt từ 8,00 điểm đến 8,90 điểm (60,5%); 32 luận văn đạt từ 9,00 đến 9,40 điểm (39,5%). Đối chiếu với Quy định số 21/QĐ - SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Học viện Chính trị về phân loại học viên tốt nghiệp, khoá học XVII (2009 - 2011) có 12 học viên tốt nghiệp giỏi (14,8%) và 69 học viên tốt nghiệp loại khá (85,2%) .

- Khoá cao học 2010 – 2012: gồm có 98 học viên hoàn thành chương trình đúng kì hạn; 98 học viên đạt điểm trung bình chung từ 7,70 đến 8,89 điểm [trong đó 28 học viên đạt từ 7,70 đến 7,98 (28,57%); 70 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,89 (71,43,%)] và 98 học viên có điểm trung bình chung các môn học

chuyên ngành đạt từ 7,85 điểm đến 9,00 điểm [trong đó 17 học viên đạt từ 7,85 điểm đến 7,99 điểm (17, 34%), 58 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,44 điểm (59,18%), 23 học viên đạt từ 8,50 đến 9,00 điểm (23,46%)]. Kết quả chấm luận văn thạc sĩ có: 98 luận văn đạt từ 8.2 điểm đến 9.6 điểm. Trong đó 54 luận văn đạt từ 8,2 điểm đến 8,9 điểm (55,11%); 44 luận văn đạt từ 9,0 đến 9,6 điểm (44,89%). Đối chiếu với Quy định số 21/QĐ - SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Học viện Chính trị về phân loại học viên tốt nghiệp, khoá học XVIII (2010 - 2012) có 01 học viên tốt nghiệp xuất sắc (1,02%), 20 học viên tốt nghiệp giỏi (20,40%) và 77 học viên tốt nghiệp loại khá (78,57%).

- Khoá cao học 2011 - 2013 hệ quân sự: gồm có 135 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo. Điểm trung bình chung các môn học từ 7,54 đến 8,80 điểm (trong đó 52 học viên đạt từ 7,54 đến 7,99 = 38,51%; 83 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,80 = 61,48,%). Điểm trung bình chung các môn học chuyên ngành đạt từ 7,41 điểm đến 8.87 điểm (trong đó 45 học viên đạt từ 7,41 điểm đến 7,99 điểm = 33, 33%, 69 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,45 điểm = 51,11%, 18 học viên đạt từ 8,50 đến 8,87 điểm = 13,33%). Kết quả chấm luận văn thạc sĩ có: 135 luận văn đạt từ 7.3 điểm đến 9.5 điểm. Trong đó 70 luận văn đạt từ 7,3 điểm đến 8,9 điểm = 51, 85%; 65 luận văn đạt từ 9,0 đến 9,5 điểm = 48,14%. Đối chiếu với Quy định số 620/QĐ - SĐH ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Giám đốc Học viện Chính trị về phân loại học viên tốt nghiệp, khoá học XIX (2011 - 2013) có 17 học viên tốt nghiệp giỏi = 12,58%, 117 học viên tốt nghiệp loại khá = 86, 58% và 1 học viên tốt nghiệp trung bình khá = 0,74% .

- Khoá cao học 2011 - 2013 hệ dân sự: có 92 học viên đó hoàn thành chương trình đào tạo. Điểm trung bình chung các môn học từ 7,00 đến 8,80 điểm (trong đó 14 học viên đạt từ 7,00 đến 7,50 = 15,21%; 60 học viên đạt từ 7,54 đến 7,99 = 65,23%; 18 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,80

= 19,56%). Điểm trung bình chung các môn học chuyên ngành đạt từ 7,41 điểm đến 8.87 điểm (trong đó 67 học viên đạt từ 7,41 điểm đến 7,98 điểm = 72, 83%; 23 học viên đạt từ 8,00 điểm đến 8,45 điểm = 25,00%; 02 học viên đạt từ 8,50 đến 8,87 điểm =02,17%). Kết quả chấm luận văn thạc sĩ có: 92 luận văn đạt từ 8.0 điểm đến 9,5 điểm (trong đó 72 luận văn đạt từ 8,0 điểm đến 8,9 điểm = 78, 26%; 20 luận văn đạt từ 9,0 đến 9,5 điểm = 21,74%). Đối chiếu với Quy định số 620/QĐ-SĐH ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Giám đốc Học viện Chính trị về phân loại học viên tốt nghiệp, khoá học I (2011 - 2013), hệ dân sự có 02 học viên tốt nghiệp giỏi = 02,17%; 90 học viên tốt nghiệp loại khá

= 97, 83% .

Số liệu trên đây là minh chứng cho thực trạng hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị trong những năm qua. Những kết quả đạt được của quá trình xây dựng luận văn là kết quả chung của các hoạt động quản lý và hoạt động giáo dục – đào tạo trong Học viện. Chỉ có quản lý tốt thì mới có được kết quả giáo dục – đào tạo tốt. Ngược lại, những kết quả còn hạn chế, yếu kém trong giáo dục – đào tạo cũng là những hạn chế, yếu kém trong quản lý giáo dục.

2.2.2. Thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng luận văn

Kế hoạch xây dựng luận văn là văn bản pháp lý mà cả người dạy, người học và người quản lý phải thực hiện. Đối với người cán bộ quản lý, kế hoạch xây dựng luận văn là căn cứ để kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động xây dựng luận văn của học viên. Đối với người học, kế hoạch xây dựng luận văn là văn bản định hướng cho mọi hoạt động trong quá trình xây dựng luận văn.

Kế hoạch xây dựng luận văn bao gồm: kế hoạch chung của toàn khóa học và kế hoạch cụ thể của từng học viên. Trên cơ sở kế hoạch chung của toàn khóa, từng học viên xây dựng kế hoạch cá nhân. Học viên cao học căn cứ vào kế hoạch xây dựng luận văn thạc sĩ của khoá học và đề tài luận văn đã được

công nhận làm kế hoạch xây dựng luận văn của mình theo mẫu thống nhất.

Kế hoạch có hiệu lực khi có chữ ký của người hướng dẫn khoa học, khoa chuyên ngành, Hệ Sau đại học, Phòng Sau đại học và được Thủ trưởng Học viện phê chuẩn. Học viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kế hoạch cá nhân đã được phê chuẩn.

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp như sau:

Các chủ thể quản lý đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp, coi đây là hoạt động đầu tiên, quan trọng nhất trong quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học.

Các hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp đã được tiến hành thành nề nếp. Mọi lực lượng trong Học viện đã coi đó là căn cứ để kiểm tra, đánh giá các hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Người hướng dẫn khoa học coi đây là căn cứ để điều khiển hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên cao học.

Qua khảo sát 30 cán bộ quản lý, giáo viên và 120 học viên cao học về tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học, kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Kết quả điều tra thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học

T T

Nội dung Đối tượng điều tra

Đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp.

GV, CBQL 100 0 0 0

Học viên 100 0 0 0

2 Xây dựng kế hoạch của người

quản lý GV, CBQL 100 0 0 0

Học viên 100 0 0 0

3 Xây dựng kế hoạch của học

viên GV, CBQL 100 0 0 0

Học viên 100 0 0 0

4 Tổ chức thực hiện kế hoạch GV, CBQL 93,3 6,7 0 0

của người quản lý Học viên 91,5 8,5 0 0 5 Tổ chức thực hiện kế hoạch

của học viên GV, CBQL 73,3 16,6 10,1 0

Học viên 83,4 12,5 4,1 0 Kết quả trên đây cho thấy, có 100% chủ thể đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học.

100% cán bộ quản lý và học viên cao học đã có xây dựng kế hoạch.

Tuy nhiên, qua quan sát thực tiễn và trò chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên, chúng tôi thấy việc xây dựng kế hoạch còn rập khuôn theo mẫu, thiếu tính sáng tạo của cá nhân. Hầu hết các bản kế hoạch cá nhân của học viên đều giống nhau, chưa phản ánh tính đặc thù của của cá nhân. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện thường vấp phải những khó khăn nhất định. Đối với kế hoạch của người cán bộ quản lý, thường giống nhau giữa khóa trước với khóa sau, giữa chuyên ngành này với chuyên ngành khác.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch của người quản lý có 93,3% giáo viên, cán bộ quản lý và 91,5% học viên đánh giá ở mức tốt; 6,7% và 8,5% đánh giá ở mức khá. Trong tổ chức thực hiện kế hoạch của học viên có 73,3% giáo viên, cán bộ quản lý và 83,4% học viên đánh giá ở mức tốt; 16,6% và 12,5% đánh giá ở mức khá; 10,1% và 4,1% đánh giá ở mức trung bình.

Số liệu trên đây chứng tỏ rằng, khâu tổ chức thực hiện kế hoạch của các chủ thể quản lý và học viên còn có những luồng ý kiến khác nhau. Trong đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch của học viên, hiệu quả còn thấp hơn so với tổ chức thực hiện kế hoạch của giáo viên và cán bộ quản lý.

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn Xây dựng đề cương là bước thiết kế khung sườn của bản luận văn. Xây dựng đề cương tốt là điều kiện tiên quyết để có được bản luận văn tốt. Quản lý hoạt động xây dựng đề cương cần phải tổ chức định hướng cho người học nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đề cương và triển khai xây dựng đề cương theo đúng quy trình đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và

tính khả thi trong quá trình triển khai viết luận văn. Cấu trúc của đề cương về cơ bản tuân thủ theo đúng quy chế, quy định hiện hành.

Qua khảo sát 30 cán bộ quản lý, giáo viên và 120 học viên cao học về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp của học viên cao học, kết quả thu được như sau:

Bảng 2: Kết quả điều tra thực trạng quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp của học viên cao học

T T

Nội dung Đối tượng điều tra

Đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp.

GV, CBQL 100 0 0 0

Học viên 100 0 0 0

2 Quá trình tổ chức xây dựng đề cương luận văn

GV, CBQL 66,6 23,3 6,6 3,3 Học viên 75,0 16,6 8,3 0 3 Chất lượng của đề cương luận

văn

GV, CBQL 60,0 26,6 10,0 3,3 Học viên 70,8 20,8 8,3 0

Kết quả trên đây cho thấy, có 100% chủ thể đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. 66,6%

giáo viên, cán bộ quản lý và 75% học viên đánh giá quá trình tổ chức xây dựng đề cương luận văn ở mức tốt. Có 60% giáo viên, cán bộ quản lý và 70,8% học viên đánh giá chất lượng của đề cương luận văn ở mức tốt. Điều đó chứng tỏ rằng, về phương diện quản lý đã quán triệt cho các đối tượng có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp. Quá trình tổ chức xây dựng đề cương luận văn được tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình, quy định. Chất lượng đề cương luận văn về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức xây dựng đề cương luận văn và chất lượng của đề cương luận văn còn có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhìn chung mức độ đánh giá còn thấp. Về quá trình tổ chức xây dựng đề cương, có 6,6% giáo viên,

cán bộ quản lý và 8,3% học viên đánh giá ở mức độ trung bình; 3,3% giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức yếu. Về chất lượng đề cương luận văn có 10%

giáo viên, cán bộ quản lý và 8,3% học viên đánh giá ở mức độ trung bình; 3,3%

giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức yếu.

Đánh giá quá trình tổ chức xây dựng đề cương luận văn có kết quả cao hơn so với đánh giá về chất lượng của đề cương luận văn. Ý kiến tự đánh giá của học viên thường cao hơn ý kiến đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý. Mặc dù vậy, các ý kiến đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý và các ý kiến đánh giá của học viên có sự tương đồng. Nghĩa là những nội dung giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá cao thì học viên cũng đánh giá cao và những nội dung giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá thấp thì học viên cũng đánh giá thấp.

Số liệu trên đây chứng tỏ rằng, các hoạt động quản lý xây dựng đề cương và quản lý chất lượng đề cương luận văn tốt nghiệp của học viên cao học còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét.

2.2.4. Thực trạng quản lý các hoạt động thu thập, xử lý thông tin khoa học

Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, tư liệu là khâu trọng tâm, cơ bản quyết định chất lượng nghiên cứu của luận văn; đồng thời quyết định tính thực tiễn, khách quan của luận văn. Mỗi học viên phải có năng lực phân tích, tổng hợp và khái quát hoá, có đức tính trung thực, tự tin, có thái độ hoài nghi khoa học để rút ra những nhận xét đúng, những kết luận chính xác. Suy đến cùng những sáng tạo khoa học đều xuất phát từ việc xác định chính xác, thực hiện có hiệu quả phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; nguồn tư liệu và cách thức thu thập, xử lý, sử dụng thông tin tư liệu hợp lý trong luận văn.

Qua khảo sát 30 cán bộ quản lý, giáo viên và 120 học viên cao học về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động thu thập, xử lý thông tin khoa học của học viên cao học, kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Kết quả điều tra thực trạng quản lý hoạt động thu thập, xử lý thông tin khoa học của học viên cao học

T T

Nội dung Đối tượng điều tra

Đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Nhận thức về tầm quan trọng của thu thập, xử lý thông tin khoa học.

GV, CBQL 100 0 0 0

Học viên 100 0 0 0

2 Quá trình tổ chức thu thập thông tin lý luận và thực tiễn.

GV, CBQL 76,6 16,6 6,6 0 Học viên 84,1 12,5 3,3 0 3 Quá trình tổ chức xử lý thông

tin lý luận và thực tiễn.

GV, CBQL 70,0 20,0 6,6 3,3 Học viên 75,8 18,3 5,8 0 Số liệu trên đây cho thấy, 100% giáo viên, cán bộ quản lý và học viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thu thập, xử lý thông tin. Trong thực tế, hoạt động thu thập, xử lý tư liệu và số liệu phục vụ cho xây dựng luận văn được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo của khoá học và theo kế hoạch xây dựng luận văn của từng học viên đã được Giám đốc Học viện phê duyệt.

Thủ trưởng hệ quản lý học viên có trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện tốt kế hoạch của mình. Học viên được đăng ký thẻ bạn đọc tại các thư viện, các phòng đọc của Học viện; được mượn tài liệu, sử dụng các tạp chí tại phòng tra cứu, phòng đọc, phòng lưu giữ các luận văn theo quy định chung của Học viện; được tham dự với tư cách là đại biểu không chính thức tại các hội thảo do Học viện tổ chức; được đăng ký sử dụng tài liệu ở phòng đọc hạn chế. Học viên cao học được bố trí thời gian đi thu thập tư liệu tại các cơ quan, đơn vị phục vụ cho xây dựng luận văn. Căn cứ vào đề tài luận văn được Giám đốc Học viện giao, từng học viên làm kế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)