4.1.1 Tình hình chăn nuôi tại trại trong 3 năm 2017-05/2019
Để thống kê được tình hình chăn nuôi của trại, chúng em đã tiến hành thu thập số liệu qua hệ thống sổ sách và trực tiếp theo dõi tại thời điểm thực tập. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Thành Long từ năm 2017- 05/2019 (Đơn vị: con) STT Loại lợn Năm 2017 Năm 2018 05/2019
1 Lợn đực giống 18 19 20
2 Lợn hậu bị 134 147 156
3 Lợn nái sinh sản 570 599 620
4 Lợn thịt 3135 3294 3410
(Nguồn từ phòng kĩ thuật trại) Qua bảng 4.1 cho thấy:
Đối với đực giống và nái sinh sản, nái hậu bị có sự dao động qua các năm nhưng không đáng kể, bởi trại thiết kế theo quy mô 600 nái nên số nái chỉ dao động trong khoảng 400 - 600 nái. Đến tháng 5/2019 số nái sinh sản là 620 con gồm cả 3 giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire và Duroc. Số lượng đực giống là 20 con. Như vậy trung bình mỗi con đực kiêm 31 con nái tỷ lệ tương đối phù hợp ở trại.
Mỗi lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con cai sữa...sẽ được ghi
trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng để có hướng chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý.
4.1.2 Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái tại trại
Trong quá trình thực tập đã tham gia chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn lợn nuôi tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Tháng Nái đẻ, nuôi con
Lợn con đẻ ra
Lợn con cai sữa
Tỷ lệ sống đến cai sữa
(%)
11/2018 20 220 211 95,91
12/2018 22 243 235 96,71
01/2019 21 231 225 97,40
02/2019 24 262 255 97,33
03/2019 25 276 265 96,01
04/2019 23 252 245 97,22
05/2019 26 287 278 96,86
Tổng 161 1771 1714 96,78
Bảng 4.2 cho thấy, số lượng lợn nái đẻ và nuôi con được trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là 161 con. Tổng số lợn con được trực tiếp chăm sóc đến cai sữa là 1714 con đạt tỷ lệ nuôi sống trung bình 96,78%. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao, phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt, tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi để tăng khả năng ăn cho lợn đến cai sữa ăn tốt.
Phải tạo điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để cho lợn con được phát triển tốt nhất. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn
nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt…
Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con, đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.
Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
STT Công việc
Số lượng công việc cần thực
hiện (lần)
Số lượng công việc thực hiện
được (lần)
Tỷ lệ hoàn thành công việc (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 360 360 100
2 Tắm chải cho lợn 140 70 50
3 Tập ăn sớm cho lợn con 540 480 88,88
Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định.
Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng, chiều ), lợn nái chửa ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều). Trong 6 tháng thực tập tôi đã thực hiện được 360 lần, hoàn thàng 100% công việc được giao.