Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn thành long tốt yên cư yên lương sơn hòa bình (Trang 58 - 63)

Bảng 4.9.Tỷ lệ nhiễm một số bệnh ở đàn lợn nái, lợn con Loại lợn

tên bệnh

Số con theo dõi

(con)

Số con mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%) Lợn nái Viêm tử cung

161

20 12,42

Viêm vú 8 4,97

Sót nhau 5 3,11

Lợn con Hội chứng tiêu chảy

1771

161 9,09

Viêm khớp 41 2,32

Qua bảng 4.9 cho thấy. Qua theo dõi 161 con lợn nái sinh sản cho thấy tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất 12,42%, bệnh viêm vú là 4,97%, 5 con bị sót nhau chiếm 3,11%. Nguyên nhân lợn mắc bệnh viêm tử cung cao là do trong trường hợp đẻ khó, công nhân áp dụng biện pháp can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật gây tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái đã đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên, bệnh viêm vú là do kế phát từ các con bị viêm tủ cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, cũng do quá trình mài nanh ở lợn con chưa tốt dẫn đến gây tổn thương cho vú lợn mẹ khi lợn con bú.

Theo dõi 1771 lợn con thấy chủ yếu lợn mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 9,09%, viêm khớp có 41 con chiếm 2,32%. Nguyên nhân là do chuồng và nên chuồng lợn con bị ẩm ướt ,thức ăn của lợn con có thể bị mốc đã đến tỷ lệ tiêu

chảy cao, mắc viêm khớp là do quá trình bấm tai cắt nanh vi khuẩn có thể xâm nhập vào, cũng có thể do lợn cắn nhau gây các vết xước ở da chân dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con Loại

lợn Tên Bệnh Phác đồ

điều trị

Số con điều

trị (con)

Số ngày điều trị (ngày)

Kết quả Số con

khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi (%)

Lợn mẹ

Viêm tử cung

- Amoxicilin: 1ml/12kgTT - Oxytoxin: 3-4ml/con - Anagin c: 1ml/10kg TT - Nước muối sinh lý 0,9%:

2lít/con

20 3-5 20 100

Viêm vú

- Amoxicilin: 1ml/12kgTT - Anagin c: 1ml/10kg TT - Oxytocin: 2ml/con

8 3 - 5 8 100

Sót nhau

- Oxytocin: 2ml/con

- Amoxicilin: 1ml/12kgTT - Thụt rửa nước muối sinh

lý 0,9%: 2lít/con

5 3 - 5 5 100

Lợn con

Hội chứng tiêu chảy

- Phác đồ 1:Mycocin-100+

Tosal: liều

1ml/10kgTT,tiêm bắp, nhỏ Colostrum 2ml/con - Phác đồ 2:Alistin+Tosal:

liều 1ml/10kgTT,tiêm bắp, nhỏ Colostrum 2ml/con

161 3-5 130 80,75

Viêm khớp Pendistrep L.A 5ml/50kg TT Dexa- Tiêm 0,5-2ml

41 3-5 32 78,05

Qua bảng 4.10 cho ta thấy: hiệu quả tác dụng của thuốc được sử dụng tại trại điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con, cho tỷ lệ khỏi bệnh từ 78,05%

đến 100%

-Đối với bệnh viêm tử cung: Đã tiến hành điều trị cho 20 nái bị viêm tử cung, cả 20 nái đều khỏi, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng:

đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng oxytocin làm cơ tử cung co bóp đẩy mủ và các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý để làm sạch tử cung, đồng thời tiêm anagin kết hợp với Amixicillin toàn thân.

-Đối với bệnh viêm vú: trong số 8 nái bị viêm vú, đã tham gia điều trị khỏi cả 8 lợn nái, đạt tỷ lệ 100%. Bệnh viêm vú ở trại rất ít xảy ra, khi lợn mắc bệnh chúng em đã phát hiện kịp thời và áp dụng biện pháp điều trị:

phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), vắt sữa ở vú bị viêm 4 - 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành. Sử dụng kháng sinh Amoxicillin giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau và tiêm viêm. Do phát hiện và điều trị kịp thời nên lợn nái tại trại đã được điều trị khỏi nhanh chóng và tỷ lệ khỏi bệnh cao.

- Tham gia điều trị 161 lợn con bị tiêu chảy. Tuy nhiên, số con điều trị khỏi chỉ đạt 130 lợn con, tương ứng 80,75%. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên nên lợn dễ bị mắc bệnh.

- Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, đã can thiệp 5 lợn nái bị sót nhau, tỷ lệ khỏi là 100%. Trực tiếp điều trị cho 41 con bị viêm khớp, trong đó điều trị khỏi 32 con, đạt tỷ lệ 78,05%.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra

được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản và lợn con như sau:

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả.

- Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng cho con vật

- Đối với lợn con cần phải quan sát kỹ càng để biết được tình trạng lợn tốt hay yếu để can thiệp kịp thời để chữa bệnh đạt hiệu quả cao

4.5 Kết quả thực hiện một số biện pháp thủ thuật trên đàn lợn tại trại

Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản, tôi còn được học và làm một số thao tác trên lợn con như đỡ đẻ, mài nanh, bấm tai…kết quả được trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số thao tác trên đàn lợn tại trại

STT Công việc Thực hiện

(con)

Kết quả (an toàn) An toàn(con) Tỷ lệ

(%)

1 Đỡ đẻ cho lợn nái 58 58 100

2 Số con lợn được đỡ đẻ 657 648 98,63

3 Mài nanh, bấm tai, cắt đuôi

648 648 100

4 Thiến lợn đực 188 188 100

5 Phối giống cho lợn nái 36 36 100

Qua bảng 4.11 cho thấy :

- Trực tiếp tham gia công tác đỡ đẻ 58 con lợn nái và đạt tỷ lệ an toàn tuyệt đối 100%

- Thực hiện một số thủ thuật trên lợn con như: thiến lợn đực, bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi tất cả đều an toàn 100%

- Trực tiếp thụ tinh cho 36 lợn nái, tất cả số lợn nái được thụ tinh đều đạt tỷ lệ thụ thai 100%.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn thành long tốt yên cư yên lương sơn hòa bình (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)