Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn thành long tốt yên cư yên lương sơn hòa bình (Trang 55 - 58)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết qủa như sau:

Bảng 4.6. Kết quả vệ sinh, sát trùng chuồng trại tại cơ sở

Công việc

Số lượng được giao

(lần)

Kết quả đã thực hiện Số lượng

(lần)

Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng 72 72 100

Quét và rắc vôi đường đi 24 24 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi thực hiện 1 lần/ tuần, phun sát trùng 3 lần trên tuần.Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trọng là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ... Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn thành tốt 100% công việc được giao.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái sinh sản tại trại được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản Loại lợn Thời

gian

Tên bệnh

Vắc xin/

thuốc/chế phẩm

Đường tiêm

Liều lượng

(ml)

Số con phòng bệnh (con)

Số con an toàn

(con) Lợn nái

mang thai

Tuần 10 Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 161 161 Tuần 12 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 161 161

Lợn nái đẻ

Sau đẻ 15 ngày

Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 161 161

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh, 100% số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại. Lợn nái mang thai tuần thứ 10 tiêm vắc xin Coglapest phòng dịch tả, tuần chửa thứ 12 được tiêm vắc xin Aftopor phòng bệnh lở mồm long móng.

Đối với nái đẻ thì sau đẻ 15 ngày được tiêm vắc xin Parvovirus để phòng bệnh khô thai. Tất cả số lợn được trực tiếp tiêm phòng đều đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh rất quan trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận.

Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn nái sinh sản tại trại, còn tiêm vacxin phòng bệnh cho lợn con theo mẹ. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8. kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Vacxin/

thuốc/

chế phẩm

Đường đưa thuốc

Liểu lượng ml/con

Số con phòng bệnh (con)

Số con thực hiện (con)

Tỷ lệ thực hiện (%)

An toàn

(%)

1-3 ngày

Thiếu

sắt Fe + B12 Tiêm

bắp 2 1771 823 46,47 100 3-6

ngày

Cầu trùng

Diacoxin

5% Uống 2 1735 823 47,44 100

18-21

Ngày Dịch tả Coglapest Tiêm

bắp 1 1714 800 46,47 100 Bảng 4.8 cho thấy, lợn con từ 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tiêm Fe- Dextran- B12 được 823 lợn con đạt tỷ lệ 46,47% và cho uống

cầu trùng được 823 lợn con đạt tỷ lệ là 47,44%. Lợn con 18-21 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Coglapet để phòng bệnh Dịch tả, đã trực tiêm cho 800 con (đạt 46,47% so với số lợn con phải tiêm).Tất cả số lợn được trực tiếp tiêm phòng đều đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Do công tác phòng bệnh và tiêm phòng của trại đạt hiệu quả cao, nên lợn ít mắc bệnh tỷ lệ nuôi sống cao, lợn lớn lên khỏe mạnh phát triển tốt đạt tiêu chuẩn khi cai sữa,

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn thành long tốt yên cư yên lương sơn hòa bình (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)