THIẾT KẾ XÂY DỰNG
III.1. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: [9]
III.1.1.NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU:
Nhiệm vô: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp mọi số liệu của dự án để đưa ra các giải pháp bố trí thực tế trên điạ hình một khu đất cụ thể được lựa chọn làm cơ sở sản xuất.
Yêu cầu : phải phù hợp với dây chuyền sản xuất, đảm bảo khả năng phát triển của nhà máy trong tương lai. Bố trí giao thông trong và ngoài nhà máy thuận tiện. Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp thuận lợi trong xây dựng .
III.1.2. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG :
- Xác định địa điểm xây dựng hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, là cơ sở phát triển sản xuất , kinh doanh của nhà máy , vốn đầu tư cũng như giá thành của sản phẩm của nhà máy, trong giai đoạn trước mắt cũng như định hướng lâu dài của kế hoạch 5 năm, 10 năm.
- Địa điểm xây dựng được lựa chọn phải phù hợp với qui hoạch lãnh thổ, qui hoạch vùng, qui hoạch cụm kinh tế công nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạo điều kiện phát huy tối đa công suất của nhà máy với các nhà máy lân cận.
- Địa điểm lựa chọn xây dựng phải đảm bảo gần với các nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và gần nơi tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Gần nguồn cung cấp năng lượng, nhiên liệu nh-: điện, nước, hơi, khí nén... Nh- vậy sẽ hạn chế tối đa các chi phí cho vận chuyển, hạ giá thành góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà máy.
- Địa điểm xây dựng phải đảm bảo được sự hoạt động liên tục của nhà máy , vậy cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống giao thông quốc gia bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển kể cả đường hàng không.
+ Phù hợp và tận dụng mạng lưới cung cấp điện, thông tin liên lạc và các hệ thống kỹ thuật khác.
+ Nếu địa phương chưa có sẵn các điều kiện hạ tầng kỹ thuật trên thì phải xét đến khả năng xây dựng nó trước mắt, cũng nh- trong tương lai.
+ Khả năng nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng để giảm chi phí giá thành đầu tư xây dựng cơ bản của nhà máy, hạn chế tối đa lượng vận chuyển vật tư xây dựng từ nơi xa đến.
+ Khả năng cung ứng nhân công trong quá trình xây dựng nhà máy cũng như vận hành nhà máy sau này. Do vậy trong thiết kế cần chú ý xác định số công nhân của nhà máy và khả năng cung cấp nhân công ở các địa phương lân cận trong quá trình đô thị hoá.
- Về địa hình khu đất: Khu đất phải có kích thước và hình dạng thuận lợi cho việc xây dựng trước mắt cũng như việc mở rộng nhà máy trong tương lai. Kích thước, hình dạng và qui mô diện tích của khu đất nếu không hợp lý sẽ gây khó khăn trong quá trình thiết kế bố trí dây chuyền công nghệ, cũng như việc bố trí các hạng mục công trình trên mặt bằng khu đất đó. Do vậy, khu đất được lựa chọn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Khu đất phải cao ráo tránh ngập lụt trong mùa lũ, có mực nước ngầm thấp tạo điều kiện tốt cho việc thoát nước thải dễ dàng.
+ Khu đất phải tương đối bằng phẳng và có độ dốc tự nhiên tốt nhất là i
= 0,51% để hạn chế tối đa cho kinh phí san lấp mặt bằng (thông thường chi phí này khá lớn chiếm từ 1015% giá trị công trình).
- Khu đất lựa chọn không được nằm trên các vùng có mỏ khoáng sản hoặc địa chất không ổn định( nh- có hiện tượng động đất, xói mòn hay hiện tượng cát chảy). Cường độ khu đất xây dựng là 1,52,5 kg/cm2. Nên xây dựng trên nền sét, đất đá mong, đất đồi,.. Để giảm tối đa chi phí gia cố nền móng của các hạng mục công trình nhất là các hạng mục công trình có tải trọng bản thân và tải trọng động lớn.
- Khu địa điểm xây dựng được chọn cần xét đến mối quan hệ mật thiết giữa khu dân cư đô thị và khu công nghiệp. Điều đó không tránh khỏi là trong quá trình sản xuất các nhà máy thường thải ra chất độc hại như: Khí độc, nước bẩn, khói, bụi, tiếng ồn,.. Hoặc các yếu tố bất lợi khác như: dễ cháy nỗ, ô nhiễm môi trường,... Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường công nghiệp tới khu dân cư, các khu vực có di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của địa phương cần thoả mãn các điều kiện sau:
+ Địa điểm xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu quy phạm, qui định về mặt bảo vệ môi trường vệ sinh công nghiệp. Chú ý khoảng cách bảo vệ vệ sinh công nghiệp tuyệt đối không được xây dựng các công trình công cộng hoặc công viên, phải trồng cây xanh để hạn chế tác hại của khu công nghiệp gây nên.
vì trong công nghiệp hoá chất nói chung và nhà máy chế biến dầu mỏ nói riêng, thường bị ô nhiễm bởi khí hyđro cacbon và các khí phụ khác nên địa điểm sản xuất đặt xa khu dân cư để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu.
Nguồn nước thải của nhà máy được xử lý phải hạ lưu và cách bến dùng của khu dân cư tối thiểu là 500m.
II. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY:
1. Yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy:
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng được mức cao nhất của dây chuyền công nghệ sao cho chiều dài dây chuyền sản xuất ngắn nhất, không trùng lặp lộn xộn, hạn chế tối đa sự giao nhau. Bảo đảm mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục công trình với hệ thống giao thông, các mạng lưới cung cấp kỹ thuật khác bên trong và bên ngoài nhà máy.
Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng theo đặc điểm của sản xuất, yêu cầu vệ sinh, đặc điểm sự cố, khối lượng phương tiện vận chuyển, mật độ công nhân…tạo điều kiện tốt cho việc quản lý vận hành của các khu vực chức năng.
Diện tích khu đất xây dựng được tính toán thoả mãn mọi yêu cầu đòi hỏi của dây chuyền công nghệ trên cơ sở bố trí hợp lý các hạng mục công trình, tăng cường vận dụng các khả năng hợp khối nâng tầng sử dụng tối đa các diện tích không xây dựng để trồng cây xanh tổ chức môi trường công nghiệp và định hướng phát triển mở rộng nhà máy trong tương lai.
Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý phù hợp với dây chuyền công nghệ, đặc tính hàng hoá đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lý, luồng người luồng hàng phải ngắn nhất không trùng lặp hoặc cắt nhau.
Ngoài ra, còn phải chú ý khai thác phù hợp với mạng lưới giao thông quốc gia còng nh- của các cụm nhà máy lân cận.
Phải thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa các sự cố sản xuất, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường bằng các giải pháp phân khu chức năng, bố trí hướng nhà hợp lý theo hướng gió chủ đạo của khu đất.
Khoảng cách của các hạng mục công trình phải tuân theo qui phạm thiết kế, tạo mọi điều kiện cho việc thông thoáng tự nhiên hạn chế bức xạ nhiệt của mặt trời truyền vào nhà.
phương nhằm giảm đến mức có thể chi phí san nền, xử lý nền đất, tiêu thuỷ, xử lý các công trình ngầm khi bố trí các hạng mục công trình.
Phải đảm bảo tốt mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà máy lân cận trong khu công nghiệp với việc sử dụng chung các công trình đảm bảo kỹ thuật, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường cũng như các công trình hành chính phục vụ công cộng…nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế vốn đầu tư xây dựng nhà máy và tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
Phân chia thời kỳ xây dựng hợp lý, tạo điều kiện thi công nhanh, sớm đưa nhà máy vào sản xuất, nhanh chóng hoàn vốn đầu tư xây dựng.
Bảo đảm các yêu cầu thẩm mỹ của từng công trình tổng thể nhà máy.
Hoà nhập đóng góp cảnh quan xung quanh tạo thành khung cảnh kiến trúc công nghiệp đô thị.
2. Phân vùng nhà máy:
Nhà máy được phân thành 4 vùng chính.
Vùng trước nhà máy là nới bố trí các nhà hành chính quản lý, phục vô sinh hoạt, cổng ra vào, gara ô tô, xe đạp …
Vùng sản xuất là nơi bố trí các nhà và công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của nhà máy, như các xưởng sản xuất chính, phụ, sản xuất phụ trợ…Khu đất này cần được ưu tiên về điều kiện địa hình, địa chất cũng như về hướng. Các nhà sản xuất chính, phụ, phụ trợ sản xuất có nhiều công nhân nên bố trí gần phía cổng hoặc gần trục giao thôn chính của nhà máy và đặc biệt ưu tiên về hướng. Các nhà xưởng trong quá trình sản xuất gây ra các tác động xấu như tiếng ồn lớn, lượng bụi, nhiệt thải ra nhiều hoặc dễ có sự cố (dễ cháy, nổ, hoặc rò rỉ các hoá chất bất lợi) nên đặt ở cuối hướng gió và tuân theo qui phạm an toàn vệ sinh công nghiệp một cách chặt chẽ.
Vùng các công trình phụ là nơi đặt các nhà và công trình cung cấp năng lượng bao gồm các công trình cung cấp điện, hơi, nước, xử lý nước thải và các công trình bảo quản kỹ thuật khác. Khi bố chí cần hạn chế tối đa chiều dài của hệ thống cung cấp kỹ thuật bằng cách bố trí hợp lý giữa nơi cung cấp và nơi tiêu thụ năng lượng (khai thác tối đa hệ thống cung cấp ở trên không và ngầm dưới mặt đất). Tận dụng các khu không thuận lợi về hướng hoặc giao thông để bố trí các công trình phụ. Các công trình có nhiều bụi, khói hoặc chất thải bất lợi đều phải chú ý bố trí cuối hướng gió chủ đạo.
cầu bốc dỡ hàng hoá, sân ga nhà máy…
3. Tổng mặt bằng:
Căn cứ trên yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của nền kinh tế quốc dân và mục tiêu kỹ thuật của phân xưởng.
Căn cứ trên việc quy hoạch vùng phát triển kinh tế phân bố sức sản xuất và quy hoạch xây dựng.
Địa điểm xây dựng đã được nhà nước phê duyệt.
Nguyên liệu: sử dụng cumen làm nguyên liệu.
Sản phẩm của nhà máy:
Các sản phẩm dạng lỏng nh- phenol và axeton …
Các sản phẩm làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ hoá dầu, các nhà máy sản xuất nhựa và chất dẻo.
Vì nhà máy được cơ khí hoá và tự động hoá hoàn toàn nên số lượng công nhân Ýt, khoảng 400 người.
Các hạng mục công trình trong nhà máy được xây dựng thoả mãn tính chất hợp khối phục vụ quá trình sản xuất liên tục, bảo đảm điều kiện vệ sinh công nghiệp và điều kiện mỹ quan.
Bảng 10. Bảng liệt kê các hạng mục công trình của phân xưởng.
STT Các hạng mục công trình Dài (m) Rộng (m) Diện tích (m2)
1 Phân xưởng sản xuất phenol 72 18 1296
2 Nhà sửa chữa cơ khí 24 12 288
3 Bể chứa nước 6 3 18
4 Phòng bảo vệ 6 6 36
5 Nhà hành chính 36 12 432
6 Nhà ăn 18 12 216
7 Gara ôtô 18 9 162
8 Gara ôtô con 18 12 216
9 Bãi đỗ xe 18 12 216
10 Trạm cứu hoả 18 9 162
11 Kho chứa nguyên liệu 24 12 288
12 Nhà để xe đạp, xe máy 18 9 162
14 Trạm bơm 9 6 54
15 Khu vực giải trí 48 12 576
16 Kho thành phẩm 36 12 432
17 Khu xử lý phế thải 9 6 54
18 Khu xử lý nước thải 9 6 54
19 Khu đất mở rộng 72 18 1296
20 Phòng vệ sinh 6 6 36
Tổng 6048
Vì nhà sản xuất có dây chuyền sản xuất, tính chất và đặc điểm của sản xuất gần giống nhau liên quan đến nhau do đó thiết kế theo nguyên tắc hợp khối.
Ưu điểm:
+ Số lượng công trình giảm, thuận lợi cho qui hoạch mặt bằng chung.
+ Tiết kiệm đất xây dựng từ 10 ữ 30%.
+ Rút ngắn mạng lưới giao thông vận chuyển 20 ữ 25%.
+ Giảm giá thành xây dựng 10 ữ 18%.
+ Rút ngắn thời gian xây dựng 20 ữ 25%.
+ Năng suất lao động tăng 20 ữ 25%.
4. Các chỉ tiêu:
Diện tích nhà máy: S = 24192 m2. Diện tích xây dựng: S = 6048 m2. Hệ số xây dựng: Kxd = 25%.
Hệ số sử dụng: Ksd = 68%.
5. Nhà sản xuất:
Do quá trình sản xuất được tiến hành hầu hết trong các thiết bị kín, kích thước thiết bị rất cao to, vận chuyển bằng đường ống, các quá trình sản xuất được cơ khí hoá tự động hoá toàn bộ, việc điều khiển sản xuất được tiến hành trong phòng điều khiển trung tâm. Do đó thiết kế nhà sản xuất bán lộ thiên.
trong hình 5 ( Mặt bằng nhà máy )