Kiểm định hiệu ứng ngưỡng

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Thanh Khoản Và Tỷ Suất Sinh Lợi Vượt Trội (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy giữa TSSL vượt trội của cổ phiếu với các phần bù rủi ro

4.3.3.2. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng

Để kiểm tra các ngưỡng có ý nghĩa thống kê hay không, Hansen (1996, 1999 và 2000) đã đề xuất phương pháp bootstrap để biến đổi phân phối tiệm cận của kiểm định Likelihood đối với H0.

Tác giả thực hiện kiểm định ngưỡng với thứ tự các ngưỡng được tìm thấy thay vì kiểm định các ngưỡng từ nhỏ đến lớn. Quy trình kiểm định ngưỡng bằng phương pháp bootstrap sẽ được thực hiện như đã nêu trong phần 3.2.3.2. Như đã đề cập trước đó, do hạn chế về mặt thời gian, tác giả chỉ bootstrap 500 lần cho mỗi ngưỡng để tính giá trị p-value.

Kết quả kiểm định loại bỏ 7 ngưỡng tính tổng cho cả 3 giai đoạn, 20 ngưỡng được chấp nhận với mức ý nghĩa 10%.

Bảng 4.14. báo cáo các ngưỡng được chấp nhận với p-value tương ứng.

Bảng 4.14. Các ngưỡng được chấp nhận.

CAPM Fama-French Carhart

2009-2015

γ1 = 24,364 (0,02)

γ1 = 39,21 (0,1) γ2 = -24,97 (0,04) γ3 = 44,3 (0,05)

γ1 = -18,455 (0,1)

γ2 = 59,49 (0,1)

2009-2011

γ1 = 38,497 (0,04) γ2 = 62,071 (0,1)

γ1 = 41,46 (0,07) γ2 = 24,529 (0,07) γ3 = 79,83 (0,02)

γ1 = 62,071 (0,07)

2012-2015

γ1 = 71,16 (0,01) γ2 = -24,728 (0,02)

γ1 = 101,91 (0,00) γ2 = -20,595 (0,02) γ3 = 145,63 (0,1)

γ1 = 84,11 (0,00) γ2 = -20,595 (0,02)

γ3 = 116,875 (0,1)

(Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata 12.0)

Với các ngưỡng được chấp nhận, các danh mục sẽ được tính toán hệ số chặn và báo cáo kết quả trong bảng 4.15.

Bảng 4.15. Hệ số chặn của các danh mục sau khi đã chia theo ngưỡng.

Bảng 4.15a. Giai đoạn 2009-2015.

Ngưỡng (min ; 24,364) (24,364 ; max)

CAPM -9,693 -8,138

Ngưỡng (min ; -24,97) (-24,97 ; 39,21) (39,21 ; 44,3) (44,3 ; max)

Fama -18,705 -9,915 -4,458 -8,196

Ngưỡng (min;-18,455) (-18,455 ; 59,49) (59,49 ; max)

Carhart -13,66 -9,49 -8,565

Bảng 4.15b. Giai đoạn 2009-2011.

Ngưỡng (min; 38,497) (38,497 ; 62,071) (62,071 ; max)

CAPM -11,727 -11,794 -9,095

Ngưỡng (min; 24,529) (24,529 ; 41,46) (41,46 ; 79,83) (79,83 ; max)

Fama -11,549 -8,922 -10,993 4,842

Ngưỡng (min; 62,071) (62,071 ; max)

Carhart -11,309 -10,19

Bảng 4.15c. Giai đoạn 2012-2015.

Ngưỡng (min ; -24,728) (-24,728 ; 71,16) (71,16 ; max)

CAPM -7,826 -6,873 -6,46

Ngưỡng (min;-20,595) (-20,595 ; 101,9) (101,9 ; 145,63) (145,6 ; max)

Fama -7,924 -6,901 -6,075 -5,751

Ngưỡng (min;-20,595) (-20,595 ; 84,11) (84,11 ; 116,88) (116,88;max)

Carhart -7,971 -6,904 -7,25 -6,195

(Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata 12.0)

Để thuận lợi cho việc theo dõi, các chênh lệch (αhigh – αlow) và giá trị kiểm định của 3 trường hợp được thống kê trong bảng 4.16. (vì sau khi loại bỏ ngưỡng, có những mô hình chỉ còn 1-2 ngưỡng nên tác giả dùng (αhigh – αlow) thay cho (α4 – α1)).

Bảng 4.16. Thống kê các chênh lệch (αhigh – αlow) và p-value cho 3 trường hợp:

không ngưỡng, ngưỡng tiềm năng, ngưỡng đã kiểm định.

Giai đoạn Mô hình

Chênh lệch (αhigh – αlow) Chia đều Chia theo ngưỡng

tiềm năng

Chia theo ngưỡng được chấp nhận

2009-2015

CAPM 1,363 (0,07) 3,332 (0,0421) 1,555 (0,0035) Fama-French 1,687 (0,0695) 10,509 (0,000) 10,509 (0,000) Carhart 1,382 (0,1218) 5,095 (0,0003) 5,095 (0,0003)

2009-2011

CAPM X 1,898 (0,2040) 2,635 (0,0165)

Fama-French X 16,391 (0,000) 16,391 (0,000)

Carhart X 0,131 (0,9503) 1,119 (0,4149)

2012-2015

CAPM 0,677 (0,1433) 3,11 (0,0013) 1,366 (0,0009) Fama-French 0,965 (0,0817) 2,173 (0,0002) 2,173 (0,0002) Carhart 0,841 (0,1399) 1,776 (0,0015) 1,776 (0,0015) (Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata 12.0)

Khi chia các cổ phiếu thành các danh mục theo ngưỡng, chênh lệch giữa hệ số chặn của danh mục có thanh khoản cao nhất và thấp nhất hầu như đều cao hơn so với khi chia các cổ phiếu theo cách thông thường, thậm chí trong giai đoạn 2009-2011, khi sử dụng mô hình CAPM và Fama, chênh lệch hệ số chặn của các danh mục cao nhất và thấp nhất vẫn được thể hiện rõ rệt với chênh lệch lần lượt là 2,635% (p-value = 0,0165) và 16,391% (p-value = 0,000) mỗi tháng. Riêng đối với mô hình Carhart,

chênh lệch (αhigh – αlow) và giá trị kiểm định p-value tuy đã được cải thiện nhưng vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê.

So với mô hình ngưỡng tiềm năng, mô hình ngưỡng đã được kiểm định và chấp nhận được cải thiện đáng kể.

Như vậy, bằng cách sử dụng mô hình ngưỡng, hiệu ứng thanh khoản được thể hiện rõ nét hơn so với phương pháp chia danh mục thông thường. Kết quả cũng cho thấy khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu, cần xem xét tình hình riêng của từng giai đoạn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả phân tích thống kê mô tả và tương quan giữa các biến được sử dụng trong mô hình. Tác giả trình bày kết quả hồi quy các danh mục được phân chia theo beta thanh khoản theo 3 mô hình định giá tài sản. Cuối cùng, mô hình ngưỡng được tiến hành và các kết quả được báo cáo.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Thanh Khoản Và Tỷ Suất Sinh Lợi Vượt Trội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)