CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mô tả các nhân tố
Bảng 4.1 tổng hợp thống kê mô tả các nhân tố của mô hình theo 3 giai đoạn:
2009-2015 Mean Std. Dev Min Max
ARit -8,534922 8,294358 -27,5316 20,12261 Rmt -8,374918 7,574625 -25,660731 17,180411 SMB 0,1155095 0,6915391 -1,30398 2,253789 HML -0,3366911 0,7307009 -2,21559 2,092515 WML 0,014637 0,6713599 -2,14154 1,571763
2009-2011 Mean Std. Dev Min Max
ARit -11,37349 10,46234 -27,5316 20,12261 Rmt -10,41236 8,519577 -26,6017 13,87899 SMB 0,116389 0,7240352 -1,00258 2,253789 HML -0,5588166 0,6554707 -2,21559 0,596676 WML 0,1311296 0,7076655 -1,13737 1,571763
2012-2015 Mean Std. Dev Min Max
ARit -6,473822 5,508564 -17,0064 4,670011 Rmt -6,775513 5,597079 -18,7563 5,386267 SMB 0,2922383 1,275838 -2,49476 5,184946 HML -0,4783137 1,226441 -2,6988 3,601987 WML -0,2267211 1,232337 -4,27556 1,529202
(Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel)
Nhận xét:
Bảng 4.1 thống kê mô tả các biến sử dụng trong các mô hình trong giai đoạn 2009- 2015 bao gồm: TSSL vượt trội trung bình các cổ phiếu ARit, nhân tố thị trường Rmt, nhân tố quy mô SMB, nhân tố giá trị HML và nhân tố quán tính WML.
Trong cả giai đoạn từ năm 2009 đến 2015, TSSL vượt trội trung bình của các cổ phiếu cũng như TSSL vượt trội trung bình của thị trường đều âm do TSSL của nhiều cổ phiếu dương nhưng vẫn nhỏ hơn lãi suất phi rủi ro. Sự thay đổi trong TSSL vượt trội trung bình được thể hiện rõ hơn trong hai giai đoạn mẫu phụ: TSSL vượt trội trung bình của các cổ phiếu và TSSL vượt trội trung bình của thị trường của hai giai đoạn này có sự chênh lệch rõ rệt với mức chênh lệch tương ứng là 4,9%
và 3,63%. Biên độ dao động TSSL vượt trội của giai đoạn 2009-2011 cũng rất lớn, bằng 47,65% ở cấp doanh nghiệp và 40,48% cho cấp thị trường. Đây cũng là động lực để tác giả xem xét riêng biệt hai giai đoạn này.
Nhân tố HML có giá trị trung bình âm xuyên suốt giai đoạn 2009-2015 kể cả khi xét mẫu phụ cho thấy rằng dường như các cổ phiếu bị định giá thấp không mang lại TSSL cao hơn so với các cổ phiếu bị định giá cao, thậm chí còn có xu hướng ngược lại.
Dự đoán ban đầu về nhân tố SMB và WML của tác giả dựa trên cơ sở mô hình 3 nhân tố Fama-French và lý luận truyền thống, cho rằng những cổ phiếu có vốn hóa thị trường thấp và lợi nhuận quá khứ cao thì có khả năng có TSSL cao hơn những cổ phiếu có vốn hóa thị trường cao và lợi nhuận quá khứ thấp. Tuy nhiên thống kê mô tả cho một kết quả SMB và WML với giá trị trung bình dương nhỏ hơn nhiều so với độ lệch chuẩn, cho thấy thực tế không ủng hộ một cách bền vững cho kỳ vọng của tác giả về phần bù rủi ro liên quan đến quy mô và quán tính.
Bảng 4.2 trình bày ma trận tương quan giữa các biến được sử dụng trong nghiên cứu cho ba giai đoạn:
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
2009-2015 Rit Rmt SMB HML WML
Rit 1
Rmt 0,871301 1
SMB 0,357259 0,066413 1
HML 0,463726 0,310886 0,434064 1
WML -0,06176 -0,06044 -0,12243 -0,30753 1
2009-2011 Rit Rmt SMB HML WML
Rit 1
Rmt 0,923235 1
SMB 0,47908 0,296776 1
HML 0,295751 0,253212 0,37803 1
WML -0,05543 -0,03554 -0,17248 -0,42497 1
2012-2015 Rit Rmt SMB HML WML
Rit 1
Rmt 0,690794 1
SMB 0,306934 -0,22876 1
HML 0,648686 0,257257 0,599117 1
WML -0,35483 -0,04363 -0,40133 -0,60236 1
(Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel)
Nhận xét:
Trong giai đoạn đầy đủ 2009 - 2015 cùng với giai đoạn mẫu phụ 2009 - 2011, TSSL vượt trội trung bình của các cổ phiếu có tương quan cùng chiều khá chặt với TSSL vượt trội trung bình của thị trường., dường như ủng hộ chặt chẽ cho mô hình định giá tài sản CAPM.
Xét trong giai đoạn đầy đủ 2009-2015, TSSL vượt trội trung bình của cổ phiếu có tương quan tương đối với biến SMB và HML với hệ số tương quan tương ứng là 35,73% và 46,37%% và tương quan yếu với các biến còn lại.
Trong giai đoạn 2009-2011, ngoài tương quan mạnh giữa hai biến TSSL vượt trội trung bình của cổ phiếu và thị trường, nhân tố SMB tương quan khá với TSSL vượt trội trung bình của cổ phiếu với hệ số tương quan là 47,9%. HML và WML cũng tương quan khá với nhau (-42,5%).
Trong giai đoạn mẫu phụ 2012-2015, TSSL vượt trội trung bình của cổ phiếu tương quan khá với các biến còn lại, hệ số tương quan cao nhất (ngoài TSSL vượt trội của thị trường) là 64,87% đối với nhân tố HML. HML có tương quan khá với các biến nhân tố SMB và nhân tố WML với hệ số tương quan lần lượt là 59,91% và - 60,24%.
Trong cả 3 giai đoạn, WML có tương quan ngược chiều với TSSL vượt trội
Bảng 4.3 trình bày ma trận tương quan theo từng cặp của các thước đo thanh khoảng được sử dụng trong bài nghiên cứu, bao gồm thước đo Amihud và Spread đã được điều chỉnh dấu(-) và thước đo Turnover rate TR.
Bảng 4.3. Ma trận tương quan của các thước đo thanh khoản.
2009-2015 Amihud TR Spread
Amihud 1
TR 0,458531 1
Spread -0,01679 -0,41694 1
2009-2011 Amihud TR Spread
Amihud 1
TR 0,516469 1
Spread 0,080706 -0,33884 1
2012-2015 Amihud TR Spread
Amihud 1
TR 0,531366 1
Spread -0,35565 -0,1837 1
(Ghi chú: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu hàng tháng của các cổ phiếu được thu thập thông qua website www.cophieu68.vn và www.vietstock.vn có sự hỗ trợ của phần mềm Excel)
Các thước đo có tương quan với nhau càng cao thì dự kiến sẽ cho ra các kết quả có ý nghĩa tương tự và hỗ trợ tốt hơn trong việc đưa ra kết luận.