Định nghĩa các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Định nghĩa các biến nghiên cứu

Để quan sát toàn diện ảnh hưởng của biến độc lập với biến phụ thuộc học viên sử dụng biến trễ kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4 của hai biến chính LR và CR. Tác giả lựa chọn độ trễ tối đa 4 kỳ dựa theo tiêu chí của Serena Ng và Pierre Peron ( 2000 ) và dựa theo mô hình gốc ban đầu. Các biến kiểm soát trong mô hình dựa vào mô hình gốc của Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch (2013) bao gồm : LNTTS, ETA, ROAA, OER, LG,SLD, TTA,RTL,ITL,LEV, LGDP, IR.

Mô hình hồi quy:

Mô hình với biến CR là biến phụ thuộc:

CRi,t =∑𝑚𝑎𝑥3𝜏=0 𝐿𝑅𝑖,𝑡−𝜏 + ∑4𝜏=1𝐶𝑅𝑖,𝑡−𝜏 + Control variablesi,t

Mô hình với biến LR là biến phụ thuộc:

LRi,t =∑𝑚𝑎𝑥3𝐶𝑅𝑖,𝑡−𝜏

𝜏=0 + ∑4 𝐿𝑅𝑖,𝑡−𝜏

𝜏=1 + Control variablesi,t

Viết đầy đủ mô hình:

CRi,t = β0 + β1*LRi,t + β2*LRi,t-1 + β3*LR i,t-2 + β4*LR i,t-3 + β5*CR i,t-1 + β6*CR i,t-2

+ β7*CR i,t-3+ β8*CR i,t-4 + γ1*LNTTSi,t+ γ2*ETAi,t + γ3*ROAAi,t + γ4*OERi,t + γ5*LGi,t

+ γ6*SLDi,t + γ7*TTAi,t + γ8*RTLi,t+ γ9*ITLi,t + γ10*LEVt+ γ11*LGDPt + γ12*IRt + φi,t . ( 1)

LRi,t = β’0 + β’1*CRi,t + β’2*CRi,t-1 + β’3*CR i,t-2 + β’4*CR i,t-3 + β’5*LR i,t-1 + β’6*LR i,t-2 + β’7*LR i,t-3 + β’8*LR i,t-4+ γ1*LNTTSi,t+ γ2*ETAi,t + γ3*ROAAi,t + γ4*OERi,t + γ5*LGi,t + γ6*SLDi,t + γ7*TTAi,t + γ8*RTLi,t+ γ9*ITLi,t + γ10*LEVt+ γ11*LGDPt + γ12*IRt + φi,t. (2)

Giải thích các biến

 Biến nghiên cứu chính

- Rủi ro tín dụng ( CR- Credit risk )

Đầu tiên tác giả tính toán biến rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu NPL ( Non performing Loan ):

CR = NPL = (nợ nhóm 3+4+5) Tổng dư nợ

Nợ xấu là khoản tiền cho khách hàng vay mà khó hoặc không thể thu hồi được.

Theo quy định 493/2005/QĐ – NHNN; nợ xấu là các khoản nợ nhóm 3, 4 ,5. Thông qua việc đánh giá thời gian quá hạn của khoản vay, nợ xấu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp, rủi ro tín dụng càng cao.

- Rủi ro thanh khoản ( LR- Liquidity risk)

LR = Dư nợ cho vay khách hàng Tiền gửi của khách hàng

Rủi ro thanh khoản được tính bằng dư nợ cho vay khách hàng chia cho tiền gửi của khách hàng trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cho vay khách hàng từ tiền gửi huy động được từ khách hàng. Giá trị càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao bởi ngân hàng không đủ thanh khoản để đáp ứng các yêu cầu tiền mặt bất ngờ tuy nhiên nếu tỉ lệ này thấp thì ngân hàng bị đánh giá là sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 80 – 90% là an toàn và hiệu quả.

 Các biến kiểm soát

- Quy mô ngân hàng LNTTS : được tính bằng Logarit nepe của tổng tài sản với tổng tài sản cuối năm tính bằng đơn vị triệu đồng.

- Tỷ lệ vốn ETA : được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản trong cùng năm.

ETA = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

- Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROAA : được tính bằng lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản bình quân trong năm của ngân hàng. ROA thể hiện

mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng: 1 đồng tài sản kiểm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông thường tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng tài sản có hiệu quả.

ROA = Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân

- Tỷ số hiệu quả hoạt động OER: được tính bằng chi phí hoạt động chia cho tổng doanh thu trong năm của ngân hàng. Tỷ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu chung của các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều là giảm chi phí hoạt động và tăng doanh thu.

OER = chi phí hoạt động Tổng doanh thu

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng LG : Tính bằng dư nợ cho vay khách hàng năm t trừ đi dư nợ cho vay khách hàng năm t-1 chia cho dư nợ cho vay năm t -1.

LG = Dư nợ cho vay khách hàng năm t −dư nợ cho vay khách hàng năm t−1 Dư nợ cho vay khách hàng năm t−1

- Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn / tiền gửi dài hạn SLD được tính bằng tổng tiền gửi giao dịch và tiền gửi không kỳ hạn chia cho tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm trong năm.

SLD = tiền gửi giao dịch + không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn + tiết kiệm

- Tỷ lệ tài sản giao dịch / tổng tài sản TTA : được tính bằng tài sản giao dịch ( chứng khoán kinh doanh ) chia cho tổng tài sản trong năm .

TTA = chứng khoán kinh doanh tổng tài sản

- Tỷ lệ cho vay bất động sản / tổng dư nợ RTL: được tính bằng các khoản cho vay bất động sản chia cho tổng dư nợ cho vay trong năm.

RTL = cho vay bất động sản tổng dư nợ

Bất động sản là ngành được đánh giá có rủi ro cao, nên một số ngân hàng hạn chế thậm chí là không cho vay bất động sản ( hoặc cho vay với tỷ lệ không đáng kể và

xếp chung với ngành khác ). Trên thế giới cuộc khủng hoảng 2008 ( từ Mỹ ) được biết nguyên nhân chính là do cho vay dưới chuẩn cụ thể là cho vay mua bất động sản.

- Tỷ lệ cho vay cá nhân / tổng dư nợ ITL : được tính bằng các khoản cho vay cá nhân chia cho tổng dư nợ cho vay trong năm.

ITL = cho vay cá nhân tổng dư nợ

Ngoài ra tác giả cũng đưa thêm một số biến về đặc trưng của ngành ngân hàng và kinh tế vĩ mô vào mô hình : gross domestic product bình quân năm (GDP được tính theo triệu đồng và lấy logarit của GDP ), lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, đòn bầy trung bình hàng năm của ngành ngân hàng LEV ( tính bằng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam chia cho tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng).

Bảng 3.3.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Variable Obs Mean Std.Dev. Min Max

Obser 80 40.5 23.238 1 80

year 80 2013.5 2.3057 2010 2017

donvi 80 5.5 2.8904 1 10

time 80 4.5 2.3057 1 8

CR 80 0.0236 0.0193 0.0034 0.114 CR1 80 0.0231 0.0192 0.0034 0.114 CR2 80 0.0232 0.0189 0.0034 0.114 CR3 80 0.0218 0.0192 0.0008 0.114 CR4 80 0.0207 0.0193 0.0008 0.114 LR 80 0.9035 0.1983 0.5297 1.5977 LR1 80 0.9213 0.1981 0.6051 1.5977 LR2 80 0.927 0.2153 0.5424 1.5977 LR3 80 0.9682 0.2911 0.5424 2.5177 LR4 80 1.0122 0.344 0.5424 2.5177

RTL 80 0.0434 0.0518 0 0.2113 ITL 80 0.383 0.1732 0.0997 0.8092 SLD 80 0.1451 0.0917 0.0098 0.4057 ETA 80 0.0823 0.0265 0.035 0.1595

TTA 80 0.0055 0.0097 0 0.0538

OER 80 -0.5307 0.1189 -0.8696 -0.2798 LG 80 0.2375 0.229 -0.2681 1.082 LNTTS 80 18.8465 1.016 16.7956 20.8141 LGDP 80 1.5957 0.1026 1.3931 1.7284 IR 80 8.8854 0.3051 8.0833 9

LEV 80 11.5991 1.1786 10.07 13.6164 ROAA 80 0.0074 0.0049 0.0002 0.0193

Nguồn: tổng hợp BCTC của các ngân hàng và kết quả chạy kiểm định trên stata

Thông qua 80 quan sát thu thập được từ báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2008 – 2017. Rủi ro tín dụng bình quan trong giai đoạn này là 0.0236 ( 2.36 % thấp hơn 3% theo quy định ), thấp nhất 0.0034 ( 0.34% ) SCB năm 2015 cao nhất 0.114 ( 11.4% ) SCB năm 2010. Rủi ro thanh khoản bình quân là 0.9035 ( 90.35 % xấp xỉ mức quy định của NHNN ) thấp nhất 0.5297 ( 52.97 % thấp hơn mức quy định của NHNN ), cao nhất là 1.5977 (159.77% vượt quá mức quy định ).

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)