Mô hình với biến CR là biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy mô hình

4.3.2. Mô hình với biến CR là biến phụ thuộc

CR Coef. Std.Err. t P>t [95% Conf.Interval]

10 BANK

Prob > F = 0.0000

R-squared = 0.6065

Adj R-squared = 0.4730

LR -0.0135 0.0154 -0.8800 0.3820 -0.0443 0.0172 LR1 0.0193 0.0165 1.1700 0.2460 -0.0137 0.0523 LR2 0.0038 0.0144 0.2600 0.7940 -0.0250 0.0326 LR3 -0.0177 0.0090 -1.9700 0.0530 -0.0356 0.0003 SMALL BANK

Prob > F = 0.0353

R-squared = 0.8420

Adj R-squared = 0.5546

LR -0.0033 0.0084 -0.4000 0.7000 -0.0219 0.0152 LR1 0.0176 0.0095 1.8500 0.0910 -0.0033 0.0386 LR2 -0.0083 0.0105 -0.7900 0.4440 -0.0313 0.0147 LR3 0.0095 0.0095 1.0000 0.3370 -0.0113 0.0303 LARGE BANK

Prob > F = 0.0002

R-squared = 0.7640

Adj R-squared = 0.5893

LR -0.0386 0.0363 -1.0600 0.2970 -0.1131 0.0359 LR1 0.0030 0.0402 0.0700 0.9410 -0.0795 0.0855 LR2 0.0402 0.0288 1.4000 0.1740 -0.0188 0.0992 LR3 -0.0012 0.0205 -0.0600 0.9520 -0.0433 0.0408

Nguồn: tổng hợp BCTC của các ngân hàng và kết quả chạy hồi quy trên stata

Kết quả hồi quy đầy đủ trình bày bảng 4.3.2.a,b,c.

Kết quả hồi quy 3 mẫu đều cho thấy giá trị P-value < 0.05 thể hiện sự phù hợp của mô hình.

Kết quả hồi quy đối với mẫu 6 ngân hàng lớn mô hình cũng chưa tìm được bằng chứng tin cậy về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên nếu xét với mức ý nghĩa 10% thì thu được kết quả sau:

Thứ 1, đối với mẫu 10 ngân hàng nghiên cứu thì có ảnh hưởng trễ 3 kỳ của rủi ro thanh khoản lên rủi ro tín dụng hay ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản lên rủi ro tín dụng có độ trễ.

Thứ 2, đối với mẫu 4 ngân hàng nhỏ có ảnh hưởng trễ 1 kỳ của rủi ro thanh khoản lên rủi ro tín dụng.

Từ 2 kết quả trên có thể thấy rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, so với các ngân hàng thì ngân hàng nhỏ có ảnh hưởng sớm hơn. Điều này có thể do các ngân hàng nhỏ có quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu nhỏ, chính sách quản trị rủi ro chưa hoàn thiện, hoặc cũng có thể do phân khúc thị trường có rủi ro cao hơn, các khoản vay có thanh khoản kém,… thì khi thanh khoản có vấn đề, các ngân hàng nhỏ thưởng khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản nên khi rủi ro thanh khoản xảy ra ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng sớm hơn.

Thứ 3, Đối với mẫu chung 10 ngân hàng thì rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều lên rủi ro tín dụng còn đối với mẫu ngân hàng nhỏ thì lại có ảnh hưởng cùng chiều. Tức là nếu xét chung thì rủi ro thanh khoản tăng thì rủi ro tín dụng lại giảm, tuy nhiên đối với các ngân hàng nhỏ khi rủi ro thanh khoản tăng thì rủi ro tín dụng cũng tăng mặc dù khi xét riêng đối với ngân hàng lớn thì nghiên cứu chưa tìm thấy sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản lên rủi ro tín dụng. Quay lại biểu đồ 3.2 có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2011 với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 thì mức rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nhỏ cao và biến động mạnh, rõ rệt hơn so với các ngân hàng lớn. Xét về mặt lý thuyết khi rủi ro thanh khoản tăng cùng với dư nợ cho vay khách hàng tăng, thì nợ xấu có xu hướng tăng hay rủi ro tín dụng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của ngân hàng như chính sách chung, công tác quản trị rủi ro, danh mục cho vay, phân khúc thị trường, …của từng ngân hàng. Đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ, có thể do các hoạt động kinh doanh

cạnh tranh thường bị hạn chế hơn, ít đa dạng hơn, công tác quản trị rủi ro chưa được chặt chẽ, hoàn thiện bằng các ngân hàng lớn và có thể có phân khúc thị trường rủi ro hơn, các khoản vay có rủi ro tín dụng cao và tính thanh khoản thấp nên rủi ro thanh khoản tăng làm tăng rủi ro tín dụng. Hoặc cũng có thể đối với các ngân hàng nhỏ mối quan tâm đối với vấn đề rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng khác nhau, thậm chí có thể là đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Còn đối với các ngân hàng lớn hiện tại vấn đề quản trị rủi ro luôn được đặt lên quan tâm hàng đầu, đặc biệt một số ngân hàng lớn cũng đang dần áp dụng khung quản trị rủi ro của basel 2 ( như ngân hàng Vietinbank, ACB, Sacombank…). Khi xét tổng mẫu các ngân hàng được chọn có thể một phần do mẫu học viên chọn số lượng ngân hàng lớn nhiều hơn nên rủi ro thanh khoản tăng lại có xu hướng làm giảm rủi ro tín dụng, kết quả này phù hợp với kết quả của các ngân hàng lớn trong mô hình với biến LR là biến phụ thuộc.

Như vậy, với một cách tiếp cận mới về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, sau khi hồi quy lần lượt từng phương trình, tác giả cho răngf đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có quan hệ trễ với nhau, tuy nhiên mối quan hệ này cùng chiều hay ngược chiều lại tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng.

Kết luận chương 4

Chương 4, luận văn đề cập 2 vấn đề thứ nhất là làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của 10 NHTM được chọn nghiên cứu hiện nay. Thứ hai sau khi hồi quy lần lượt từng mô hình, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng đến nhau và ảnh hưởng này có độ trễ, tuy nhiên ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều lại tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể áp dụng vào việc quản trị rủi ro trong ngân hàng, tùy theo yếu tố nội tại của ngân hàng như quy mô, chiến lược và các yếu tố kinh tế bên ngoài mà các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra, điều chỉnh chỉnh sách quản trị phù hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)