Kết quả kiểm định quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Kiểm Định Các Yếu Tố Tài Chính Quyết Định Việc Nắm Giữ Tiền Mặt (Trang 51 - 56)

Để kiểm định các yếu tố tài chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp tại 4 quốc gia nghiên cứu, tác giả sử dụng 3 phương pháp chính trong quá trình xử lý dữ liệu thu thập được: ước lượng mô hình tổng quát kết hợp tất cả các quan sát (POOL), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Từ đó, dựa vào các phân tích trên cơ sở kiểm định ảnh hưởng cố định ( Redundant test); kiểm định ảnh hưởng ngẫu nhiên (Hausman test), phân tích tương quan giữa thành phần sai số chuyên biệt chéo hay cá nhân (ɛ i) và các biến hồi quy độc lập để lựa chọn mô hình phù hợp. Dựa trên mô hình lý thuyết được xây dựng, nghiên cứu đi kiểm định 2 mô hình:

Mô hình 1: Phân tích dữ liệu bảng theo chuỗi thời gian về các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt

Kết quả ước lượng mô hình 1

Kết quả phân tích hồi quy Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt theo các biến tài chính: Tỷ phần vốn vay, Chi trả cổ tức, Khả năng thanh khoản, Khả năng sinh lời và Quy mô doanh nghiệp bằng phương pháp ước lượng OLS dữ liệu gộp (Pooled), phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) của các đơn vị chéo được thể hiện trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả ước lượng các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt Biến phụ thuộc:

Tỷ lệ tiền mặt (CASH) Mô hình hồi quy

Biến độc lập Pooled FEM REM

Tỷ phần vốn vay (LEV) -0.0899*** -0.1445*** -0.6946***

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPO) -0.0001*** -0.0000*… -0.0001…..

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) -0.0003….. -0.0004….. 0.0058…..

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) 0.5596*** 0.5395*** 2.1072***

Quy mô công ty (ln_SIZE) 1.6151*** 6.1124*** 6.6265***

Hằng số -13.2784….. -68.4938….. -69.5992…..

Các chỉ số mô hình

Biến phụ thuộc:

Tỷ lệ tiền mặt (CASH) Mô hình hồi quy

Biến độc lập Pooled FEM REM

Số quan sát 4994 4994 5433

R2 0.7469 0.8056 0.1510

R2 hiệu chỉnh 0.7466 0.7977 0.1503

DW 2.2578 2.0791 0.8968

hi ch Ký hiệu , và lần lượt iểu thị cho mức ý ngh a 1 và 10 (Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8)

Đối với mô hình Pooled, kết quả cho thấy có 4 chỉ số có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt gồm: Tỷ phần vốn vay, Chi trả cổ tức, Khả năng thanh khoản, và Quy mô doanh nghiệp. Trong đó, Tỷ phần vốn vay, Chi trả cổ tức có tác động ngược chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, riêng Khả năng thanh khoản, và Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Với phương pháp tác động cố định, kết quả cho thấy trong mô hình FEM có 4 biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, đó là Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tỷ lệ thanh khoản và Quy mô doanh nghiệp.Trong đó, Tỷ lệ thanh khoản, Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Biến Tỷ phần vốn vay và Tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động nghịch chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Cuối cùng, trong mô hình tác động ngẫu nhiên, REM thể hiện 3 biến có ý nghĩa thống kê bao gồm Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ thanh khoản và Quy mô doanh nghiệp. Tương tự như kết quả của các mô hình trên, biến Tỷ lệ thanh khoản và Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đối với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong khi biến Tỷ phần vốn vay có tác động ngược chiều đối với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Kiểm định lựa chọn phương pháp Pool và FEM:

Tiếp theo, Tác giả tiến hành kiểm định Wald để xem xét giả thuyết H0 cho rằng hệ số tung độ gốc bằng nhau giữa các biến độc lập, hay nói cách khác là kiểm định sự phù hợp của mô hình POOL và mô hình FEM. Sử dụng kiểm định ảnh

hưởng cố định Redundant, kết quả kiểm định Wald cho giá trị F là 8,45 với giá trị p- value = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này thể hiện, giữa các doanh nghiệp của các quốc gia nghiên cứu có đặc thù riêng trong trường hợp dữ liệu nghiên cứu cho mô hình 1, hay nói cách khác, phương pháp tác động cố định (FEM) là phù hợp hơn phương pháp Pooled trong trường hợp này.

Kiểm định lựa chọn giữa phương pháp FEM và REM

Để lựa chọn giữa FEM và REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman, với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa phương pháp FEM và REM. Kết quả kiểm định Hausman cho p-value = 0,000< 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác biệt giữa FEM và REM, hay nói cách khác là có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên ui. Vì thế, tác giả kết luận rằng mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.

Như vậy, phương pháp tác động cố định (FEM) là lựa chọn tốt nhất cho mô hình 1, kiểm định ảnh hưởng các yếu tố tài chính đến quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình 1 ( phương pháp FEM) Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM theo phương pháp Breusch & Pagan (1979), kết quả giá trị Chi Square là 2,674 với giá trị prob = 0,750 > = 0,05, vậy giả thuyết H0 không bác bỏ, tức không xảy ra phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM.

Kiểm định tương quan chuỗi cho mô hình 1 ( phương pháp FEM)

Tiến hành kiểm định tương quan chuỗi cho mô hình FEM theo theo Wooldridge (1989). Kết quả kiểm định Wald của mô hình hồi quy phần dư t theo biến trễ bậc 1 của nó cho thấy giá trị prob ≈ 0.000 < = 0,05, vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là mô hình không xảy ra tương quan chuỗi.

Mô hình 2: Xem xét yếu tố quốc gia có ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền mặt

Bên cạnh việc kiểm định ảnh hưởng các chỉ số tài chính gồm Tỷ phần vốn vay, Chi trả cổ tức, Khả năng thanh khoản, Khả năng sinh lời và Quy mô doanh nghiệp đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp, Tác giả cố gắng đưa thêm các biến giả quốc gia để xem xét thêm ảnh hưởng của yếu tố này đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thông qua các phương pháp ước lượng OLS dữ liệu gộp (Pooled), phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) của các đơn vị chéo. Kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng ảnh hưởng yếu tố quốc gia đến quyết định nắm giữ tiền mặt của Doanh nghiệp.

Biếnphụthuộc:

Tỷlệtiềnmặt (CASH*100) Môhìnhhồiquy

Biếnđộclập Việt Nam China Indonesia Philipines

Tỷphầnvốnvay (LEV) -8.6908*** -4.3303*** -

12.9992*** -10.7740***

Tỷlệ chi trảcổtức (DPO) 0.0024*** 0.0011… 0.0010….. -0.0046…

Tỷlệlợinhuậntrênvốn CSH (ROE) 0.0345*** 0.0095**.. 0.00004….. 0.0166***.

Tỷlệthanhkhoản (LIQ) 0.3905*** 4.8374*** 0.2081*** 0.0910***

Quymôcông ty (ln_SIZE) 0.9586*** 0.7747*** 1.1374*** 2.5816***

Hằngsố -2.3132….. -

68.4938….. -3.7994….. -24.6817 Cácchỉsốmôhình

Sốquansát 1797 1503 873 1226

R2 0.5630 0.7725 0.8555 0.7850

R2hiệuchỉnh 0.5411 0.7645 0.8505 0.7780

hi ch Ký hiệu , và lần lượt iểu thị cho mức ý ngh a 1 và 10 Đối với mô hình POOL, kết quả cho có 6 biến có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, đó là biến Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tỷ lệ thanh khoản, Quy mô doanh nghiệp, D_CHINA và D_INDO. Trong đó, biến Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ chi trả cổ tức, D_INDO có tác động ngược chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt,

riêng biến Tỷ lệ thanh khoản, Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Với phương pháp tác động cố định, kết quả cho thấy trong mô hình FEM có 4 biến có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, đó là biến Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ thanh khoản, Quy mô doanh nghiệp và D_CHINA. Trong đó, biến Tỷ lệ thanh khoản và D_CHINA có tác động cùng chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, riêng biến Tỷ phần vốn vay và Quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Cuối cùng, trong mô hình tác động ngẫu nhiên, REM thể hiện 6 biến có ý nghĩa thống kê gồm biến Tỷ phần vốn vay, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tỷ lệ thanh khoản, Quy mô doanh nghiệp, D_CHINA và D_INDO. Trong đó, biến Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tỷ lệ thanh khoản, D_CHINA, D_INDO có tác động cùng chiều với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Các biến Tỷ phần vốn vay, Quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều đối với Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định Wald để xem xét giả thuyết H0 cho rằng hệ số tung độ gốc bằng nhau giữa các biến độc lập có phù hợp không, hay nói cách khác là kiểm định sự phù hợp giữa mô hình Pooled và mô hình FEM.

Kiểm định lựa chọn giữa phương pháp FEM và FEM

Để lựa chọn giữa FEM và REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman, với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa phương pháp FEM và REM. Kết quả kiểm định Hausman cho giá trị Chi-square là 15,72 với p-value = 0,047 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác biệt giữa FEM và REM, hay nói cách khác là có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên ui. Vì thế, tác giả kết luận rằng mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.

Kiểm định lựa chọn phương pháp Pool và FEM:

Tác giả tiến hành kiểm định Wald để xem xét giả thuyết H0 cho rằng hệ số tung độ gốc bằng nhau giữa các biến độc lập thời gian, hay nói cách khác là kiểm

định sự phù hợp của mô hình Pooled và mô hình FEM. Sử dụng kiểm định ảnh hưởng cố định Redundant, kết quả kiểm định Wald cho giá trị F là 1,067 với giá trị p-value = 0,363 > 0,05 nên không bác bỏ giả thuyết H0 (hệ số tung độ gốc bằng nhau giữa các biến độc lập thời gian). Điều này thể hiện, không có tác động cố định giữa các năm trong trường hợp dữ liệu nghiên cứu cho mô hình 2, hay nói cách khác, phương pháp Pooled phù hợp hơn phương pháp tác động cố định (FEM) trong trường hợp này.

Như vậy, Phương pháp hồi quy gộp (pooled) là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp khi đưa thêm các biến giả quốc gia để xem xét yếu tố quốc gia có ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp.

Kiểm định phương sai số thay đổi cho mô hình 2 ( phương pháp Pooled) Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM theo phương pháp Breusch & Pagan (1979), kết quả giá trị Chi-Square là 6,324 với giá trị prob = 0,611> = 0,05, vậy giả thuyết H0 không bác bỏ, tức không xảy ra phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

Kiểm định tương quan chuỗi cho mô hình 2 ( phương pháp pooled)

Tiến hành kiểm định tương quan chuỗi cho mô hình theo theo Wooldridge (1989). Kết quả kiểm định Wald của mô hình hồi quy phần dư t theo biến trễ bậc 1 của nó cho thấy giá trị prob ≈ 0.000 < = 0,05, vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là mô hình không xảy ra tương quan chuỗi.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Kiểm Định Các Yếu Tố Tài Chính Quyết Định Việc Nắm Giữ Tiền Mặt (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)