PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
1.4 Thực trạng về vấn đề rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.4.3. Thực trạng về vấn đề quản lý rác thải ở Hà Tĩnh
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Vậy mà thành phốhầu như “bó tay”
trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm.
Từlâu, vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn đã trở thành đề tài nóng bỏng không chỉ trên diễn đàn nhiều hội nghị mà còn tại hầu hết các phường xã ở trong thành phố. Vấn đề này đang ngày càng trởnên bức xúc hơn khi Hà Tĩnh đã có qui hoạch bãi chứa và xử lí rác thải ở các đô thị đến năm 2020 (Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 9/12/2008 của UBND tỉnh) nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện do chưa có kinh phí..
Hà tĩnh là một trong những tỉnh có mô hình hợp tác xã ( HTX) môi trường sớm nhất cả nước và đã được Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường tặng giải thưởng cho 2 đơn vị điển hình là HTX môi trường Thạch Kim, HTX môi trường KỳAnh. Toàn tỉnh có 7 HTX môi trường và 5 tổchức đội vệsinh môi trường phân bố ở hầu hết các huyện cùng với công ty quản lý công trình đô thị tại thành phố Hà Tĩnh, công ty quản lý dịch vụ công trình công cộng đô thị thị xã Hồng Lĩnh.
Đại học Kinh tế Huế
Mặc dù việc quản lý Rác thải sinh hoạt cũng như Rác thải công nghiệp đang được các cấp, các ngành quan tâm, tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, lượng rác ngày càng nhiều, trong khi đó công việc quản lý càng trởnên cần thiết. Lượng Rác thải sinh hoạt do hoạt động sinh hoạt hàng ngày được người dân tự thu gom, đốt, chôn lấp tựnhiên, thậm chí tập kết tại các bãiđất trống gần khu dân cư, đổxuống ao, hồ, sông suối và ven trục đường giao thông hoặc đổ bừa bãiở các nơi công cộng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trườngảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Đối với các nhà máy trong KCN, khoảng 75- 80% Rác thải được thu gom.
Lượng Rác thải tại các nhà máy nhỏlẻ, làng nghềtiểu thủ công nghiệp thu gom, xử lý không đáng kể.
Rác thải y tế đang là vấn đềlo ngại và chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Tại các thị trấn ở các huyện, các bãi rác còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc hơn với hầu hết là các bãi tạm bợ, thậm chí không có tường bao quanh. Một sốbãi rácở địa phương khác có tường bao, song lượng Rác thải được đổ bừa bãi, lấn chiếm ra ngoài tường bao, gây mất mỹ quan, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khỏe con người.
Rác thải y tế nguy hại như các bệnh phẩm, động vật thí nghiệm và các mẫu kim loại, thủy tinh, những chất hữu cơ dính bệnh phẩm lây nhưng chưa đựợc quản lý một cách chặt chẽ.
Vì vậy, việc quản lý Rác thải đang được tiến hành bằng các phương pháp thu gom xửlý tại chỗ như chôn lấp hoặc đốt thủcông.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG 2: TH ỰC TRẠNG THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI
2.1 Một vài nét vềtình hình cơ bản của ThịTrấn PhốChâu 2.1.1 Điều kiện tựnhiên
Vị trí địa lý.
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của huyện Hương Sơn. Có tọa độ địa lý từ 105029’25” đến 105030’42” vĩ độ bắc từ 18030’20”đến 18032’18” kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp xã Sơn Giang và xã Sơn Trung.
- Phía Nam giáp xã Sơn Hàm.
- Phía Đông giáp xã Sơn Phú và xã Sơn Trung.
- Phía Tây giáp xã Sơn Diệm.
Thị trấn có tổng diện tích đất tựnhiên 463,62ha có khoảng 2km đường quốc lộ 8A, có đường mòn HồChí Minh chạy qua với chiều dài khoảng 2,25km.
Về địa hình.
Thị trấn PhốChâu nằmở phía đông của huyện Hương Sơn thuộc đồng bằng của huyện miền núi này. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ với sông ngòi và đồi núi thấp có độcao từ80–100m.
Vềthủy văn.
Thị trấn Phố Châu có sông Ngàn Phố chạy dọc phía bắc thị trấn, chiều dài khoảng 1,5km, đây là hệthống sông chính của huyện. Sông có thủy triều lên xuống hàng ngày,lưu lượng và tốc độdòng chảy tương đối mạnh.
Nhìn chung, thị trấn Phố Châu có những lợi thế cơ bản nằm trên hai trục đường chính là quốc lộ 8A và đường HồChí Minh, gồm các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn như khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, đường quốc lộ 8A chạy qua nối từ trung tâm thị trấn với khu du lịch nước nóng Sơn Kim. Với vị trí địa lý như vậy nên rất thuận lợi cho lưu thông thương mại với các huyện, thị xã, thành phố, các trung tâm kinh tếtrong và ngoại tỉnh.
Tuy nhiên, do năm trong khu vực khí hậu khắc nghiệt, đất đai có độ phì thấp thường bịlụt bão, vùng đồng bằng nhỏhẹp, hạn chếlớn đối với sựphát triển kinh tế xã hội của thị trấn. Cơ cấu kinh tếcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tếcón thấp.
Đại học Kinh tế Huế