Tình hình phát triển các HTXNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXDVNN mỹ lộc hạ, xã an thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2 Tình hình phát triển các HTXNN ở Việt Nam

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta đã hình thành và phát triển hơn 50 năm, kể từ sau tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, việc đưa nông dân vào HTX chỉ thực sự trở thành phong trào rộng lớn từ năm 1958.

Căn cứ vào đường lối, chính sách cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước; căn cứ vào đặc điểm, tính chất, vai trò của các tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn có thể phân chia quá trình hình thành, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1955 – 1988

Thời kỳ 1955 – 1958

Đây là giai đoạn thực hiện thí điểm xây dựng HTXNN sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện Chỉ thị TW (5-1955) việc hình thành tổ đã trở thành phong

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

trào rộng khắp nông thôn. Đến năm 1958, thực hiện chủ trương của Hội nghị lần thứ 8 BCH TW khoá II (8-1958) hầu hết các tỉnh đều tiến hành xây dựng thí điểm HTXNN chủ yếu bằng cách chuyển từ tổ đổi công lên HTX. Trên toàn miền Bắc lúc này đã có 4.832 HTX với 126.082 hộ nông dân tham gia, chiếm 4,74% tổng số nông hộ.

Thời kỳ 1959 – 1960

Đây được coi là giai đoạn thực hiện và hoàn thành cơ bản phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp ở miền Bắc.

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hợp tác hoá với tốc độ nhanh trên toàn miền Bắc (ít chú ý đến những đặc điểm riêng của từng địa phương) êmTrên thực tế, quá trình hợp tác hoá đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi.

Kể từ sau Hội nghị thứ 16 BCH TW (4-1959) hợp tác hoá gần như đồng nhất với tập thể hoá tư liệu sản xuất.

Thời kỳ 1961 – 1975

Đây là giai đoạn củng cố hoàn thiện, đưa HTXNN bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô HTX theo mô hình tập thể hoá. Giai đoạn này phong trào hợp tác hoá đã bộc lộ nhiều nhược điểm, biểu hiện rõ nét là sự không phù hợp của mô hình HTX bậc cao, quy mô lớn với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, trình độ cán bộ quản lý…

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là quá trình củng cố và mở rộng quy mô HTX luôn mâu thuẫn và ngược lại với kết quả thu được trong SXNN, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trước hết sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút.

Tuy nhiên, do điều kiện đất nước có chiến tranh, toàn dân phải dốc sức lực phục vụ mọi nhu cầu chiến đấu giành chiến thắng nên thời kỳ này HTX mang ý nghĩa nổi trội, những mâu thuẫn, bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức, quản lý, phân phối… tạm thời lắng xuống.

Thời kỳ 1976 – 1980

Đây là giai đoạn tiếp tục mở rộng và củng cố HTX gắn với chủ trương xây dựng cấp huyện ở miền Bắc và thực hiện mô hình tập thể hoá ở miền Nam sau giải phóng với mong muốn thúc đẩy nhanh quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Cuối thập niên 70 thế kỉ XX, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

hoảng nghiêm trọng, trước hết là tình trạng khủng hoảng kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

Thời kỳ 1981 – 1988

Đây là giai đoạn thực hiện Chỉ thị 100/CT-TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, trong HTXNN (gọi tắt là khoán sản phẩm). Cơ chế khoán sản phẩm với 3 khâu (gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch) đã phá vỡ một mảng trong mô hình HTX tập thể hoá, tạo điều kiện gắn người lao động với kết quả cuối cùng của sản xuất. Nhờ đó cơ chế khoán đã tạo động lực kích thích chủ động hăng hái sản xuất trong nông dân, có thể nói: “Chỉ thị 100/CT-TW đã mang lại một luồng sinh khí mới cho SXNN”. Giai đoạn 1981 – 1985, được coi là thời kỳ thành công của quá trình thực hiện Chỉ thị 100/CT-TW. Sau đó những hạn chế của chỉ thị ngày càng bộc lộ rõ, đã dẫn đến tình trạng vi phạm lợi ích của người lao động, tỷ lệ vượt khoán ngày càng giảm. Nông dân chán nản trả ruộng khoán ngày càng nhiều.

Thực tế đó đòi hỏi phải có cơ chế quản lý mới đó là logic đưa đến sự ra đời Nghị quyết 10 Bộ Chính trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Giai đoạn 1989 – 1996

Đây là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật nhất trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước. Là giai đoạn tiếp tục thực hiện quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ khi thực hiện Chỉ thị khoán 100. Có thể nói sự thay đổi của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam được kể đến như một thành tựu từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá VI (29/3/1989), đã đề cập đến những quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới HTX và tập đoàn sản xuất. Cùng với việc coi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp nông thôn, đã khơi dậy tính tự chủ, năng động, sáng tạo, gắn bó với đồng ruộng, cây trồng, vật nuôi của người nông dân. Đây là một sự đổi mới có tính bước ngoặt trong nhận thức về cơ chế kinh tế trong nông nghiệp, về vai trò và vị trí khách quan của kinh tế hộ nông dân, quan niệm mới về chế độ kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; là cơ sở khách quan cho sự hình thành và phát triển các hình thức kinh tế

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

hợp tác trong nông nghiệp.

Để tiếp tục thực hiện đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước đã ban hành Luật đất đai năm 1993 cùng với Nghị định số 64/CP của Chính phủ về việc giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài và được hưởng năm quyền: sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế và thế chấp thì tính tự chủ của kinh tế hộ được phát huy một cách cao độ. Hộ xã viên được quyền tự chủ trong SXKD, được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào và tự quyết định bán sản phẩm.

Giai đoạn từ 1996 đến nay

Sau khi ban hành Luật HTX năm 1996, và có hiệu lực từ ngày 1-1-1997, cùng với các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã ra Nghị quyết và có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể. Quá trình triển khai Luật HTX, thực hiện chuyển đổi, xây dựng HTX kiểu mới theo các bước chủ yếu sau đây: Phổ biến và ban hành các văn bản thi hành Luật HTX; thành lập ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, huyện; tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ và nông dân; làm thí điểm và sau đó nhân ra trên diện rộng.

Năm 2001, các HTX chuyển đổi và thành lập mới đã tạo ra giá trị sản lượng đạt khoảng 32,2 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 3,3 triệu lao động, huy động được 6.243 nghìn tỷ đồng dưới dạng vốn góp của xã viên. Hoạt động dịch vụ của HTX chủ yếu sau chuyển đổi gồm có: Thuỷ lợi (94,9%), BVTV (61,9%), thú y (37,7%), giống (41,35%), khuyến nông (47,5%), vật tư (36%), làm đất (14,8%), tiêu thụ sản phẩm (10,3%), chế biến (0,4%), điện (52,2%), dịch vụ khác (3,9%). Sau 5 năm thực hiện luật HTX, tính đến giữa năm 2002 cả nước có 2.569 HTX thành lập mới và 6.384 HTX đã chuyển đổi theo Luật trong tổng số 10.331 HTX.

*Sau khi có Luật HTX năm 2003

Căn cứ Nghị quyết Đai hội IX, Nghị quyết số 13 và Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 5 (khoá IX) về kinh tế tập thể, Luật HTX năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tư số 04/2004/TT-BKH ngày 13/12/2004 về việc hướng dẫn xây dựng phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2006 – 2010. Cùng với việc thực hiện Luật HTX năm 2003, Chính phủ, các ban ngành và địa phương đã có những văn bản chỉ đạo tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, các HTX và HTXDVNN phát triển đúng hướng.

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ sau khi Luật HTX 2003 ra đời số HTX làm ăn có lãi đã tăng lên. Năm 2005 có tới 77% số HTXNN hoạt động có lãi, tăng 8% so với năm 2002. Mức lãi bình quân một HTX là 24,5 triệu đồng. Nhiều HTX có lãi từ 100 – 300 triệu đồng, kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn và tăng trưởng;

tổng giá trị tài sản bình quân một HTX đạt trên 1 tỷ đồng. Hiện vẫn còn tới 42% HTX trung bình và 22 HTX yếu kém.

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXDVNN mỹ lộc hạ, xã an thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)