Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXDVNN mỹ lộc hạ, xã an thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 70)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN NHẰM NÂNG

3.2.8 Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ

Từ quan điểm định hướng chung và qua phân tích hoạt động dịch vụ của HTXDVNN Mỹ Lộc Hạ chúng tôi đề xuất một giải pháp để tăng cường công tác dịch vụ HTX.

Củng cố hoạt động dịch vụ HTX

Để củng cố xây dụng hoạt động dịch vụ của HTX có hiệu quả kinh tế cao. HTX tiến hành xem xét nhu cầu của hộ xã viên, khả năng của HTX để xác định kế hoạch kinh

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

doanh. Bao gồm hiệu quả trực tiếp đối với người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng dịch vụ theo yêu cầu kỹ thuật sản xuất để các hộ xã viên đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí dịch vụ thấp, các khâu dịch vụ HTX cần phân phối lãi hợp lý, thành lập các quỹ của HTX để tái đầu tư SXKD.

Đối với các dịch vụ mà các thành phần kinh tế ngoài HTX đảm nhận tốt hơn thì HTX làm trung gian giữa đơn vị cung ứng và xã viên.

HTX đảm nhận các khâu dịch vụ mà hộ xã viên làm không có hiệu quả. Chẳng hạn như khâu dịch vụ tưới tiêu. HTX cần đầu tư nạo vét các tuyến kênh lưu thông trên cánh đồng để tạo điều kiện đấu úng kịp thời, nhanh chóng trong vụ Đông xuân. Đồng thời hoàn thiện toàn bộ kênh mương bê tông khoanh ô, khoanh vùng, bố trí các trạm bơm hợp lý, tiêu úng nhanh để chống lãng phí khi đấu úng trong vụ Đông Xuân và bơm nước chống hạn trong vụ Hè Thu. Đối với khâu dịch vụ làm đất đây là khâu hết sức vất vả, HTX làm dịch vụ khâu này lãi không cao, có khi còn thua lỗ. Vì vậy muốn đổi mới HTX cần đầu tư, khuyến khích nông dân mua sắm các loại máy cơ giới như máy cày KUBUTA của Nhật và các loại máy nhẹ khác để mục đích thay đổi dứt điểm trong khâu làm đất, luồn lách làm hết diện tích xã viên yêu cầu, đẩy nhanh tốc độ thời vụ, chấm dứt thực trạng “Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Đồng thời giúp đỡ những hộ nông dân khó khăn. Các khâu dịch vụ mà xã viên có khả năng làm được thì HTX không bao biện, gò ép, có như vậy xã viên mới có niềm tin ở HTX.

Để đảm bảo sự công bằng bền vững trong hoạt động dịch vụ của HTX. HTX và xã viên cần thực hiện tốt các cơ chế điều lệ quy định đối với xã viên. HTX cần có hợp đồng từng khâu dịch vụ với xã viên, có sự thanh toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời. Hoạt động dịch vụ phải biết kết hợp được lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và hoạt động kinh doanh dịch vụ, cũng như sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và đảm bảo việc giảm chi phí tăng doanh thu, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng và thu hút được hộ xã viên tham gia.

Muốn vậy, HTX cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, tâm huyết, nhanh nhạy, nắm bắt thị trường nhanh, vận dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế dịch vụ của HTX.

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Cơ sở để xây dựng phương án dịch vụ

- Nhu cầu của xã viên và nông dân trong HTX, với hơn 92% hộ sống bằng nông nghiệp và 60% lao động làm nông nghiệp. Do vậy, nhu cầu sản xuất, nhu cầu phục vụ sản xuất là tất yếu, nông dân luôn cần các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như việc tiêu thụ chế biến sản phẩm.

- Thực trạng kinh tế xã hội của địa phương và HTX NN: Nguồn lực sẵn có ở địa phương như đất đai, tài nguyên, nguồn lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết, trình độ canh tác, năng lực của HTX, ngành nghề truyền thống của địa phương.

- Thị trường: Gồm trong và ngoài HTX như khả năng cung ứng của các đơn vị, khả năng tiếp nhận dịch vụ của hộ xã viên, khả năng cung ứng hàng hoá của xã viên và sức tiêu thụ của thị trường. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, HTX cần có sự tính toán kĩ lưỡng và phán đoán chính xác để có kế hoạch chắc chắn trong sản xuất kinh doanh.

- Năng lực tổ chức quản lý của cán bộ HTX: Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định trong hoạt động SXKD dịch vụ của HTX. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Vai trò của Ban quản trị HTX mà đứng đầu là đồng chí chủ nhiệm. Được thể hiện tương xứng giữa năng lực trình độ quản lý với hiệu quả kinh tế kinh doanh dịch vụ. Cho nên Ban quản trị vừa hoạt động thực tiễn vừa phải nâng cao kiến thức về lý luận, quản lý, kinh tế để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

- Mục tiêu, phương án dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu dịch vụ SXNN, xây dựng và phát triển kinh tế HTX, cải thiện nâng cao đời sống xã viên HTX .

- Biện pháp thực hiện phương án: Căn cứ vào tính chất thời vụ, đặc điểm của từng khâu dịch vụ để áp dụng phù hợp như: Đội sản xuất, tổ nhóm, hộ gia đình hoặc liên doanh liên kết, giải quyết nguồn lực, kiểm tra đôn đốc thực hiện.

- Phương án phân phối dịch vụ: Doanh thu đạt được, lợi nhuận và phân phối các nguồn quỹ HTX, bổ sung nguồn vốn hay phân phối theo cổ phần phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ.

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXDVNN mỹ lộc hạ, xã an thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)