Một vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

Chương II: Thực trạng nghèo đói huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý.

Quảng Điền là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh, cách thành phố Huế 15 km, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16031’00” đến 16039’20” vĩ độ Bắc và 107024’40” đến 107034’50” kinh độ đông.

- Phía Bắc giáp với biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Phong Điền.

- Phía Nam và Đông giáp với huyện Hương Trà.

Diện tích tự nhiên toàn huyện 16.328,64 hécta, dân số năm 2008 là 86.017 và mật độ dân số 527 người/km2.

Huyện lỵ Quảng Điền nằm ở trung tâm huyện, trên giao điểm của hai tuyến tỉnh lộ quan trọnglà tỉnh lộ 4 và tỉnh lộ 11A, có không gian tương đối rộng rãi, với nhiều yếu tố để mở rộng, phát triển thành một đô thị có quy mô lớn cả về kết cấu hạ tầng, dân cư, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ- du lịch.

Là một huyện trọng điểm lúa và lợn của tỉnh lại có phá Tam Giang dài hơn 17 Km với 3.850ha, bao gồm 7 Xã và 1 thị Trấn (xã Quảng Công, xã Quảng Ngạn, xã Quảng Thái, xã Quảng Lợi, xã Quảng Phước, xã Quảng An, Quảng Thành, thị Trấn Sịa). Là vùng hợp lưu của nhiều con sông và cửa biển. Đây là một thế mạnh nổi trội tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa, với những ngành mũi nhọn đặc thù, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho thành phố Huế, các thị trường khác trong nước và khu vực. Tuy nhiên, là một trong những vùng thấp trũng, ít thuận lợi về giao thông đối ngoại, nên bộc lộ một số hạn chế, thách thức nhất định. Điều này đặt ra cho huyện một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải mở rộng liên kết kinh tế trong tỉnh, trong vùng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế của vùng hòa nhập với nền kinh tế chung của huyện, không bị tụt hậu so với toàn tỉnh.

Đại học Kinh tế Huế

2.1.2 Điều kiện tự nhiên.

Khí hậu: Huyện Quảng Điền nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu được chia thành hai mùa tương đối rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm.

Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình năm 24,4oC, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6- 7, nhiệt độ từ 39oC – 40oC; tháng có nhiệt độ thấp nhất của năm là tháng 1 – 2 nhiệt độ từ 9oC-11oC. Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ và không khí là 7,1oC.

Chế độ Mưa- Nắng: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chiếm 78% lượng mưa cả năm; tháng 10, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất đạt 580 –796mm/tháng. Mùa này cũng chính là mùa lũ lụt. tháng 2, tháng 3, tháng 4 ít mưa hơn, lượng mưa trung bình 47- 63%mm/tháng.

Số giờ nắng trung bình năm là 1.894 giờ, tháng 7 là tháng có số giờ nắng nhiều nhất 258,8 giờ tháng 12 có số giờ năng ít nhất 75 giờ. Thời kỳ nắng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9.

Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm 83%. Tháng 9 đến tháng 3 năm sau có độ ẩm tương đối trung bình cao. Lượng bốc hơi bình quân năm 1.000mm.

Các tháng có độ bốc hơi lớn là tháng 5,6,7,8; các tháng có lượng bốc hơi ít là tháng 12, tháng 1,2 năm sau 40,1 – 43,2 mm.

Gió:Các hướng gió chính gió Đông Nam, Tây Nam (mùa hạ), tốc độ gió trung bình 1,3 –1,6 m/s, Tây Bắc và Đông Băc (mùa đông), tốc độ trung bình 1,6- 1,9m/s, khi không khí lạnh tràn về tốc độ gió đạt 17-18m/s.

Bảo lụt: Bảo thường xuyên xảy ra vào tháng 9, tháng 10. Đặc biệt lụt tiểu mãn hàng năm vào tháng 5, tháng 6 gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống của con người trên diện rộng.

Thủy văn:Trên địa bàn toàn huyện có mạng lưới kinh rảnh khá phong phú, đặc biệt có 1 con sông lớn chảy qua đó là sông Bồ, lưu lượng dòng chảy lớn, phù hợp cho việc cung cấp tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của người dân.

Thủy triều: Vùng biển huyện Quảng Điền có chế độ bán nhật triều đều, biên độ giao động nhỏ và ít thay đổi trong năm, bình quân khoảng 50cm.

Đại học Kinh tế Huế

Từ các đặc điểm đó đã tạo cho vùng huyện Quảng Điền có một tính chất hệ sinh thái mặn lợ, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội.

2.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai.

Diện tích đất tự nhiên củaQuảng Điềnlà 16294,75ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 8184,18 ha chiếm tỷ trọng50,23%, đất phi nông nghiệp là 7652,32 ha chiếm46,96%, đất chưa sử dụng là 458,25 ha chiếm 2.81 %.. Tuy nhiên, đất chưa sử dụng vẫn còn 458,25 ha chiếm tỷ trọng 2,81%, nếu có điều kiện thì người dân Quảng Điền sẽ khai thác và phát triển sản xuất góp phần tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình nhằm góp một phần vào phát triển kinh tế Quảng Điền. Với điều kiện của huyện thì sẽ thuận lợi trong việc phát triển trồng các loại hoa màu nhằm nâng cao thu nhập…..

Bảng 1: Diện tích đất đai của huyện Quảng Điền năm 2010

Chỉ tiêu

Năm2010 Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 16294.75 100,00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 8184.18 50.23

- Đất trồng cây hàng năm 5910.32 36.27

- Đất trồng cây lâu năm 79.08 0.49

2. Đất lâm nghiệp 1295.1 7.95

- Đất có rừng sản xuất - -

- Đất có rừng phòng hộ 1295.1 7.95

3. Đất nuôi trồng thủy sản 899.68 5.52

4. Đất phi nông nghiệp 7652.32 46.96

5. Đất chưa sử dụng 458.25 2.81

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2010

Đại học Kinh tế Huế

2.1.3.2 Tình hình dân số và lao động.

Năm 2010, tổng dân số toàn huyện là 81.966 người, trong khi đó dân số của huyện năm 2008 là 86.017. Số lao động của là 39.964 người, trong đó lao động trong nông nghiệp là 19024 người chiếm 47,6. % lực lượng lao động của toàn vùng, nhìn chung lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp, lao động có chuyên mô nghiệp vụ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động nông nghiệp vẫn dư thừa, việc làm thiếu, thu nhập của người dân còn thấp đặc biệt là nông thôn.

Lao động nông nghiệp đã giảm qua các năm, điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, huyện. Số liệu bảng 2. cho thấy, số lượng lao đồng trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2010 so với 2008 đã giảm 2812 lao động.

Mặt dù chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cụ thể là giảm tỷ trọng nông nghiệp để gia tăng công nghiệp và Dịch vụ, song việc chuyển dịch nàyở địa bàn vẫn chưa mạnh và rõ nét. Số lao động trong hai lĩnh vực Dịch vụ và công nghiệp vẫn chưa tăng nhiều.

Bảng2. Tình hình dân số của huyện Quảng Điền thời kỳ 2008-2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010

1. Tổng dân số Người 86.017 83.138 81966

2. Tổng số lao động Người 41200 40120 39964

- Nông nghiệp Người 21836 20461 19024

- Công nghiệp –xây dựng Người 6098 6299 6376

- Dịch vụ- du lịch Người 13266 13366 14564

3. Mật độ dân số Người/km2 527 509 503.02

4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 10.38 10.65 10.78 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2010)

2.1.3.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong những năm qua kinh tế xã hội, sơ sở hạ tầng trên địa bàn đã có bước phát triển đáng kể, tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của vùng. Tổng vốn đầu tư xã hội trong thời kỳ 2006-2009 đạt hơn 500 tỷ đồng.

Trong đó xây dựng cơ bản 371,5 tỷ đồng. (Ngân sách nhà nước 312,9 tỷ đồng, chiếm

Đại học Kinh tế Huế

62,6%; nhân dân và các thành phần kinh tế 163,9 tỷ đồng, chiếm 32,8%; các nguồn viện trợ 23,1 tỷ đồng, chiếm 4,6%).

Các tuyến đường: Quốc lộ 49, tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8 và tỉnh lộ 11A chạy dọc, ngang địa bàn huyện tạo thành trục xương sống, từ đây, các hệ thống đương huyện, đường liên xã, liên thôn đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý với tổng chiều dài khoảng 430 km. Tuy nhiên, do địa hình khá phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều khu vực khác nhau khá phức tạp, vùng đồng bằng địa hình thấp trủng, vùng ven biển bao bọc bởi các đồi cát và mặt nước đã gây nên một số khó khăn nhất định cho giao thông đường bộ, cũng như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. trong mấy năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn của tỉnh, huyện đã tập trung đầu tư cho vùng, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường chính: tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8, tuyến Quảng Thành - Quảng Thọ, Quảng Thọ - Quảng Phước, Thị Trấn - Quảng Lợi...tuy nhiên, so với yêu cầu đảm bảo giao thông, đi lại thông suốt giữa các vùng thì khối lượng giữa các tuyến đường cần được nâng cấp, sữa chữa và xây dựng mới là rất lớn.

Để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện và đồng đều ở các tiểu vùng đòi hỏi phải có hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Thời gian tới bên cạnh việc nâng cấp các tuyến đường đã có, cần phải có kế hoạch xây dựng mới một số tuyến đường ưu tiên cho các vùng thấp trủng, các nội thị các xã vùng cát.

Đường thủy: Đường thủy có một ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống đường giao thông của vùng, huyện, nhất là các xã vùng thấp trũng dọc phá Tam Giang. Hiện nay toàn vùng có 7 thuyền chở khách và 25 thuyền vận chuyển hàng hóa có động cơ, với tổng công suất 525 CV, lưu thông chủ yếu là dọc theo phá Tam Giang.

Thủy lợi: Trong những năm qua với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để khắc phục hậu quả thiên tai, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ở Quảng Điền đã xây dựng được 7 hồ chứa 35 trạm bơm với tổng công suất thiết kế tưới 5.830 ha và tiêu 2166 ha. Nay các hệ thống tưới đãđápứng được 86% nhu cầu của toàn vùng ven phá, hệ thống tiêu mới chỉ đáp ứng được 50% so với yêu cầu đặt ra. Do các nguyên nhân tồn tại sau.

Đại học Kinh tế Huế

- Chưa chủ động được nguồn nước do địa hình khá phức tạp, thời tiết khí hậu khá thất thường, những năm hạn các công trình đều phải ngừng hoạt đồng do thiếu nguồn nước.

- Bên cạnh đó hệ thống các công trình thủy lợi xây dựng chưa được hoàn thiện, chưa có sự đồng bộ hệ thống các công trình đấu nối với hệ thống kênh mương và công trình trên kênh nên chưa phát huy hết năng lực của công trình.

- Do còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý, trùng tu và bảo dưỡng nên công trình ngày một xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu.

- Ngoài ra nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên nhiều vùng có nhu cầu vẫn chưa được xây dựng các công trình kiên cố, nên nhân dân phải sử dụng các trạm bơm dầu nhỏ lẽ để tưới tiêu.

- Hệ thống đê bao nội vùng nhiều nơi bị hư hỏng nặng không có đáp ứng được nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ bảo vệ mùa màng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)