3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
3.2.1. Giải pháp giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, dịch vụ
Lao động trong nông nghiệp nông thôn hiện nay trìnhđộ thấp, chủ yếu là lao động thủ công. Mặt khác với tính chất thời vụ của lao động trong nông nghiệp cùng với diện tích đất
Đại học Kinh tế Huế
đai hạn chế, nhu cầu việc làmở nông thôn là một bức xúc hiện nay. Để giải quyết việt làmở nông thôn theo chúng tôi cần phải có những giải pháp đồng bộ.
Một nền kinh tế thuần nông, thuần ngư không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho một hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.
Huyện Quảng Điền sản xuất nông nghiệp với điều kiện canh tác lạc hậu, ruộng đất bình quân đầu người thấp, lại bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, liên tiếp bị lũ lụt, thiên tai, mất mùa dẫn đến đói kém liên tiếp. Như vậy nếu chỉ sản xuất thuần nông, thuần ngư thì sẽ gặp nhiều rủi ro và khó tránh khỏi trình trạng nghèo đói. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu vừa có tính cấp bách để xóa đói giảm nghèo và mang chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau.
3.2.1.1. Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo.
Trước hết chúng ta phải giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù hợp, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi thích ứng với thời tiết. Khí hậu đất đai và thị trường. Có như vậy chúng ta mới có thể tránh được rủi ro mất mùa hàng loạt.
Xác định ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu: huyện Quảng Điền có chiều dài hơn 17 km với 3.850 ha đất có mặt nước nuôi trồng, là một vùng có tiềm năng to lớn đễ phát triển ngành thuỷ sản. Sản lượng khai thác của ngành thuỷ sản năm 2008 đạt 4.039,5 tấn. Thời gian qua ngành thuỷ sản, đã vàđang góp phần đáng kể cho nền kinh tế của vùng ven phá và của huyện, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động cho nên thuỷ sản là ngành cần được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của vùng và của cả huyện.
Trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu rủi ro chúng ta nên xen canh giữa các vật nuôi với nhau như: kết hợp nuôi tôm với nuôi cá (cá Kình, cá Dìa, cá Nâu…), nuôi tôm với nuôi cua…
Đại học Kinh tế Huế
Chú trọng đầu tư và phát triển nông nghiệp: Các xã: Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An và thị Trấn Sịa tuy là vùng thấp trũng về mùa lũ, hay bị ngập mặn. Nhưng đây chính là trọng điểm lúa không chỉ của vùng ven phá mà còn là của cả huyện, tĩnh. Đất đai bằng phẳng và màu mỡ, năng suất lúa bình quân là từ 60 tạ/ha đến 62 tạ/ha. Vì vậy cần phải được đầu tư cơ sở hạ tầng, các hệ thống giao thông nội đồng, kênh, mương phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu.
Chú trọng đầu tư và chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp: Những nơi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp cần phải chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có năng suất cao hơn như: trồng hoa màu, trồng lạc, sắn, ngô, dưa…hoặc có thể chuyển sang để nuôi trồng thuỷ sản.
Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch & dịch vụ:Được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh đẹp mê hồn về một hệ thống đầm phá Tam Giang và biển Đông. Vì vậy các cấp các ngành cần phải quan tâm, đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ.
3.2.1.2. Lưu ý đến phát triển mô hình VAC.
Đây là hai mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn hiện nay. Kết hợp với việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân : thiếu vốn, thiếu kiến thức, mất trật tự an ninh trong địa bàn sinh sống và nơi cư trú.
3.2.1.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với các mô hình.
- Những hộ có điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, hiện nay trên địa bàn toàn huyện các làng nghề truyền thống phát triển nhỏ lẽ rất nhiều, năng xuất thấp, hiệu quả không cao, giá thành cao, giá bán thấp, chưa có định hướng phát triển thành hàng hóa. Vì vậy khi phát triển cần phải có quy hoạch, mô hình tổ chức sản xuất cụ thể.
- Kết hợp các mô hình vừa làm nông vừa làm nghề khi hết thời vụ, để giải quyết việc làm lúc nhàn rổi.
- Hộ thường xuyên có lao động nông nghiệp, ngư nghiệp và lao động nghề.
3.2.1.4. Chính sách đào tạo lao động về chuyển giao công nghệ.
Tăng cường hoạt động lao động giải quyết việt làm thông qua cung ứng lao động sẵn có của địa phương cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước hết chúng ta cần phải hướng nghiệp và tào tạo nghề cho các con em ở nông thôn là một nhu cầu cần thiết.
Đại học Kinh tế Huế
Nội dung đào tạo
Trước hết là tổ chức rộng rải việc dạynghề cho lao động trong độ tuổi ổn định ở nông thôn, chủ yếu là các nghề sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh cây, con với những tiến bộ mới về công nghệ sinh học, canh tác... về khuến nông, khuyến ngư.
Kết hợp và đào tạo cho lực lượng lao động trẻ các nghề tiểu thủ cộng nghiệp, nghề truyền thống và những nghề mới phục vụ cho công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Cách tổ chức dạy nghề và chuyển giao công nghệ
Khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề chuyển dao kiến thức về công nghệ phù hợp tại các trung tâm giao dịch đào tạo nghề ở địa phương cơ sở, đặc biệt là các lớp cơ động tại xã.
Mở các lớp học của các hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp. Chú ý đến việc phát triển hơn nữa hình thức học nghề từ xa (thông qua hệ thống thông tin đài chúng).
Khuyến khích các hộ trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi biết cách làm giàu từ sản xuất, dịch vụ nhận đỡ đầu hướng dẫn hộ nghèo, đây là hình thức không tốn kém, đem lại hiệu quả do vậy mà động viên được những người giàu hướng dẫn làm ăn cho các hộ nghèo.
Về chính sách
Nhà nước lấy từ nguồn đào tạo hoặc trích từ quỷ xóa đói giảm nghèo ở địa phương, từ các dự án hợp tác quốc tế. Nhà nước có thể cấp học phí cho người nghèo hoặc giảm 50%. Tại văn kiện đại hội VIII đã nghi rõ: “các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo đồng thời hổ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo việc làm và làm việc.
3.2.1.5. Nâng cao vai trò công tác khuyến nông khuyến ngư.
Công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn trong những năm qua đã có nhiều đóng góp và thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hộ gia đình thì hiện nay họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, quyết định những giống cây, con có năng suất cao, phẩm chất tốt để thay thế các loại giống cũ, năng suất thấp, chất lượng kém. Bên cạnh đó là hàng loạt những khó khăn về quy trình kỹ
Đại học Kinh tế Huế
thuật canh tác, về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, về phòng chống bệnh dịch,…do vậy, cần chú trọng thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Cần có chính sách sử dụng các cán bộ khuyến nông có chuyên môn giỏi, đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước...
- Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào khoa học và công nghệ nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Ngoài chính sách chung về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ khoa học và công nghệ đối với các hộ gia đình để tổ chức sản xuất có hiệu quả nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.