Chương II: Thực trạng nghèo đói huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Thực trạng nghèo đói của huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.3. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra
Thực tế cho thấy, cơ cấu sản xuất theo ngành nghề phản ánh khá đầy đủ cơ cấu kinh tế hộ. Để đánh giá thực trạng sản xuất của hộ, chúng tôi đãđiều tra về cơ cấu sản xuất của các hộ trong vùng, kết quả được thể hiện ởbảng 6.
Tổng giá trị sản xuất của những hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo (hộ nghèo 22,256 triệu đồng, hộ không nghèo 45,926 triệu đồng). Trong cơ cấu giá trị sản
Đại học Kinh tế Huế
xuất, hộ nghèo có tỷ trọng sản xuất từ nông nghiệp lớn 65,16%, trong lúc đó với hộ không nghèo thì giá trị sản xuất từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng 47,59%.
Qua tỷ trọng giá trị sản xuất của hai nhóm hộ chúng ta có thể nhận thấy rằng nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của các nhóm hộ gia đìnhở nông thôn huyện Quảng Điền. Trong sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trồng trọt được thể hiện cụ thể (hộ nghèo 64,57%, hộ không nghèo là 61,96%). Ngoài nông nghiệp ra thì nuôi trồng thuỷ sản cũng là ngành quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ gia đình, hộ nghèo có tỷ trọng giá trị nuôi trồng thuỷ sản là 32,99%, hộ không nghèo là 40,36%. Bên cạnh đó thì ngành nghề dịch vụ có xu hướng phát triển và chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của hộ gia đình (hộ nghèo là 1,85%, không nghèo 12,05%). Điều này thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn đãđược nông dân hưởng ứng, nhiều hộ gia đìnhđã phát triển các ngành nghề như: đan lưới, chằm nón và một số nghề thủ công mỹ nghệ khác, dịch vụ…Tuy nhiên đối với hộ nghèo thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo (a)
Hộ không nghèo
(b) So
sánh b/a (%) Giá trị
(1.000đ)
Tỷ trọng
%
Giá trị (1.000đ)
Tỷ trọng
%
1. Sản xuất nông nghiệp 14.501 65.16 21.854 47.59 50.7
a. Trồng trọt 5.137 35.43 8.314 38.04 61.9
Trong đó lúa 4.9 95.39 7.756 93.29 58.3
b. chăn nuôi 9.364 64.57 13.54 61.96 44.6
2. Nuôi trồng đánh bắt
thủy sản 7.343 32.99 18.537 40.36
152.4
3. Sản xuất lâm nghiệp 0 0
Đại học Kinh tế Huế
4. Ngành nghề dịch vụ 412 1.85 5.535 12.05 1243.5 Tổng giá trị sản xuất 22.256 100.00 45.926 100.00 106.4 Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn
vùng 32.119
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011.)
Như đã trình bày ở trên, thu nhập chủ yếu của hộ là ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong sản xuất nông nghiệp thì có chăn nuôi và trồng trọt. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất của hộ nghèo, đồng thời xem xét đến các hạn chế trong tổ chức sản xuất của họ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các ngành sản xuất của hộ gia đình.
- Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt:
Qua bảng 7: cho ta thấy, hiệu quả ngành trồng trọt của nhóm hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo mà tổng giátrị sản xuất, thu nhập hổn hợp được tạo ra bởi ngành trồng trọt của hộ nghèo đều thấp hơn so với hộ không nghèo (hộ nghèo thứ tự là 5.137 nghìn, 1.932 nghìn và hộ không nghèo thứ tự là 8.314 nghìn, 4.768 nghìn). Tuy nhiên để thấy rõ hơn thì chúng ta cần xem mối quan hệ của chúng với chi phí sản xuất.
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí của hộ nghèo là 0,6 lần, hộ không nghèo 0,74 lần. Có nghĩa là hiệu quả thu nhập hổn hợp trên một đồng chi phí sản xuất của hộ không nghèo là cao hơn sovới hộ nghèo là 23,37%.
Bảng7: Hiệu quả của ngành trồng trọt (tính bình quân cho 1 ha)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Hộ nghèo (a)
Hộ không nghèo (b)
So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 5.137 8.314 61.85
Chi phí (C) 1000 đ 3.205 4.768 48.77
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 1.932 3.546 83.54
GO/C Lần 1.60 1.74 8.79
MI/C Lần 0.60 0.74 23.37
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Đại học Kinh tế Huế
Trong trồng trọt thì cây lúa là cây chủ lực hộ nghèo chiếm 95,39%, hộ không nghèo chiếm 93,29%), trong tổng thu nhập từ trồng trọt, còn lại là các giá trị thu nhập từ các cây rau màu, lạc, ngô, khoai…chiếm một phần rất nhỏ, nên chúng tôi chỉ phân tích giá trị sản xuất của cây lúa.
- Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi:
Như đã trình bày ở trên, sản xuất chăn nuôi là ngành có thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân ở Quảng Điền. Với quy mô sản xuất nhỏ tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt, đánh bắt thuỷ hải sản và sinh hoạt là chủ yếu. Bên cạnh đó có một số hộ trước đây có phát triển mô hình chăn nuôi lớn nhưng do ảnh hưởng của nhiều loại dịch bệnh nên thu nhập không ổn định, đồng thời chủ trương không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm. Loại vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của gia đình là chăn nuôi lợn, còn các loại khác chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Bảng8. Năng suất vật nuôi chính của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hộ nghèo (a)
Hộ không nghèo (b)
So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 9.364 13.54 44.60
Chi phí (C) 1000 đ 6.788 10.05 48.06
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 2.576 3.49 35.48
GO/C Lần 1.38 1.35 -2.34
MI/C Lần 0.38 0.35 -8.49
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Số liệu ở bảng 8 cho thấy, bình quân trong năm tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi mang lại cho hộ nghèo là 9,364 triệu và hộ không nghèo là 13,54 triệu. Các chỉ số GO/C, MI/C của hộ nghèo đều cao hơn so với hộ không nghèo được thể hiện tuần tự qua các loại là (hộ nghèo 1,38 lần, 0,38 lần hộ không nghèo là 1,35 lần, 0,35 lần). Chứng tỏ cứ một đồng chi phí bỏ ra trong việc chăn nuôi thì hộ nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này được giải thích là hộ nghèo là hộ ít chi phí đầu tư hơn so với hộ không nghèo, trong chăn nuôi giá trị chi phí đầu tư của hộ không nghèo lơn hon so với hộ nghèo
Đại học Kinh tế Huế
là 48,06%. Vì vậy lợi nhuận của hộ hộ nghèo lớn hơn so với hộ không nghèo, nhưng thu nhập lại thấp hơn vì khả năng quay vòng vốn chậm, thời gian nuôi kéo dài, năng suất thấp. Do đó hình thức chăn nuôi của hộ nghèo là hầu như không bền vững.
- Tình hình sản xuất của ngành nuôi trồng thuỷ sản:
Bên cạnh thu nhập từ trồng trọt thì nuôi trồng thuỷ sản là một phần thu nhập không thể thiếu đối với các hộ gia đình trênđịa bàn huyện.
Qua thực tế điều tra về thu nhập, kết qủa ở bảng 9 cho chúng ta thấy giá trị sản xuất từ nuôi trồng thuỷ sản của hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo cụ thể hộ nghèo là 2,952 triệu và 9,921 triệu trên một ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, xét về hiệu quả giữa thu nhập và chi phí thì hộ không nghèo có hiệu quả thu nhập trên một đồng chi phí bở ra cao hơn so với hộ nghèo là 25,58%. Với điều kiện hạn hẹp như hộ nghèo về vốn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, lao động thì nuôi trồng thuỷ sản là một trong những vấn đề khó khăn. Đây là ngành đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm nhiều, trình độ học vấn cao, và nhiều lao động…thì khi đó hiệu quả kinh tế mới có thể đạt được và đây là ngành đầu tư rất mạo hiểm là do môi trường bị ô nhiễm kéo dài. Ở đây đăt ra một đói hỏi là các cấp các ngành cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường ở khu vực nuôi, giống có chất lượng, vốn cho hộ nghèo…
Bảng9. Năngsuất nuôi trồng thủy sản của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hộ nghèo (a)
Hộ không nghèo (b)
So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 7.343 18.537 152.44
Chi phí (C) 1000 đ 4.391 8.616 96.22
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 2.952 9.921 236.08
GO/C Lần 1.67 2.15 28.65
MI/C Lần 0.67 1.15 71.28
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Tóm lại : Các hộ nghèo ở huyện Quảng Điền chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất thấp, cơ cấu sản xuất tập trung chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi hoặc
Đại học Kinh tế Huế
nuôi trồng đánh bắt thủy sản, các hoạt động ngành nghề chưa thực sự phát triển, các sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp, giải quyết lương thực, thực phẩm trong gia đình là chủ yếu, ít có sản phẩm hàng hóa.